Thạc Sĩ Một số giải pháp để phát triển Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh đến 2010 và 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Mở đầu
    Chương I: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của Công ty
    Điện lực TP.Hồ Chí Minh (CTĐLHCM) . 1
    1.1. Giới thiệu tổng quát về Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh . 1
    1.2. Những đặc điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
    ngành điện lực 3
    1.3. Đánh giá thực trạng và phân tích các tồn tại trong sản xuất
    kinh doanh của Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh trong thời
    gian qua 6
    1.3.1. Một số đặc điểm mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của
    Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh . 6
    1.3.1.1. Hệ thống các văn bản pháp lý của chính phủ chi phối hoạt
    động kinh doanh điện hiện nay của công ty Điện lực
    Tp.Hồ Chí Minh 6
    1.3.1.2. Đặc điểm về thị trường, khách hàng của Công ty Điện lực
    Tp.Hồ Chí Minh 8
    1.3.1.3. Bối cảnh hoạt động của Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh10
    1.3.2. Đánh giá thực trạng và phân tích các tồn tại trong sản xuất
    kinh doanh của Công ty CTĐLHCM thời gian qua. 11

    1.3.2.1. Về phương thức tổ chức và hiệu quả sản xuất kinh doanh
    của CTĐLHCM 11
    1.3.2.2. Về công tác kinh doanh điện năng 14
    1.3.2.3. Về kế hoạch sản xuất kinh doanh 18
    1.3.2.4. Về công tác quản lý kỹ thuật và vận hành lưới điện 21
    1.3.2.5. Về công tác đầu tư xây dựng 26

    Chương II: Một số giải pháp phát triển Công ty Điện lực Thành phố
    Hồ Chí Minh đến năm 2010 và 2020 . 29
    2.1. Dự báo nhu cầu phụ tải điện năng đến năm 2010 và 2020 . 29
    2.2. Các mục tiêu phát triển công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh đến
    2010 và 2020. 30
    2.2.1. Cơ sở để xác định mục tiêu 30
    2.2.2. Các mục tiêu . 30
    2.3. Một số giải pháp để phát triển Công ty Điện lực Thành phố
    Hồ Chí Minh đến năm 2010 và 2020 . 31
    2.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
    CTĐLHCM. 31
    2.3.2. Nhóm giải pháp cải tiến công tác kinh doanh điện năng . 37
    2.3.3. Nhóm giải pháp về công tác kế hoạch và kỹ thuật vận hành
    lưới điện 45
    2.3.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư
    xây dựng 47
    2.4. Các kiến nghị .49
    Kết luận .54
    Phụ lục
    Danh mục tài liệu tham khảo


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn.
    Điện năng là một sản phẩm đặc biệt, nó có vai trò rất quan trọng trong sự
    phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân. Hoạt động sản xuất kinh doanh điện
    có 3 khâu chính là sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Các khâu đó có quan hệ
    chặt chẽ với nhau trong việc cung cấp điện trong một địa bàn nhất định. Khâu phân
    phối điện năng là khâu cuối cùng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện
    năng cho sản xuất và sinh hoạt đời sống nhân dân. Đồng thời, khâu phân phối điện
    năng là khâu trực tiếp bán sản phẩm, tạo doanh thu bù đắp lại chi phí của khâu sản
    xuất và truyền tải điện. Vai trò của ngành điện đã được Lê-Nin đề cập trong bản
    đề cương báo cáo sách lược của Đảng cộng sản Nga, trình bày tại Đại hội lần thứ
    III của quốc tế cộng sản, ở mục "Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội và kế hoạch
    điện khí hoá nước Nga". Lênin đã viết: "Một nền đại công nghiệp thích ứng với
    trình độ kỹ thuật hiện đại và có khả năng cải tạo được nông nghiệp, đó là việc điện
    khí hoá toàn nước Nga". Tư tưởng của Lênin đã chỉ rõ tầm quan trọng của ngành
    điện và phải là ngành phát triển trước một bước để thúc đẩy các ngành khác cùng
    phát triển. Với vị trí đó của ngành điện, việc nghiên cứu để phát triển ngành này
    luôn được Đảng, Nhà nước và mọi người cùng quan tâm.
    Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh (CTĐLHCM) là một đơn vị trực thuộc
    Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) được thành lập từ năm 1995, với nhiệm vụ
    quản lý, vận hành và kinh doanh điện năng trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh. Từ ngày
    thành lập đến nay CTĐLHCM đã có những bước phát triển đáng kể về qui mô,
    trình độ kỹ thuật công nghệ và trình độ quản lý, về cơ bản đã cung cấp đủ điện cho
    nền kinh tế và sinh hoạt của nhân dân. Độ tin cậy cung cấp điện và an toàn ngày
    càng cao, uy tín đối với khách hàng dùng điện được cải thiện đáng kể.
    Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 theo đường lối
    của Đảng với mục tiêu là công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, CTĐLHCM
    đang đứng trước những cơ hội phát triển đồng thời đối mặt với nhiều thách thức
    mới. Đường lối kinh tế đổi mới của Tp.Hồ Chí Minh mở ra một thị trường tiềm
    năng có tốc độ phát triển nhu cầu phụ tải điện 10-15%/năm trong suốt giai đoạn
    2000 – 2020. Với khả năng tài chính, trình độ kỹ thuật và uy tín trên thị trường
    CTĐLHCM có khả năng mua các máy móc thiết bị tiên tiến, tiếp cận với các công

    nghệ quản lý hiện đại áp dụng cho ngành điện. Bên cạnh đó CTĐLHCM cũng
    đang gặp nhiều thách thức trước nguy cơ thiếu vốn đầu tư phát triển các công trình
    điện theo tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn V đã được chính phủ phê duyệt tháng
    03/2003. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, cung cách phục vụ của CB-CNV
    ngành điện đối với khách hàng chịu ảnh hưởng nhiều phong cách kinh doanh thời
    bao cấp, độc quyền cũng là những thách thức đối với HMCPC.
    Việc hoạch định các giải pháp để phát triển CTĐLHCM trong thời kỳ từ
    nay đến 2010 và 2020 là một yêu cầu khách quan và cấp thiết. Chính vì thế tôi
    chọn đề tài: "Một số giải pháp để phát triển Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh đến
    2010 và 2020" để làm luận văn tốt nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Xuất phát từ việc phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của HMCPC,
    phân tích các mặt tồn tại từ đó đưa ra một số giải pháp để phát triển Công ty Điện
    lực Tp.Hồ Chí Minh đến năm 2010 và 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Luận văn này nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh
    của CTĐLHCM. Các nội dung nghiên cứu, từ việc phân tích thực trạng, đánh giá
    các điểm mạnh và các tồn tại đều được đề cập trong phạm vi của CTĐLHCM. Số
    liệu thu thập để phân tích được giới hạn từ khi CTĐLHCM được thành lập đến nay,
    tức là từ năm 1995 đến 2003.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Tác giả luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
    sử của chủ nghĩa Mác-Lênin đồng thời sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích
    thống kê, phân tích tình huống, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhà
    quản lý có kinh nghiệm để trình bày luận văn.
    5. Bố cục của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
    của luận văn được kết cấu thành 2 chương, 60 trang, 12 bảng biểu, hình ảnh.
    Chương 1: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của Công ty Điện lực
    Tp.Hồ Chí Minh.
    Chương 2: Một số giải pháp phát triển Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...