Tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công cho người lao động tại các Khu công nghiệp

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công cho người lao động tại các Khu công nghiệp

    Chương I : Vai tṛ của cung ứng dịch vụ công đối với việc cải thiện đời sống người lao động ở các Khu công nghiệp

    1, Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ công
    1. 1. Quan niệm và phân loại dịch vụ công
    Dịch vụ công (từ tiếng Anh là “public service”) có quan hệ chặt chẽ với phạm trù hàng hóa công cộng. Theo ư nghĩa kinh tế học, hàng hóa công cộng có một số đặc tính cơ bản như:
    1. Là loại hàng hóa mà khi đă được tạo ra th́ khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc sử dụng nó;
    2. Việc tiêu dùng của người này không làm giảm lượng tiêu dùng của ngườikhỏc;
    3. Không thể vứt bỏ được, tức là ngay khi không được tiêu dùng th́ hàng hóa công cộng vẫn tồn tại. Nói một cách giản đơn, th́ những hàng hóa nào thỏa măn cả ba đặc tính trên được gọi là hàng hóa công cộng thuần túy, và những hàng hóa nào không thỏa măn cả ba đặc tính trên được gọi là hàng hóa công cộng không thuần túy.
    Khái niệm “dịch vụ cụng” được sử dụng phổ biến rộng răi ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Theo quan niệm của nhiều nước, dịch vụ cụng luụn gắn với vai tṛ của nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ này.
    Từ giác độ chủ thể quản lư nhà nước, các nhà nghiên cứu hành chính cho
    rằng dịch vụ công là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi
    chức năng quản lư hành chính nhà nước và đảm bảo cung ứng các hàng hóa công
    cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xă hội. Cách hiểu này nhấn mạnh vai tṛ
    và trách nhiệm của nhà nước đối với những hoạt động cung cấp hàng hóa công
    cộng. Cách tiếp cận khác xuất phát từ đối tượng được hưởng hàng hóa công cộng
    cho rằng đặc trưng chủ yếu của dịch vụ công là hoạt động đáp ứng nhu cầu thiết yếu
    của xă hội và cộng đồng, c̣n việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc
    tư nhân đảm nhiệm. Từ điển Petit Larousse của Pháp xuất bản năm 1992 đă định
    nghĩa: “dịch vụ công là hoạt động v́ lợi ích chung, do cơ quan nhà nước hoặc tư
    nhân đảm nhiệm”.
    Khái niệm và phạm vi dịch vụ cụng cú sự biến đổi tùy thuộc vào bối cảnh
    của mỗi quốc gia. Chẳng hạn, ở Canada, có tới 34 loại hoạt động được coi là dịch vụcông, từ quốc pḥng, an ninh, pháp chế, đến các chính sách kinh tế- xă hội (tạo việc làm, quy hoạch, bảo vệ môi trường, và các hoạt động y tế, giáo dục, văn hoá, bảo hiểm xă hội, ). Trong khi đó, Pháp và Italia đều quan niệm dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân do các cơ quan nhà nước đảm nhiệm hoặc do các tổ chức tư nhân thực hiện theo những tiêu chuẩn, quy định của nhà nước. Tuy vậy, ở mỗi nước lại có nhận thức khác nhau về phạm vi của dịch vụ công. Ở Pháp, khái niệm dịch vụ công được hiểu rộng, bao gồm không chỉ các hoạt động phục vụ nhu cầu về tinh thần và sức khoẻ của người dân (như giáo dục, văn hoá, y tế, thể thao , thường được gọi là hoạt động sự nghiệp), các hoạt động phục vụ đời sống dân cư mang tính công nghiệp (điện, nước, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường, thường được gọi là hoạt động công ích), hay các dịch vụ hành chớnh công, bao gồm hoạt động của cơ quan hành chính về cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch, mà cả hoạt động thuế vụ, trật tự, an ninh, quốc phũng ; cũn ở Italia dịch vụ công được giới hạn chủ yếu ở hoạt động sự nghiệp (y tế, giáo dục) và hoạt động kinh tế công ích (điện, nước sạch, vệ sinh môi trường) và các hoạt động cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch do cơ quan hành chính thực hiện.
