Tiểu Luận Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý Dự án Phát triển giáo dục Trung học Cơ sở

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    Sơ đồ 2.1. Cơ cấu quản lý và thực hiện Dự án. 23
    Hình 2.2. Mô hình quản lý phạm vi dự án. 36
    Bảng 2.3. Dự trù kinh phí. 38
    Bảng 2.4. Kế hoạch tài chính . 39
    Bảng 2.5. Phân bổ khoản vay. 39
    Bảng 2.6. Danh mục các hoạt động tuyển chọn tư vấn. 43
    Bảng 2.7. Các chỉ số đánh giá thực hiện và giám sát dự án. 46
    Bảng 2.8. Mẫu đề xuất báo cáo về “Tỷ lệ phần trăm tiến độ thực hiện dự án”. 48
    Bảng 3.1. Chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đào tạo qua các năm. 62
    Bảng 3.2. Phân tích SWOT của Dự án. 63

    LỜI MỞ ĐẦU​ Trong những năm gần đây, Việt Nam đã, đang và tiếp tục tăng cường công cuộc đổi mới kinh tế trên nhiều lĩnh vực và đạt được những thành tựu đáng kể. Trong kế hoạch phát triển kinh tế 2006 - 2010, nguồn vốn từ các dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được xác định là một nguồn ngoại lực quan trọng. Dự kiến, mức vốn ODA cần giải ngân lến đến 11 tỷ USD. Cùng với sự tăng trưởng về số lượng dự án ODA tại Việt Nam trong thời gian qua, hệ thống văn bản pháp quy liên quan tới quản lý tài chính đối với các dự án này đã được hoàn thiện dần. Công tác quản lý trong các dự án ODA đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việc làm tốt công tác quản lý sẽ tạo sự yên tâm cho các bên có liên quan trong dự án như nhà tài trợ, cơ quản chủ quản, ngân hàng . Đồng thời, cũng là cơ sở phòng tránh, giảm thiểu những hành vi làm trái, những sai sót trong quá trình thực hiện dự án, cả vô tình lẫn hữu ý. Và một hệ thống kiểm soát quản lý được xây dựng tốt và ổn định, từ công tác quản lý tổng thể, quản lý nhân sự cho tới quản lý chi tiêu, mua sắm . có thể xác định một cách nhanh chóng những hoạt động bất thường trong việc thực thi dự án.
    Nhìn từ góc độ tổng thể, sự thành công của mỗi dự án là tập hợp của nhiều yếu tố, nhiều yếu tố là chủ quan và cũng nhiều yếu tố là khách quan. Ðến thời điểm này, Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở (THCS) II của Bộ Giáo dục và Đào tạo – một dự án do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, đã đi gần hết cả chặng đường. Với những gì đã và đang triển khai, kết quả mang lại có thành công nhưng cũng còn một số hạn chế. Những phần việc đã làm không chỉ là mục tiêu cần đạt mà còn là cơ sở và nền tảng để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của dự án trong giai đoạn tiếp theo. Vì thế, việc nghiên cứu công tác quản lý của dự án để từ đó đề ra biện pháp khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm, tiến tới nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án trong thời gian tới là điều đặc biệt cần thiết.
    Với ý nghĩa đó, em muốn tập trung tìm hiểu và phân tích hiện trạng của Dự án Phát triển Giáo dục THCS II, đánh giá hiệu quả của dự án trong thời gian qua để rồi từ đó đề xuất một số biện pháp có thể giúp hoàn thiện công tác quản lý ở dự án này trong thời gian gần sắp tới, giai đoạn 2010 – 2012. Được sự giúp đỡ tận tình của các thành viên Ban điều hành dự án trong suốt thời gian thực tập, em xin lựa chọn đề tài “Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý Dự án Phát triển giáo dục Trung học Cơ sở II (CPCU) – Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn 2010 – 2012” làm đề tài nghiên cứu của mình.
    Bài chuyên đề này gồm 3 phần chính là:
    Ø Chương 1: Tổng - quan về quản lý tài chính dự án.
    Ø Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính Dự án Phát triển giáo dục Trung học Cơ sở II (CPCU) – Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    Ø Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính Dự án CPCU giai đoạn 2010 – 2012.
    Trong đó, chương 1 trình bày những phần lý thuyết có liên quan đến đề tài, là cơ sở căn cứ em đã lựa chọn để áp dụng phân tích và đánh giá tình hình quản lý dự án ở trường hợp dự án là đối tượng nghiên cứu của chuyên đề này. Chương 1 bao gồm các nội dung khái niệm cơ bản về quản lý dự án dự án ODA, những yêu cầu đối với hệ thống quản lý dự án ODA cũng như các nội dung chính của công tác quản lý và cơ cấu, đặc điểm của bộ máy triển khai hoạt động quản lý trong một dự án ODA.
    Chương 2 giới thiệu và phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính ở Dự án Phát triển Giáo dục Trung học Cơ sở II (CPCU) – Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đó là mô tả chung về Dự án, là giới thiệu hệ thống tổ chức bộ máy của Dự án, là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Dự án. Đó cũng là những đặc điểm cơ bản của thực tế mỗi nội dung quản lý trong tổng thể mảng quản lý ở Dự án này. Cuối chương là phần đánh giá những ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý ở Dự án CPCU. Những đánh giá đó sẽ là cơ sở quan trọng cho những giải pháp mà em mạnh dạn đề xuất ở chương 3 tiếp theo.
    Từ các phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Dự án CPCU trong quá trình hoạt động, kết hợp với định hướng hoạt động và phát triển của Dự án trong giai đoạn 2010 – 2012 cũng như là định hướng riêng trong hoàn thiện công tác quản lý dự án trong thời gian này, em xin đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý có thể áp dụng cho Dự án CPCU trong chương 3.
    Em xin được chân thành cảm ơn thầy giáo . đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
     
Đang tải...