Báo Cáo Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả Xuất nhập khẩu tại Công ty Dệt Hải Phòng

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 14/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
    CỦA CÔNG TY DỆT HẢI PHÒNG

    I-/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

    Công ty dệt Hải Phòng là Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thuộc Sở Công nghiệp Hải Phòng quản lý, được thành lập theo quyết định số 61/QĐ/TCCQ ngày 27/1/1988. Công ty đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, góp phần tạo nên công ăn việc làm cho người lao động, cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tăng nguồn tích luỹ ngoại tệ cho đất nước.
    Từ khi thành lập đến nay Công ty đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, quá trình phát triển của Công ty có thể chia thành các giai đoạn sau:
    1-/ Từ năm 1988 đến năm 1991
    Trong những năm này Công ty thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản và sản xuất thử. Có thể nói ngành dệt ở Hải Phòng do không được chú trọng thích đáng trong thời kỳ bao cấp nên khi có quyết định 217/HĐBT chuyển đổi sản xuất của các doanh nghiệp từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh theo phương thức hạch toán lấy thu bù chi cho có lãi, nhiều xí nghiệp, các hợp tác xã dệt thủ công ở Hải Phòng dần dần bị giải thể hoặc phải chuyển đổi ngành nghề. Trên tinh thần của Hiệp định 19/5 giữa Nhà nước Việt Nam với Liên Xô cũ, cùng với việc cần thiết phải khôi phục ngành dệt của Hải Phòng, Uỷ ban nhân dân Thành phố đã ra quyết định số 61/QĐ/TCCQ ngày 27/01/1988 chính thức thành lập xí nghiệp dệt tiền thân của Công ty dệt Hải Phòng ngày nay. Trong những năm này xí nghiệp sản xuất các loại khăn bông xuất khẩu sang thị trường Liên Xô và một số nước Đông Âu, để thực hiện kế hoạch của Nhà nước ta với nước bạn và một phần sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của địa phương mang lại nguồn thu cho thành phố, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Trong giai đoạn này, xí nghiệp tiến hành cải tạo xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thiện cơ cấu quản lý tiếp nhận và đào tạo đội ngũ công nhân, tiếp nhận và lắp đặt hệ thống dây chuyển thiết bị chủ yếu là của Liên Xô với công nghệ dệt khăn theo công nghệ cũ (tẩy nhuộm sau). Tuy nhiên do nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có hạn nên xí nghiệp không đủ điều kiện lắp đặt hoàn chỉnh dây chuyền thiết bị thiếu đồng bộ, có những máy rất lạc hậu như 6 máy se sợi thủ công. Trình độ quản lý và tay nghề của công nhân còn chưa có kinh nghiệm do tập hợp từ các nơi trong thành phố cũng như tỉnh bạn còn nhiều bỡ ngỡ, chưa phát huy được sự năng động sáng tạo trong quản lý và sản xuất.
    Tuy nhiên xí nghiệp cũng đã cố gắn sản xuất được một lượng hàng phục vụ cho việc xuất khẩu sang Liên Xô và một số nước Đông Âu, Thái Lan, Lào, .
    Từ sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (Đông Âu) sụp đổ, nước ta không thực hiện được các hiệp định về mậu dịch với các nước trên, nên cũng mất luôn thị trường truyền thống, xí nghiệp dệt nói riêng cũng rơi vào tình trạng bế tắc không tìm được thị trường sản xuất được mặt hàng có chất lượng cao theo yêu cầu của khách hàng nên dẫn đến hàng sản xuất ra tiêu thụ chậm, bị thua lỗ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...