Tiểu Luận Một số giải pháp để nâng cao chất lượng bộ môn toán ở trường thcs

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần A – LÝ LUẬN CHUNG :
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    1. Lý do lý luận:
    THCS là bậc học đang phổ cập giáo dục nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng CNH, HĐH của đất nước. Cả nước hiện nay đang phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành phổ cập THCS.
    Mục tiêu của giáo dục THCS theo điều 23 luật giáo dục là giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
    Do sự đổi mới trong mục tiêu nội dung giáo dục THCS đòi hỏi phải có những đổi mới về chương trình và phương pháp dạy học bậc THCS.
    Việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và chất lượng bộ môn toán nói riêng trong các nhà trường hiện nay đang là một bài toán nan giải cho các nhà quản lý giáo dục, nhát là các hiệu trưởng có chuyên môn đào tạo lại không phải là môn toán. Bởi lẽ môn toán là một môn học đòi hỏi một quá trình tư duy lô gíc, chặt chẽ, có tính khái quát hoá cao.Môn toán các em học được tốt nó sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc học các môn còn lại của các em thuận lợi hơn rất nhiều.
    - Môn toán là một môn học cơ bản chiếm nhiều thời gian trong việc học của học sinh.
    - Toán học là môi trường để con người tìm tòi, sáng tạo và vận dụng là cơ sở của nhiều ngành khoa học. Nhờ có học toán mà tư duy con người được hình thành và phát triển tốt hơn, nhờ có học toán mà người học sinh được rèn luyện những đức tính: chăm chỉ, cần cù, cẩn thận, chính xác, lô gíc khả năng khái quát, hoá tổng hợp hoá cao.
    - Môn toán có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Một học sinh học giỏi toán khi bước vào đời bao giờ cũng vững vàng hơn, tự tin hơn và hiệu quả hơn.
    - Môn toán trong các nhà trường phổ thông là nền móng cho việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức của các môn học còn lại cũng như tri thức của loài người.
    - Tóm lại việc dạy học toán và việc học toán là một quá trình để hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
    2- Lý luận thực tiễn:
    - Môn toán trong các nhà trường phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 không chỉ là sự quan tâm của các nhà quản lý, các thầy giáo, cô giáo mà còn là sự quan tâm đặc biệt nhiều hơn so với các môn học khác của các bậc phụ huynh học sinh.
    - Thực trạng việc giảng dạy môn toán của các thầy giáo, cô giáo, đó là sự lĩnh hội, tiếp thu kiến thức bộ môn này của học sinh còn đang là một bài toán rất nan giải. Mỗi trường có không ít hơn 20% thầy giáo cô giáo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về môn này ở mức độ trung bình và nếu đánh giá một cách khách quan thì tỷ lệ học sinh đạt trung bình không quá 35% - Một câu hỏi được đặt ra “ Tại sao lại khó vậy?”
    - Hàng năm ngành giáo dục tổ chức thi học sinh giỏi các cấp môn toán, mấy năm gần đây còn thi HSG giải toán bằng máy tính Casio – một sự đầu tư thật thích đáng cho bộ môn này.
    - Thực tiễn cho thấy học sinh nào mà học khá giỏi môn toán thì các môn còn lại kể cả môn văn( trừ các môn năng khiếu: vẽ, nhạc, thể dục) các em đều thể hiện được sự chủ động, tự tin trong việc lĩnh hội tri thức.
    - Chất lượng bộ môn toán hiện nay của các trường THCS nói chung và của trường THCS Phúc Hoà nói riêng còn ở tỷ lệ thấp( dưới 35%).
    - Hàng năm, kỳ thi vào lớp 10 của trường THPT còn không ít điểm kém ở môn toán.
    - Đứng trước các thực trạng về chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn toán ở trường THCS nói chung và ở trường THCS Phúc Hoà nói riêng, với góc độ trách nhiệm là một cán bộ quản lý nhà trường đã thôi thúc tôi phải quan tâm và có trách nhiệm về chất lượng này của môn toán. Và đó cũng là lý do để tôi mạnh dạn viết lên “ Một số giải pháp để nâng cao chất lượng bộ môn toán ở trường THCS”.
    II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
    1-Phản ánh thực trạng về việc dạy học môn toán của giáo viên và việc hoc tập môn toán của học sinh bậc THCS hiện nay.
    2- Phân tích những ưu điểm , những hạn chế của thầy và trò về vấn đề nói trên, từ đó có những giải pháp cụ thể sát thực tế để nâng cao chát lượng dạy và học bộ môn toán hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...