Luận Văn Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tv tại công ty điện tử đống đa

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TV TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ ĐỐNG ĐA

    I- Phương hướng phát triển công ty trong những năm tới


    1.Một số định hướng chung của công ty trong những năm tới
    kinh doanh trong nền kinh tế thị trường chịu sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, đặc biệt là những ngành mang lại lợi nhuận cao như điện tử, tin học. Công ty Vietronics Đống Đa đang chịu sự cạnh tranh của các đối thủ rất lớn và có uy tín lâu năm trên thị trường Việt nam như Sony, Panasonics, Philip .Do vậy, phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quyết định sự tồn tại của Công ty trên thị trường Việt nam.
    Đứng trước thực trạng đầy khó khăn, song cũng có nhiều cơ hội để Công ty có khả năng phát triển, trong thời gian tới Công ty cần giữ vững được thị trường truyền thống, bên cạnh đó duy trì và mở rộng thị trường ra một số tỉnh miền núi, trung du, vùng sâu, vùng xa .và thị trường nước ngoài. Hiện nay Công ty mới chỉ xuất sản phẩm ra một số nước như Philipin, Singapore, Mianma, chiếm khoảng 3% tổng doanh thu của Công ty. Đó là một con số khá khiêm tốn, không tương xứng với tiềm năng của Công ty.
    Những định hướng cơ bản của Công ty Vietronics Đống Đa trong những năm tới là:
    - Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường.
    - Thị trường trọng điểm của Công ty là khai thác thị trường bình dân có thu nhập trung bình và thấp.
    - Hoàn thiện dây truyền công nghệ để tiến tới dùng chủ yếu những linh kiện do Công ty gia công, thay thế dần nguyên liệu ngoại.
    - Trong những năm tới Công ty sẽ sản xuất loại TV màn hình 20 và 21” có chất lượng tốt hơn, nhiều chức năng hơn và khối lượng sản phẩm này tung ra thị trường cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
    2.Mục tiêu sản xuất và tiêu thụ của Công ty trong những năm tới.
    Thực thi theo chiến lược “thay thế hàng nhập khẩu” do đại hội Đảng đề ra và lấy đó làm mục tiêu phấn đấu của mình.
    Trên cơ sở kết quả đạt được của những năm qua, với những định hướng mục tiêu cơ bản nói trên, mục tiêu phấn đấu của Công ty trong những năm tiếp theo là:
    - Vẫn giữ tỷ trọng sản xuất loại TV 14” có khối lượng lớn nhất nhưng tỷ trọng giảm dần so với các loại TV khác.
    - Tăng dần khối lượng các loại TV có màn hình lớn 20” và 21” cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong giai đoạn tiếp theo.
    - Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh, các khoản nộp ngân sách nhà nước, tăng cường đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường kinh doanh. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:






    Bảng 7: Một số chỉ tiêu của Công ty trong những năm tới.




    Chỉ tiêu
    Năm 2002Năm 2003
    - Mức tăng trưởng bình quân
    - Tổng doanh thu
    - Nộp ngân sách
    - Sản lượng quy đổi ra chiếc

    Trong đó:
    TV14”,16”
    TV20”,21”
    TV25”,29”
    - Tổng số lao động
    -Thu nhập bình quân đầu người một tháng 20% - 25%
    375 tỷ đồng
    17 tỷ đồng
    122.540 chiếc


    70.240 chiếc
    40.150 chiếc
    12.150 chiếc
    240 người
    100 USD20% - 25%
    457 tỷ đồng
    24 tỷ đồng
    137.850 chiếc