    Trong thực tế ở Việt Nam, khái niệm dịch vụ công được hiểu theo nghĩa hẹp hơn so vớiquốc tế; tức là không bao gồm các chức năng công quyền, như lập pháp, hành pháp,tư pháp, an ninh, quốc pḥng, ngoại giao . Xét về phạm vi th́ khái niệm dịch vụ côngtheo nghĩa rộng mà quốc tế thường dùng bao gồm hầu như toàn bộ khu vực hành chính - sự nghiệp (theo cách gọi thông dụng ở Vịờt Nam). C̣n khái niệm dịch vụ công theo nghĩa hẹp mà Việt Nam đang dùng th́ có phạm vi gần trùng với khu vực sự nghiệp cộng với những dịch vụ hành chính công.
    Có thể thấy rằng khái niệm và phạm vi các dịch vụ công cho dù được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, chúng đều có tính chất chung là nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu của xă hội, của cộng đồng dân cư và nhà nước có trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ này cho xă hội. Ngay cả khi nhà nước chuyển giao một phần việc cung ứng dịch vụ công cho khu vực tư nhân th́ nhà nước vẫn có vai tṛ điều tiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các bất cập của thị trường.
    Từ những tính chất trên đây, dịch vụ công có thể được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xă hội, v́ lợi ích chung của cộng đồng, của xă hội, do nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện.
    + Phạm vi dịch vụ công: Phạm vi các dịch vụ công biến đổi tuỳ thuộc thể chế của từngnước, ở từng thời kỳ liên quan đến mức sống của người dân tương ứng với tŕnh độphát triển kinh tế. Chính v́ vậy, áp đặt một chuẩn mực chung cứng nhắc cho mọi nướclà điều không thể. Có những nước quan niệm phạm vi dịch vụ công rất rộng, theo đó toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước đều được coi là dịch vụ công. Chẳng hạn, ởCanađa có tới 34 loại hoạt động được coi là dịch vu công, từ quốc pḥng, an ninh, phápchế, đến các chính sách kinh tế- xă hội (tạo việc làm, quy hoạch, bảo vệ môi trường, vàcác hoạt động y tế, giáo dục, văn hoá, bảo hiểm xă hội, ). Tương tự như vậy,ThuỵĐiển phân cấp rơ những dịch vụ công mà từng cấp chính quyền phải đảm nhiệm,trong đó đặc biệt chú ư các dịch vụ công về phúc lợi công cộng hoàn toàn miễn phí (nhưbảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp xă hội, ). Nh́n chung, các nước đều đặc biệt coi trọngcác hoạt động chăm sóc y tế và giáo dục đào tạo.
    Việc bao quát phạm vi rất rộng về dịch vụ công như trên là xu thế phát triển chung về lâu dài, song trước mắt chỉ phù hợp với những nước cú trỡnh độ phát triển cao. Đối với nhómnước c̣n đang ở tŕnh độ phát triển thấp như Việt Nam, chúng ta nên tập trung nhiều hơn vào chức năng phục vụ xă hội của nhà nước. Từ đó, làm hẹp hơn phạm vi dịch vụ công,tập trung vào các lợi ích chung cấp thiết nhất của người dân, đảm bảo cuộc sống ổnđịnh và an toàn. Điều quan trọng là chúng ta phải sớm tách hoạt động dịch vụ công (lâunay gọi là hoạt động sự nghiệp) ra khỏi hoạt động hành chính công quyền như chủtrương của Chính phủ đă đề ra, nhằm xoá bỏ cơ chế bao cấp, giảm tải cho bộ máy nhànước, khai thác mọi nguồn lực tiềm tàng trong xă hội, và nâng cao chất lượng của dịchvụ công phục vụ người dân.
