Luận Văn Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ . 3
    LỜI MỞ ĐẦU 4
    Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI. 6
    1.1 Biển, kinh tế biển và kinh tế hàng hải 6
    1.1.1 Biển và kinh tế biển. 6
    1.1.2 Kinh tế hàng hải và đặc điểm của kinh tế hàng hải 9
    1.1.3 Vai trò của kinh tế hàng hải trong nền kinh tế quốc dân. 13
    1.2 Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải 17
    1.2.1 Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải 17
    1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải 19
    1.2.3 Nội dung của đầu tư phát triển kinh tế hàng hải 20
    1.3 Vài nét về kinh tế hàng hải Việt Nam . 22
    1.3.1 Tiềm năng phát triển kinh tế hàng hải nước ta: 22
    1.3.2 Vài nét về kinh tế hàng hải Việt Nam hiện nay. 26
    1.3.3 Sự cần thiết đầu tư phát triển kinh tế hàng hải: 31
    Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI KHU VỰC HẢI PHÒNG 34
    2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của khu vực Hải Phòng 34
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội khu vực Hải Phòng. 34
    2.1.2 Những điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng tới phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng. 45
    2.1.3 Vị trí, vai trò của Hải Phòng trong chiến lược phát triển kinh tế hàng hải ở nước ta 49
    2.1.4 Sự cần thiết đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng. 50
    2.2 Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng. 50
    2.2.1 Tổng quan hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng 50
    2.2.2 Thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển khu vực Hải Phòng 55
    2.2.3 Thực trạng đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển. 60
    2.2.4 Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống giao thông khu vực cảng. 64
    2.2.5 Thực trạng đầu tư nguồn nhân lực cho ngành hàng hải Hải Phòng. 67
    2.3 Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng. 70
    2.3.1 Thành tựu, những kết quả đạt được. 70
    2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn chế đó. 79
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI KHU VỰC HẢI PHÒNG 83
    3.1. Các quan điểm, định hướng của Đảng và nhà nước đối với việc phát triển kinh tế biển nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng. 83
    3.1.1 Quan điểm 83
    3.1.2 Định hướng. 86
    3.2. Chiến lược biển của khu vực Hải Phòng đến năm 2020. 87
    3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải tại khu vực Hải Phòng 91
    3.4. Một số kiến nghị 101
    KẾT LUẬN 103
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .104


    DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
    Hình 1: Bản đồ Việt Nam 23
    Hình 2: Bản đồ Thành phố Hải Phòng và các vùng phụ cận. 35
    Bảng 1.1: Sản lượng hàng hoá qua các cảng Việt Nam qua các năm 27
    Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh phân theo khu vực. 40
    Bảng 2.2: Cơ cấu GDP của Thành phố Hải Phòng phân theo khu vực (%). 41
    Bảng 2.3: Cơ cấu GDP của thành phố Hải Phòng phân theo thành phần kinh tế. 41
    Bảng 2.4: Dân số và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố Hải Phòng. 44
    Bảng 2.5: Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động của thành phố Hải Phòng 45
    Bảng 2.6: Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố phân theo cấp quản lý. 52
    Bảng 2.7: Vốn đầu tư cho ngành hàng hải Hải Phòng so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội 54
    Bảng 2.8: Số doanh nghiệp đóng và sửa chữa tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 58
    Bảng 2.9: Một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực đóng tàu được cấp phép trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2005 đến nay. 59
    Bảng 2.10: Vốn đầu tư phát triển cảng biển khu vực Hải Phòng. 61
    Bảng 2.11: Một số dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư giai đoạn 2006- 2010. 63
    Bảng 2.12: Đầu tư nâng cấp một số cảng chuyên dụng. 64
    Bảng 2.13: Vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách do địa phương quản lý cho giao thông vận tải thành phố qua các năm 65
    Bảng 2.14: Một số dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư giai đoạn 2006- 2010. 66
    Bảng 2.15: Luồng ra vào cảng Hải Phòng hiện tại 71
    Bảng 2.16: Hệ thống cầu bến tại cảng Hải Phòng. 72
    Bảng 2.17: Trang thiết bị, công nghệ của cảng Hải Phòng. 72
    Bảng 2.18: Hiện trạng hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng. 74
    Bảng 2.19: Số tàu hàng đóng mới trên địa bàn thành phố qua các năm 76
    Bảng 2.20: Giá trị sản xuất công nghiệp sửa chữa tàu thuyền. 76
    Bảng 2.21: Số dự án đóng tàu của một số xưởng đóng tàu lớn tại Hải Phòng. 77
    Bảng 2.22: Thống kê hàng qua cảng khu vực Hải Phòng giai đoạn 2005 – 2008. 78
    Bảng 2.23: Sản lượng hàng hoá thông qua cảng Hải Phòng. 79
    Bảng 2.24: Thống kê hàng container thông qua cảng khu vực Hải Phòng. 79

    LỜI MỞ ĐẦU
    Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của đại dương, các quốc gia có biển đều xây dựng chiến lược hướng ra biển nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của biển phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với hơn 3260 km đường biển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ra Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Trong đó có đoạn: “Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn”. Đây là định hướng chiến lược hoàn chỉnh, đồng thời cũng là quan điểm chỉ đạo rõ ràng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế biển nước ta trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, Cục Hàng hải Việt Nam đã ra quyết định số 107/QĐ-CHHVN ngày 21/2/2008 ban hành Chương trình hành động của Cục HHVN để thực hiện chiến lược đó. Trong thời gian tới, phát triển kinh tế biển nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng sẽ là những nhiệm vụ quan trọng được ưu tiên thực hiện.
    Là thành phố ven biển, cửa ngõ chính ra biển của khu vực miền Bắc, nằm tại vị trí giao lưu của nhiều tuyến đường biển, lại có hệ thống cảng biển từ lâu đời nên Hải Phòng được coi là trung tâm phát triển kinh tế biển quan trọng của quốc gia. Ở đây, các hoạt động kinh tế biển phát triển nhanh chóng và khá đa dạng, bao gồm các lĩnh vực như hàng hải, du lịch biển, khai thác hải sản Trong những hoạt động kinh tế biển đó, kinh tế hàng hải được coi là một thế mạnh của thành phố. Hoạt động kinh tế này đã được người dân ở đây tiến hành từ khá lâu. Tuy nhiên, nó lại không nhận được sự quan tâm thường xuyên của các cơ quan quản lý trong thời gian qua nên những đóng góp của nó là chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố. Sự thiếu quan tâm cho đầu tư đang khiến ngành hàng hải tiến chậm so với các tỉnh thành khác trong nước cũng như các thành phố cảng trên thế giới. Để khắc phục điều này, việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng đầu tư phát triển kinh tế hàng hải của khu vực trong thời gian qua và đề ra một số giải pháp khắc phục cần được tiến hành. Với suy nghĩ như vậy, em quyết định chọn đề tài “Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Em rất mong đề tài này sẽ thể hiện thực trạng của hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải tại khu vực Hải Phòng thời gian qua và từ đó đưa ra những giải pháp hữu ích để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này. Chuyên đề của em bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về đầu tư phát triển kinh tế hàng hải
    Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng
    Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng.

    Trong đề tài của em, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp logíc, phương pháp mô hình hoá được sử dụng nhiều nhất. Về phạm vi của đề tài, em tập trung nghiên cứu kinh tế hàng hải với 3 nội dung chủ yếu là vận tải biển, dịch vụ cảng biển và công nghiệp đóng, sửa chữa tàu. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các anh chị tại phòng Quy Hoạch- Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...