    69.840 chiếc
    50.380 chiếc
    17.990 chiếc
    240 người
    120USD


    Nguồn: Theo số liệu dự báo ở phòng Kế hoạch của Công ty




    II- Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty
    Qua việc phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm và xác định các biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Vietronics Đống Đa trên cơ sở các phương hướng mục tiêu và đánh giá ưu nhược điểm đã trình bày.
    1.Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường
    kinh doanh trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường thì một điều hết sức cần thiết đối với Công ty là công tác nghiên cứu thị trường. Theo F.Bouguezel: “Nghiên cứu thị trường cho phép giảm thật sự rủi ro và khả năng thành công được tăng lên rõ rệt”. Do vậy, công tác nghiên cứu thị trường là cần thiết trong bất kỳ giai đoạn kinh doanh nào. Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để định ra các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ chiến lược đã xác định, Công ty tiến hành lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, chính sách thị trường.
    Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu xác định khả năng bán một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng nào đó trên địa bàn xác định, trên cơ sở nâng cao khả năng cung ứng để thoả mãn các nhu cầu của khách hàng.
    Để công tác nghiên cứu thị trường mang lại hiệu quả cao thì Công ty phải tiến hành nghiên cứu thị trường theo trình tự sau:
    Thứ nhất: Nghiên cứu khái quát thị trường.
    Nghiên cứu khái quát thị trường thực chất là nghiên cứu vĩ mô. Đó là nghiên cứu tổng cầu hàng hoá, tổng cung hàng hoá, giá cả thị trường của hàng hoá, chính sách của Chính phủ về loại hàng hoá mà doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh, đó là cấm hay khuyến khích kinh doanh.
    Nghiên cứu tổng cầu hàng hoá là nghiên cứu tổng khối lượng hàng hoá tiêu dùng thông qua mua sắm hoặc sử dụng với giá cả thị trường trong một khoảng thời gian. Tổng khối lượng hàng hoá chính là quy mô thị trường. Nghiên cứu quy mô thị trường phải nắm bắt được số lượng người tiêu dùng hoặc đơn vị tiêu dùng. Với mặt hàng TV đó là dân cư và thu nhập của họ. Nghiên cứu tổng cầu hàng hoá cũng cần nghiên cứu trên mỗi địa bàn, đặc biệt là thị trường trọng điểm.
    Nghiên cứu tổng cung hàng hoá là nghiên cứu để xác định xem trong một thời gian (ví dụ 1 năm) các đơn vị sản xuất có khả năng cung ứng ra thị trường bao nhiêu, khả năng hàng nhập khẩu bao nhiêu, khả năng dự trù của xã hội là bao nhiêu; giá bán hàng của doanh nghiệp sản xuất, giá nhập khẩu. Nghiên cứu giá cả thị trường phải tìn được chênh lệch giá trên thị trường và giá mua. Có thể ước tính chi phí vận chuyển và nộp thuế để xác định thị trường mua hàng và quyết định khối lượng hàng cần đặt hàng, hàng cần thu mua hoặc nhập khẩu.
    Nghiên cứu chính sách của Chính phủ về loại hàng hoá kinh doanh cho phép kinh doanh tự do, kinh doanh có điều kiện, khuyến khích kinh doanh hoặc cấm kinh doanh. Đó chính là các chính sách thuế, giá các loại dịch vụ có liên quan như cước phí vận tải, giá thuê kho hàng, cửa hàng, đất đai và lãi suất tiền gửi ngân hàng.
    Thứ hai: Nghiên cứu chi tiết thị trường.
    Nghiên cứu chi tiết thị trường thực chất là nghiên cứu đối tượng mua hàng, bán các loại hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh; cơ cấu thị trường hàng hoá và chính sách mua bán của các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn. Nghiên cứu chi tiết thị trường phải trả lời được câu hỏi: Ai mua hàng? mua bao nhiêu? cơ cấu từng loại hàng? mua ở đâu? mua hàng dùng làm gì? đối thủ cạnh tranh?
    Nghiên cứu chi tiết thị trường là phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng về loại hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh, Đối với hàng hoá tiêu dùng, nhu cầu về loại hàng phụ thuộc vào sở thích (thị hiếu), thu nhập, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, tập quán, thói quen, thời tiết khí hậu .
    Khi nghiên cứu chi tiết thị trường doanh nghiệp phải xác định tỷ trọng thị trường doanh nghiệp đạt được, so sánh về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, mẫu mã, màu sắc và các dịch vụ phục vụ khách hàng.
    Việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Vietronics Đống Đa chủ yếu dựa trên những thông tin thu thập trên thị trường và kinh nghiệm thu được qua những năm trước. Từ kết quả nghiên cứu thị trường giúp ban lãnh đạo Công ty đề ra và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Muốn vậy, bộ phận nghiên cứu thị trường phải trả lời được những câu hỏi sau đây:
    - Đâu là thị trường có triển vọng tốt nhất đối với sản phẩm của Công ty?
    - Khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường đó ra sao?
    - Sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh?
    - Công ty cần xử lý những vấn đề gì có liên quan đến và sử dụng những biện pháp nào để tăng cường khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty?
    Muốn giải đáp những vấn đề trên, trước hết về quy mô thị trường Công ty phải dự báo khối lượng khách hàng tiêu thụ, số lượng sản phẩm tiêu thụ, mức giá sản phẩm sau khi tung vào thị trường, doanh số tiêu thụ, thị phần của Công ty. Sau đó phải xác định được thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty, tỷ lệ từng khu vực thị trường đó ra sao? Cuối cùng là sự thay đổi về quy mô và nhu cầu của thị trường trong tương lai.
    Thông qua việc trả lời các câu hỏi trên, bộ phận nghiên cứu thị trường sẽ xác định cụ thể các yếu tố như xác định thị trường mục tiêu và đề ra các quyết định như kế hoạch sản xuất, kế hoạch xuất bán:
    - Căn cứ tình hình thị trường để đánh giá lại nhu cầu, điều chỉnh hợp lý giá bán.
    - Đánh giá xem mức độ chi phí sản xuất có phù hợp và được thị trường chấp nhận hay không. Dựa vào đó để có các biện pháp thích hợp giảm khoản mục có liên quan đến chi phí, nhất là các chi phí về bảo quản, hao hụt .
    - Đối với khu vực thị trường cụ thể, bộ phận nghiên cứu thị trường phải dự báo chính xác được:
    Đối tượng khách hàng cần mua với khối lương bao nhiêu, loại mặt hàng nào.
    Mức giá nào sẽ được thị trường chấp nhận.
    Phương pháp giao hàng và phương pháp thanh toán nào được người mua cho là thích hợp
    Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ nêu trên, Công ty cần có sự cố gắng của bộ phận nghiên cứu thị trường. Những cán bộ được tuyển chọn vào bộ phận này phải là những người có trình độ chuyên môn cao, khả năng phân tích tổng hợp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao. Những cán bộ này cần phải thường xuyên đi khảo sát thị trường, điều tra thu thập thông tin trên thị trường. Tuy nhiên Công ty phải trang bị cho họ những phương tiện kỹ thuật tốt nhằm tạo điều kiện thuận lơị cho họ trong quá trình công tác. Sau mỗi đợt đi khảo sát, nghiên cứu thị trường cần tiến hành hoạt động phân tích đánh giá hiệu quả sơ bộ.
    Từ việc nghiên cứu thị trường và dự báo nhu cầu thị trường một cách chính xác, Công ty sẽ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo sát với thị trường. Điều này sẽ giúp Công ty tránh được sự thụ động trong sản suất kinh doanh, cung cấp đủ, đúng lúc và đồng bộ, cũng như có kế hoạch đối phó với các đối thủ cạnh tranh trong tương lai.


    2.Nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ , đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh.
    Ngày nay, trong xu thế phát triển chung của thời đại, lối sống và nhu cầu của con người ngày càng cao tạo ra sự đa dạng trong nhu cầu, sự đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Nhu cầu về sử dụng TV cũng được đa dạng hoá về mẫu mã, chủng loại và chất lượng. Do vậy, Công ty Vietronics Đống Đa phải cố gắng nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng đòi hỏi chung của thị trường. Điều này đã đặt câu hỏi lớn đối với Công ty: Vậy phải làm gì để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong những năm tới?
    Hiện nay, quy trình công nghệ của Công ty do phía Hàn Quốc cung cấp khá hiện đại và đồng bộ. Nhưng theo quan điểm của một số người tiêu dùng Việt nam thì chất lượng sản phẩm của Công ty còn kém hơn nhiều so với một số hãng lắp ráp TV trong nước như Vietronics Tân Bình, Vietronics Thủ Đức . và các TV nhập ngoại. Do vậy, cải tiến dây truyền công nghệ là rất cần thiết đối với Công ty hiện nay

     
Đang tải...