    + Các loại dịch vụ công: Cần thiết phải có sự phân loại đúng đắn các h́nh thức dịch vụ công để h́nh thành cơ chế quản lư phù hợp. Thí dụ, đối với các loại h́nh dịch vụ công quan trọng nhất, thiết yếu nhất như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, xúa đúi giảm nghốo , nhà nước có trách nhiệm dành cho chúng những nguồn lực ưu tiên. Dịch vụ công có thểphân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, xét theo tính chất của dịch vụ, hoặc theo cách́nh thức dịch vụ cụ thể, Thí dụ, xét theo tiêu chí chủ thể cung ứng, dịch vụ công được chia thành ba loại, như sau:
    - Dịch vụ công do cơ quan nhà nước trực tiếp cung cấp: Đó là những dịch vụ công cộng cơ bản do các cơ quan của nhà nước cung cấp. Thí dụ, an ninh, giáo dục phổ thông, chăm sóc y tế công cộng, bảo trợ xă hội,
    -Dịch vụ công do các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân cung cấp, gồm những dịch vụ mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp, nhưng không trực tiếp thực hiện mà uỷ nhiệm cho tổ chức phi chính phủ và tư nhân thực hiện, dưới sự đôn đốc, giám sát của nhà nước. Thí dụ, các công tŕnh công cộng do chính phủ gọi thầu có thể do các công ty tư nhân đấu thầu xây dựng.
    - Dịch vụ công do tổ chức nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tư nhân phối hợp thực hiện . Loại h́nh cung ứng dịch vụ này ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nước. Như ở Trung quốc, việc thiết lập hệ thống bảo vệ trật tự ở các khu dân cư là do cơ quan công an, tổ chức dịch vụ khu phố và ủy ban khu phố phối hợp thực hiện.
    Dựa vào tính chất và tác dụng của dịch vụ được cung ứng, có thể chia dịch vụ công thành các loại như sau:
    - Dịch vụ hành chính công: Đây là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lư nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Do vậy, cho đến nay, đối tượng cung ứng duy nhất các dịch vụ công này là cơ quan công quyền hay các cơ quan do nhà nước thành lập được ủy quyền thực hiện cung ứng dịch vụ hành chớnhcụng. Đây là một phần trong chức năng quản lư nhà nước. Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng kư, công chứng, thị thực, hộ tịch, (Ở một số nước, dịch vụ hành chớnh công được coi là một loại hoạt động riờng, khụng nằm trong phạm vi dịch vụ công. Ở nước ta, một số nhà nghiên cứu cũng có quan điểm như vậy). Người dân được hưởng những dịch vụ này không theo quan hệ cung cầu, ngang giá trên thị trường, mà thông qua việc đóng lệ phí hoặc phí cho các cơ quan hành chính nhà nước. Phần lệ phí này mang tính chất hỗ trợ cho ngân sách nhà nước.
    - Dịch vụ sự nghiệp công: Bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xă hội thiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khoẻ, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xă hội, ( Sự nghiệp là một từ gốc Trung quốc, được dùng theo nhiều nghĩa. Theo nghĩa hẹp, từ ‘sự nghiệp” dùng để chỉ những hoạt động chuyên môn nhằm đáp ứng những nhu cầu của xă hội và cá nhân con người, chủ yếu là về những lĩnh vực liên quan đến sự phát triển con người về văn hoá, tinh thần và thể chất). Xu hướng chung hiện nay trên thế giới là nhà nước chỉ thực hiện những dịch vụ công nào mà xă hội không thể làm được hoặc không muốn làm, nên nhà nước đă chuyển giao một phần việc cung ứng loại dịch vụ công này cho khu vực tư nhân và các tổ chức xă hội.
    - Dịch vụ công ích: Là các hoạt động cung cấp các hàng hoá, dịch vụ cơ bản,thiết yếu cho người dân và cộng đồng như : vệ sinh môi trường, xử lư rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phũngchống thiờn tai chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện . Có một số hoạt động ở địa bàn cơ sở do khu vực tư nhân đứng ra đảm nhiệm như vệ sinh môi trường, thu gom vận chuyển rác thải ở một số đô thị nhỏ, cung ứng nước sạch ở một số vựng nụng thụn
    Tuy nhiên các nhà quản lư đô thị lại có định nghĩa khác về dịch vụ công cộng như sau:
    Dịch vụ công cộng là từ thường được dùng để chỉ các dịch vụ mà chính phủ cung ứng cho các công dân của ḿnh, có thể là trực tiếp thông qua khu vực công hay là cấp tài chính cho khu vực tư nhân cung ứng. Từ này kết hợp với một sự đồng thuận xă hội rằng một số dịch vụ trong đó phải đến được với tất cả mọi người, bất kể thu nhập bao nhiêu. Cho dù dịch vụ công cộng không phải do chính phủ cung ứng hay cấp tài chính đi nữa nhưng vỡ cỏc lư do xă hội và chính trị mà chúng vẫn có khuôn khổ pháp lư khác với phần lớn các ngành kinh tế khỏc và chỳng có thể gắn với quyền cơ bản của con người (như quyền được cấp nước).
