Giáo Trình Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ Phần Thương Mại Đại Lộc sang thị trư

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ Phần Thương Mại Đại Lộc sang thị trường Mỹ


    MỤC LỤC
    Danh mục chữ viết tắt .2
    MỤC LỤC .i
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1.Sự cần thiết chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 2
    5. Kết cấu của đề tài 3
    Chương 1: .4
    1.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 4
    1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu .4
    1.1.2 Đối tượng của xuất khẩu 4
    1.1.3 Hình thức xuất khẩu 4
    1.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting) 4
    1.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting) .5
    1.1.3.3 Xuất khẩu tại chỗ 5
    1.1.3.4. Tái xuất khẩu .5
    1.1.3.5. Gia công quốc tế 6
    1.1.3.6. Xuất khẩu theo nghị định thư 6
    1.1.4 Vai trò của xuất khẩu 6
    1.1.4.1 Đối với quá trình phát triển kinh tế 6
    1.1.4.2 Đối với doanh nghiệp .6
    1.1.5 Khái niệm và vai trò của thị trường xuất khẩu .7
    1.1.5.1 Khái niệm về thị trường xuất khẩu .7
    1.1.5.2 Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu 7
    1.1.6 Quy trình xuất khẩu 7
    1.1.6.1 Xin giấy phép .7
    1.1.6.2. Đôn đốc xin xác nhận thanh toán 8
    1.1.6.3. Chuẩn bị hàng xuất 8
    1.1.6.4. Mua bảo hiểm và thuê vận tải (nếu có) .8
    iv
    1.1.6.5. Làm thủ tục hải quan .9
    1.1.6.6. Giao hàng lên phương tiện vận chuyển .10
    1.1.6.7. Làm thủ tục thanh toán 10
    1.1.6.8. Giải quyết khiếu nại (nếu có) 10
    1.1.7. Một số rào cản thương mại và kỹ thuật đối với hàng may mặc nhập khẩu.10
    1.2 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DỆT MAY VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG HÀNG
    XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY 15
    1.2.1 Đặc điểm ngành dệt may 15
    1.2.2 Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng dệt may 16
    1.2.2.1 Thuế quan .16
    1.2.2.2 Hạn ngạch .16
    1.2.2.3 Trợ cấp xuất khẩu .17
    1.2.2.4 Tỷ giá hối đoái 17
    1.2.2.5 Các chính sách hỗ trợ khác .17
    1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU 18
    1.3.1 Các nhân tố quốc tế 18
    1.3.2. Các nhân tố quốc gia .19
    1.3.3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 20
    Chương 2: .23
    THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MAY MẶC CỦA CÔNG TY SANG THỊ
    TRƯỜNG MỸ .23
    2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI
    LỘC 23
    2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Thương Mại Đại Lộc 23
    2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .23
    2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 25
    2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý .26
    2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức sản xuất .30
    2.1.1.5 Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
    thời gian qua (2009-2011) 34
    2.1.1.6. Phương hướng pháp triển của công tuy trongthời gian tới 39
    2.2 TÌNH HÌNH SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI LỘC
    TRONG THỜI GIAN QUA . 40
    v
    2.2.1. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu . 40
    2.2.2. Nguồn nhân lực 40
    2.2.3. Nguồn vốn và tài sản .44
    2.2.4. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm .52
    2.2.4.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 52
    2.2.4.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu .54
    2.2.5. Hoạt động marketing .56
    2.2.6. Đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước .56
    2.2.7 Khách hàng .58
    2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA
    CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI LỘC SANG MỸ TRONG THỜI
    GIAN 2009-2011 58
    2.3.1 Đặc điểm thị trường và khách hàng Mỹ .58
    2.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu sang thị trườngMỹ .60
    2.2.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng 60
    2.2.2.2. Cơ cấu mặt hàng 62
    2.2.2.3 Hình thức xuất khẩu .63
    2.2.2.4 Dự báo cho những năm tiếp theo .64
    2.2.2.5 Cơ hội và thách thức .64
    2.2.3 Đánh giá kết quả xuất khẩu vào thị trường Mỹ của công ty . Error!
    Bookmark not defined.
    2.2.3.1. Ưu điểm . .
    2.2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân . .
