Chuyên Đề Một số giải pháp đẩy mạnh hệ thống phân phối cho ngành xi măng Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thời gian thực hiện: 01/2010


    Ðề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hệ thống phân phối cho ngành xi măng Việt Nam



    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của môn học và đề tài

    Môn học

    Trên thương trường cạnh tranh quyết liệt ngày nay, vấn đế hàng đầu trong kinh doanh của các công ty là duy trì lòng trung thành của khách hàng bằng cách luôn luôn thỏa mãn một cách tốt nhất những nhu cầu của họ. Và với vai trò là một người làm marketing, thì chúng ta cần phải biết khi nào thì tranh thủ thị trường lớn và khi nào thì tranh thủ những lỗ hỏng trên thị trường, khi nào cần tung ra những nhãn hiệu mới và khi nào cần mở rộng những tên nhãn hiệu hiện có, khi nào thì đẩy và khi nào thì kéo các sản phẩm của mình qua hệ thống phân phối, khi nào thì bảo vệ thị trường nội địa và khi nào thì tích cực xâm nhập vào các thị trường nước ngoài, khi nào thì tăng lên lợi ích trong các bản chào hàng và khi nào thì giảm giá, khi nào thì tăng, và khi nào thì giảm bớt ngân sách của mình giành cho lực lượng bán hàng, quảng cáo và các công cụ marketing khác, .và vô vàng những câu hỏi, vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị marketing. Môn học quản trị marketing sẽ giúp các nhà làm marketing giải quyết tốt những công việc trên. Và môn học quản trị marketing đã được đưa vào giảng dạy cho sinh viên thuộc khối ngành kinh tế trong các trường đại học, điều này thật sự cần thiết bởi vì ngoài những hiểu biết cơ bản ở các môn marketing căn bản, nghiên cứu marketing, môn học này giúp sinh viên hiểu sâu hơn về marketing để từ đó có thể vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn.

    Đề tài

    Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đã trải qua lịch sử trên 100 năm hình thành và phát triển, cùng với những biến cố thăng trầm của đất nước, đến nay những người làm xi măng có thể tự hào về sự phát triển vượt bậc về mọi mặt. Với tốc độ phát triển kinh tế tương đối nhanh và ổn định, cầu xi măng cũng sẽ tăng nhanh bởi vì nó góp phần đáp ứng được nhu cầu của con người: xây dựng nhà ở, công trình, đường xá, cầu cảng, và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Có thể nói ngành xi măng Việt Nam đã thực sự đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế, với tỷ trọng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% - 12% GDP. Chính phủ cũng đã xác định xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế. Là ngành công nghiệp trọng điểm, trong sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Bên cạnh đó cũng đối diện với muôn vàng thách thức trước yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

    Xuất phát từ những nguyên nhân trên, em đã lựa chọn nghiên cứu chuyên đề môn học Quản trị marketing để từ đó ứng dụng vào thực tiễn đưa ra “Một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh hệ thống phân phối cho ngành xi măng Việt Nam” nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu sau:

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu những lý luận cơ bản về môn học Quản trị marketing, tính cấp thiết của môn học, những nhận xét đánh giá về môn học và ứng dụng vào thực tiễn.

    Nghiên cứu về thực trạng ngành xi măng Việt Nam, chỉ ra những ưu nhược điểm

    Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hệ thống phân phối cho ngành xi măng nước ta từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của chúng đối với các sản phẩm nước ngoài tràn ngập vào Việt Nam cũng như khả năng cạnh tranh của chúng trên thương trường quốc tế.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    a. Đối tượng

    Tập trung nghiên cứu môn học Quản trị marketing và nghiên cứu về thực trạng ngành công nghiệp xi măng Việt Nam, phân tích, đánh giá và từ đó đưa ra những giải pháp phát triển hệ thống phân phối xi măng hoàn thiện hơn.

    Phạm vi

    - Nghiên cứu tổng quan thực trạng ngành công nghiệp xi măng Việt Nam

    - Nghiên cứu hệ thống kênh phân phối xi măng

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Sử dụng phương pháp tổng hợp thống kê và so sánh, đối chiếu, khái quát hoá, tổng hợp và đánh giá trên cơ sở sử dụng số liệu thống kê và tư liệu của ngành xây dựng.

    5. Kết cấu

    Chuyên đề môn học: “Quản trị marketing”

    Tên đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh hệ thống phân phối của ngành xi măng Việt Nam”

    Ngoài phần Mở Đầu và Kết Luận, chuyên đề gồm có 3 chương:

    Chương 1: Tổng quan về môn học Quản trị marketing

    Chương 2: Một số giải pháp đẩy mạnh hệ thống phân phối cho ngành xi măng Việt Nam

    Chương 3: Nhận xét, đánh giá môn học
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...