    Tại các nước phát triển hiện đại, dịch vụ công cộng thường bao gồm (theo Wikipedia)[1]:
    1. Truyền thanh, truyền h́nh 9. Vận tải công cộng
    2. Giáo dục 10. Nhà ở xă hội
    3. Cấp điện 11. Viễn thông
    4. Cứu hoả 12. Quy hoạch đô thị
    5. Cấp khí đốt 13. Quản lư rác
    6. Y tế 14. Cấp nước
    7. Quân sự 15. Thư viện, lưu trữ
    8. Cảnh sát 16. Dịch vụ xă hội
    Trong số các dịch vụ công cộng trong đô thị, có những dịch vụ cơ bản gọi là dịch vụ thị chính (municipal services), bao gồm vệ sinh ( nước thải, rác), cấp nước, đường phố (streets),trường học, thanh tra thực phẩm, một số dịch vụ y tế và vận tải, cấp điện, khí đốt, chiếu sáng công cộng và truyền hỡnhv. v.
    1. 2. Các đặc điểm chính cuả dịch vụ công
    - Dịch vụ công có tính xă hội, với mục tiêu chính là phục vụ lợi ích cộng đồng, bảođảm công bằng và ổn định xă hội. Từ đó có thể thấy tính kinh tế, lợi nhuận không phải là điều kiện tiên quyết chi phối hoạt động dịch vụ công.
    - Dịch vụ công phục vụ yêu cầu của tất cả công dân, không phân biệt giai cấp, địavị xă hội và mang tính quần chúng rộng răi. Mọi người dân đều có quyền ngang nhautrong việc tiếp cận các dịch vụ công với tư cách là đối tượng phục vụ của nhà nước.
    - Dịch vụ công cung ứng loại “hàng húa” không phải b́nh thường mà là hàng hóa đặcbiệt do nhà nước cung ứng hoặc ủy nhiệm cho tổ chức, cá nhân thực hiện, đáp ứng nhucầu toàn xă hội, bất kể các sản phẩm được tạo ra có h́nh thái hiện vật hay phi hiện vật.
    - Việc trao đổi dịch vụ công không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ. Thôngthường, người sử dụng dịch vụ công không trực tiếp trả tiền, hay đúng hơn là đă trả tiềndưới h́nh thức đóng thuế vào ngân sách nhà nước. Cũng có những dịch vụ công màngười sử dụng vẫn phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí; song nhà nước vẫn có tráchnhiệm đảm bảo cung ứng các dịch vụ này không nhằm mục tiêu lợi nhuận.
    Với những đặc điểm như vậy của dịch vụ công, chúng ta thấy rằng cung ứng loại dịch vụ này một cách có hiệu quả không phải là một vấn đềđơn giản. Nhà nước phải xác địnhrơ loại dịch vụ nào nhà nước cần giữ vai tṛ cung ứng chủ đạo, loại dịch vụ nào cầnchuyển giao cho khu vực tư nhân và các tổ chức xă hội, loại dịch vụ nào nhà nước vàkhu vực tư nhân có thể phối hợp cung ứng và vai tṛ điều tiết, quản lư của nhà nước về vấn đề này như thế nào. Kinh nghiệm của nhiều nước những năm qua cho thấy rằng, trong cung ứng dịch vụ công, nhà nước chỉ trực tiếp thực hiện những dịch vụ công nàomà xă hội không thể làm được và không muốn làm. Nếu nhà nước không chuyển giaoviệc cung ứng dịch vụ công ở các lĩnh vực thích hợp cho khu vực phi nhà nước và cảicách việc cung ứng dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, th́ hiệu quả cung ứng dịchvụ công về tổng thể sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân vàsự phát triển chung của toàn xă hội.