    Chương 3: .71
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA
    CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI ĐẠI LỘC .71
    3.1 GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÔNG TY 71
    3.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm 71
    3.1.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu mở rộng thị trường .71
    3.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực 72
    3.1.4. Tạo nguồn vốn .73
    vi
    3.1.5. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh của
    công ty 74
    3.1.6. Đảm bảo nguồn hàng .75
    3.2. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC 75
    3.2.1. Các chính sách ưu đãi về thuế quan 75
    3.2.2. Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến và
    quảng bá sản phẩm 76
    3.2.3. Các giải pháp về vốn .77
    3.2.4. Phát triển công nghệ 78
    3.2.5. Phát triển các vùng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may 78
    3.2.6. Đào tạo và phát triển nhân lực 79
    KẾT LUẬN 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    1.Sự cần thiết chọn đề tài
    Trong tình hình khó khăn của nền kinh tế thế giới hiện nay như cuộc khủng
    hoảng nợ đang ngày càng trầm trọng ở Châu Âu đang có nguy cơ đẩy thế giới vào
    một đợt suy thoái mới, trong khi Nhật Bản vẫn đang chống chọi với những hậu quả
    của thảm họa động đất sóng thần hồi tháng Ba năm ngoái còn kinh tế Mỹ vẫn chưa
    có dấu hiệu sáng sủa .Tiêu dùng các nước đều giảm mạnh, điều này gay ảnh hưởng
    nghiêm trọng đối với mặt hàng may mặc xuất khẩu củaViệt Nam.
    Tuy mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng may
    mặc của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêngvẫn chủ yếu xuất khẩu qua
    thị trường Mỹ là nhiều nhất.Điển hình như Việt Nam đang xuất khẩu 5,4 tỷ USD
    vào thị trường Mỹ. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ,
    khoảng 100 tỷ USD/năm thì Việt Nam chiếm khoảng trên 5%, là nước đứng thứ 2
    trong số các nước xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này.
    Hiện nay, các công ty Mỹ đã bắt đầu mua vào, mặc dùviệc nhập khẩu vẫn còn
    dè dặt và việc đặt hàng ở đâu, từ ai, là sự chọn lựa của các nhà nhập khẩu Mỹ. Đó là
    xu thế chung, khi giảm tiêu dùng thì người tiêu dùng Mỹ sẽ phải tiết kiệm chi tiêu
    và sức ép về giá cả cũng sẽ mạnh hơn so với trước đây.
    Để tiếp tục giữ được quan hệ và giành được các đơn hàng của các công ty Mỹ,
    doanh nghiệp Việt Nam phải tính toán cần bán sản phẩm gì, giá cả có thể giảm đến
    mức độ nào, phải tăng chất lượng dịch vụ cho các công ty của Mỹ để có thể có được sự
    thiện cảm của các công ty đó, trên cơ sở đó tiếp tục cải thiện xuất khẩu của công ty.
    Trong quá trình thực tập tại công ty TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI LỘC,
    tôi thấy công ty đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác thúc đẩy xuất
    khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên vẫncòn một số tồn tại như: sản
    phẩm chưa đa dạng, công tác quảng bá thương hiệu còn gặp nhiều khó khăn Trước
    đây, đã có một vài nghiên cứu nhằm đẩy mạnh họat động xuất khẩu hàng may mặc
    của công ty nhưng mới chỉ giải quyết được một số vấn đề cơ bản. Nên tôi đưa ra đề
    tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ Phần
    2
    Thương Mại Đại Lộc sang thị trường Mỹ”. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp
    để mở rộng hoạt động và tăng cường hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc
    của công ty.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
     Mục tiêu chung:
    Trên cơ sở nghiên cứu tình hình sản xuất, xuất khẩuhàng may mặc của công ty Cổ
    Phần Thương Mại Đại Lộc sang thị trường Mỹ từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn
    thiện công tác thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sangthị trường Mỹ tại công ty.
     Mục tiêu cụ thể:
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất nhập khẩu tìm hiểu thị
    trường và đặc điểm ngành may mặc.
    - Nghiên cứu thực trạng của công ty khi xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ
    của Công ty Cổ Phần Thương Mại Đại Lộc để tìm ra tồn tại và nguyên nhân của
    những tồn tại đó.
    - Tìm giải pháp để giúp đỡ Công ty vượt khó khăn khi xuất khẩu qua Mỹ và thị
    trường thế giới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
     Đối tượng:
    Đối tượng của đề tài là nghiên cứu thực trạng hoạtđộng đưa một số giải pháp đẩy
    xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ của công ty Cổ Phần Thương Mại
    Đại Lộc.