    1. 3. Nguyên tắc cung ứng dịch vụ công
    Việc cung ứng các dịch vụ công được tiến hành theo những nguyên tắc sau đây:
    -Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm việc cung ứng các dịch vụ công cho xă hội : Do các tính chất đặc thù của dịch vụ công như trờn,nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cung ứng dịch vụ công cho xă hội. Bảo đảm cung ứng ở đây nghĩa là nhà nước có thể trực tiếp đứng ra cung ứng hoặc uỷ quyền cho các tổ chức hay cá nhân cung ứng ,song nhà nước có biện pháp kiểm tra và duy tŕ việc cung ứng đó theo đúng yêu cầu đề ra.
    -Nhà nước đảm bảo cung ứng đều đặn các dịch vụ công nhằm duy tŕ đời sống b́nh thường của người dân. Như trên đó nờu,dịch vụ công nhằm phục vụ các nhu cầu tối cần thiết của xă hội,bảo đảm cho cuộc sống diễn ra b́nh thường và an toàn. Nếu một loại dịch vụ công bất kỳ nào đó bị ngừng cung ứng trong một thời gian,thỡ sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động và sinh hoạt của các tổ chức và công dân. V́ vậy,nhà nước có trách nhiệm duy tŕ sự cung ứng đều đặn và đầy đủ các dịch vụ công cho xă hội. Đương nhiờn,mức độ cung ứng đầy đủ các dịch vụ công đến đâu là tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và năng lực quản lư của nhà nước.
    -Mọi người dân có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong việc hưởng thụ các dịch vụ công. Sự hưởng thụ các dịch vụ công là do nhà nước cung cấp,bất luận ở lĩnh vực nào đều theo nguyên tắc bỡnh đẳng,cụng bằng xă hội. Các dịch vụ công là những hang hoá công cộng xét theo nghĩa rộng,cú nghĩa là khó có thể loạ trừ ai ra khỏi việc tiêu dùng hàng hoỏ đú và việc một cá nhân tiêu dùng nó không ảnh hưởng đến sự tiêu dùng của cá nhân khác. Ngay cả những hàng hoá công cộng có tính cá nhân cũng là những hàng hoỏ khụng nhằm mục tiêu lợi nhuận và nhà nước có nghĩa vụ cung ứng v́ lợi ích của cộng đồng. V́ vậy,về nguyên tắc,mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận đến dịch vụ cụng đú.
    -Việc cung ứng dịch vụ cụng khụng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ở bất kỳ quốc gia nào ,trách nhiệm cung ứng dịch vụ công đều thuộc về nhà nước,là nghĩa vụ của nhà nước đối với xó hội,khụng vỡ mục tiêu lợi nhuận. Nói cách khác, đó là chức năng vốn có của nhà nước,là “trỏch nhiệm chớnh trị,phỏp lư và đạo lư của nhà nước đối với dân cư của mỡnh,qua sự uỷ nhiệm,tớn nhiệm của dơn,qua số tiền thuế mà nhân dân đóng góp vào ngân sách.
    - Nhà nước huy động các nguồn lực trong xă hội vào việc cung ứng các dịch vụ công. Tuy nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cung ứng cho xă hội các dịch vụ cụng,song để có nguồn kinh phí tạo ra các dịch vụ cụng đú,Nhà nước phải huy động mọi nguồn lực trong xă hội,bao gồm các nguồn lực thông qua ngân sách nhà nước và cả các nguồn lực ngoài ngân sách đối với một số loại dịch vụ có tính chất tiêu dùng cá nhân.