     Phạm vi nghiên cứu:
    Về không gian: tất cả các thị trường xuất khẩu của công ty: Nhật Bản, EU và đặc
    biệt là thị trường Mỹ.
    Về thời gian: từ năm 2009 đến 2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thống kê và so sánh.
    - Phương pháp chuyên gia và tài liệu công ty cung cấp.
    - Phương pháp tổng hợp và phân tích.
    3
    5. Kết cấu của đề tài
    Đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1:Cơ sở lý thuyết về xuất khẩu
    Nêu lên cơ sở lý luận về xuất khẩu và thị trường xuất khẩu, quy trình xuất
    khẩu để đưa ra những giải pháp hợp lý với đề tài.
    Chương 2:Thực tạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị
    trường Mỹ
    Nêu lên tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh cũng như kim ngạch xuất
    khẩu của công ty.
    Chương 3:Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàngmay
    mặc của công ty
    Đưa ra những giải pháp thích hợp cho công ty.
    4
    Chương 1:
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU
    1.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
    1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
    Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh thu lợi bằng cáchbán sản phẩm hoặc dịch
    vụ ra nước ngoài và sản phẩm hoặc dịch vụ ấy phải được di chuyển ra khỏi biên
    giới của một quốc gia.
    Hoạt động xuất khẩu là một phương thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó
    được hình thành lâu đời và phát triển cho đến giai đoạn hiện nay.
    Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời
    gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng
    năm. Nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốcgia hay nhiều quốc gia. Nó
    diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinhtế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng
    cho đến tư liệu sản xuất máy móc thiết bị và công ngệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt
    động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nước tham gia.
    1.1.2 Đối tượng của xuất khẩu
    Bao gồm 3 đối tượng cơ bản:
    - Người mua: Khách hàng nước ngoài.
    - Người bán: Tổ chức kinh doanh trực tiếp hoặc những cá nhân đơn vị ủy thác xuất
    khẩu.
    - Hàng hóa xuất khẩu.
    1.1.3 Hình thức xuất khẩu
    1.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting)
    Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản
    phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những
    doanh nghiệp có trình độ và quy mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có
    kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh
    nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi
    nhuận cao nếu doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu khách
    5
    hàng Nhưng ngược lại, nếu doanh nghiệp không am hiểu hay không nắm bắt kịp
    thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức
    này cũng không phải là ít.
    1.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting)
    Hình thức xuất khẩu này không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua
    nước ngoài và người sản xuất trong nước. Để bán được sản phẩm của mình ra nước
    ngoài, người sản xuất phải nhờ vào cá nhân hay tổ chức trung gian có chức năng
    xuất khẩu trực tiếp. Với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với
    các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiệnxuất khẩu trực tiếp, chưa quen
    biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập
    khẩu.
    1.1.3.3 Xuất khẩu tại chỗ
    Là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá không quabiên giới quốc gia mà thường
    là xuất khẩu vào khu vực công nghiệp dành riêng chocác công ty kinh doanh, người
    nước ngoài.
    Hình thức này giảm chi phí đáng kể do không mất chi phí thuê phương tiện vận
    tải, thuê bảo hiểm hàng hoá, không chịu chi phí rủiro khác như chính trị, các biến
    động về kinh tế do vậy lợi nhuận sẽ tăng lên.
    1.1.3.4. Tái xuất khẩu
    Là việc xuất khẩu những hàng hoá đã nhập khẩuvào nước mình nhưng chưa
    qua chế biến.
    Các hình thức tái xuất.
    - Tái xuất: Là hình thức mà nước tái xuất nhập hàng về nước mình và xuất sang
    nước khác đã thông qua thông quan xuất khẩu.
    - Chuyển khẩu: Là hình thức mà nước chuyển khẩu chỉ thu tiền từ nước nhập
    khẩu và thanh toán cho nước xuất khẩu còn hàng hoá sẽ xuất khẩu trực tiếp từ nước
    xuất khẩu sang nước nhập khẩu, hay nhập khẩu về củakhẩu của nước mình nhưng
    chưa thông quan đã tiến hành xuất khẩu sang nước khác.
    6
    1.1.3.5. Gia công quốc tế
    Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch trongđó người đặt gia công cung
    cấp nguyên liệu, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, bênnhận gia công tổ chức sản xuất
    sau đó giao lại sản phẩm và được nhận một khoản tiền công tương đương với lượng
    lao động hao phí để làm ra sản phẩm đó, gọi là phí gia công. Gia công quốc tế là
    hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với sản xuất.
    Gia công quốc tế ngày nay là phương thức giao dịch khá phổ biến trong buôn bán
    quốc tế của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi
    dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với
    bên nhận gia công, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân
    dân trong nước và có thể nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình,giúp
    họ phần nào trong công cuộc xây dựng nền công nghiệp dân tộc.
    1.1.3.6. Xuất khẩu theo nghị định thư
    Là hình thức xuất khẩu hàng hoá theo chương trình đã được ký kết theo nghị
    định thư của hai chính phủvà thường là chương trìnhtrả nợ giữa hai chính phủ.
    Hình thức này đảm bảo khả năng thanh toán.
    1.1.4 Vai trò của xuất khẩu
    1.1.4.1 Đối với quá trình phát triển kinh tế
    - Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công cuộc công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    - Xuất khẩu đóng góp vào việc di chuyển cơ cấu kinhtế, thúc đẩy sản xuất
    phát triển.
    - Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải
    thiện đời sống của nhân dân.
    - Xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại
    của nước ta.
    1.1.4.2 Đối với doanh nghiệp
    - Giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
    7
    - Tạo môi trường cạnh tranh để doanh nghiệp luôn phấnđấu nâng cao năng lực
    cạnh tranh của mình.
    - Giúp doanh nghiệp nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài để cải
    thiện sản phẩm sao cho đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
    - Phân tán rủi ro trong kinh doanh do đa dạng hóa thịtrường.
    - Giúp doanh nghiệp tăng cường doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh
    tế xã hội.
    1.1.5 Khái niệm và vai trò của thị trường xuất khẩu
    1.1.5.1 Khái niệm về thị trường xuất khẩu
    Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác
    nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượnghàng hóa mua bán, chất lượng
    hàng hóa và các điều kiện.
    Thị trường xuất khẩu hàng hóa bao gồm cả thị trường xuất khẩu trực tiếp và
    thị trường gián tiếp. Khách hàng không chỉ là nhữngngười mua hàng hóa để sử
    dụng mà cón là trung gian chu chuyển hàng hóa. Đây là những trung gian có thể
    giúp cho những doanh nghiệp không có điều kiện xuấtkhẩu trực tiếp vào một nước
    thứ ba và là những người tìm thấy khả năng thu đượclợi nhuận với những thị
    trường mà người sản xuất không thấy hay không tiếp cận.
    1.1.5.2 Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
    - Thị trường xuất khẩu ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp xuất khẩu.
    - Thị trường xuất khẩu điều tiết, hướng dẫn việc sản xuất kinh doanh các mặt
    hàng xuất khẩu.
    - Thị trường phản chiếu tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    - Thị trường là nơi kiểm nghiệm, đánh giá các kế hoạnh và quyết định của doanh
    nghiệp.
    1.1.6 Quy trình xuất khẩu
    1.1.6.1 Xin giấy phép
    Xuất khẩu mang lại những lợi ích cho các quốc gia nên thường thì các quốc
    gia khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên có một số mặthàng đặc biệt như vũ khí,

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Thị Kim Anh (2009), Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương,
    trường Đại học Nha Trang, Nha Trang
    2. Nguyễn Tấn Bình, Giáo trình quản trị tài chính về phân tích chỉ số tài chính
    của doanh nghiệp, Đại Học Quốc Gia TPHCM.
    3. Lê Văn Đạo (2008) , “ Để ngành dệt may Việt Nam tiếp tục phát triển trong
    thời kỳ hậu hạn ngạch ”, Tạp chí Thương mại (số 3+4+5)
    4. Nguyễn Thị Nga (số 10/2009), “ Về phong cách ăn mặccủa người Mỹ ”, tạp
    chí Châu Mỹ ngày nay.
    5. Võ Đình Quyết (2008), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, trường Đại học
    Nha Trang, Nha Trang.
    83
    6. Lê Thị Hoài Thương, “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
    hang dệt may tại công ty xuất nhập khẩu dệt may –Vinatexime”luận văn tốt nghiệp,
    QTKDQT 41.
    7. Trần Thu Thủy (2011), “Hình thức xuất khẩu của công ty cổ phần thươn mại
    Đại Lộc”luận văn tốt nghiệp, trường kinh tế Đà Nẵng.
    8. Các trang wesb:
    - [email protected].
    - www.vnn.vn
    - www.vnexpress.net
    - www.tintucvietnam.vn.
    - www.vietnameconomy.com.vn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...