    1. 4. Yêu cầu đối với việc cung ứng dịch vụ công
    1. 4. 1. Yêu cầu chung
    -Tạo sự thuận lợi tối đa cho người dân. Trước đơy,nhà nước cung ứng các dịch vụ công cho công dân không phải với tinh thần phục vụ ,mà theo cơ chế xin-cho. Từ đó nảy sinh cung cách quan liêu ,cửa quyền ,gây phiền hà cho dân và tệ nạn hối lộ. Xu thế mới trong cải cách hành chính ở mọi quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay là phải tạo ra sự thuận lợi cho người dân, đáp ứng nhu cầu của người dân chứ không phải chỉ cốt thuận tiện cho người dân cung cấp dịch vụ.
    -Bảo đảm sự phơn cụng,phơn cấp trỏch nhiờm,thẩm quyền rơ ràng của các cơ quan và tổ chức cung ứng dịch vụ công. Việc phân định rơ thẩm quyền,trỏch nhiệm của các cơ quan,tổ chức tạo ra sự rơ ràng,rành mạch trong hoạt động,trỏnh sự trùng lặp về chức năng,nhiệm vụ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Đây là yêu cầu quan trọng trong việc tổ chức hệ thống cung ứng dịch vụ công.
    -Hoạt động của bộ máy hành chính thông suốt. Một bộ máy hành chính phải thông suốt để giải quyết nhanh chúng,hợp lư và có tŕnh tự tất cả những công việc của dân. Tính thông suốt ở đây không chỉ thể hiện ở chức năng nhiệm vụ của các tổ chức được quy định rơ ràng,mà c̣n ở chỗ mối quan hệ qua lại phối hợp ăn khớp giữa các cơ quan cũng như trong nội bộ từng cơ quan trong việc thực hiện các dịch vụ công.
    -Thủ tục hành chính rừ ràng,cụng khai,khoa học. Mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức và công dân thể hiện trực tiếp ở việc nhà nước cung ứng dịch vụ công. Cải tiến các thủ tục hành chính là khâu quan trọng nhằm cải thiện mối quan hệ giữa nhà nước và nhơn dơn,làm cho nhân dân tin tưởng vào nhà nước.
    -Chịu sự kiểm tra ,giám sát của nhân dân. Việc cung ứng dịch vụ công phải được đặt dưới sự kiểm tra,giỏm sỏt của nhân dân. Đó không phải là việc riêng của các cơ quan và công chức nhà nước ,là sự ban hành của nhà nước cho nhân dân. Trong xu thế dân chủ hoá đời sống xă hội,quyền dân chủ của người dân được phát huy trước hết là trong việc tham gia vào các công việc quản lư của nhà nước,trong sự kiểm tra,giỏm sỏt hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy này.
    -Công chức cú chuyờn mụn,cú thái độ phục vụ chu đỏo,khụng cửa quyền,sỏch nhiễu. Đội ngũ công chức vừa là chủ thể của cải cỏch,vừa là đối tượng của cải cách. Cải cách hành chính có sự tác động sâu sắc đên đội ngũ công chức, đ̣i hỏi không chỉ nâng cao tŕnh độ,năng lực đội ngũ này mà c̣n đ̣i hỏi sự thay đổi cơ bản thái độ phục vụ của công chức đối với nhân dân.
    1. 4. 2. Các yêu cầu với một số lĩnh vực cơ bản
    a. Nhà ở xă hội
    Khái niệm nhà ở xă hội c̣n khá mới ở Việt Nam hiện nay. Nhà ở xă hội được xây dựng để đảm bảo nhu cầu về chỗ ở cho những người thuộc diện ưu tiờn,người cú thu nhập thấp. Cần phải xác định đúng đối tượng và đúng mục đích sử dụng để đảm bảo tính công bằng trong việc phân phối nhà ở xă hội. Tuy nhiờn,nhà ở xă hội cũng cần đảm bảo chất lượng và có mức giá bán hoặc cho thuê phù hợp để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và mong muốn sử dụng.
    b. Giáo dục- đào tạo
    Giáo dục đào tạo là một lĩnh vực cơ bản của dịch vụ công cộng,mọi người không phân biệt giới tớnh,tụn giỏo,độ tuổi . đều có quyền được học tập,nghiờn cứu. Quyền công dân đă ghi rơ :
    - Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. ;
    - Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí.
    - Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều h́nh thức.
    Hiện nay, Nhà nước đă đặt mục tiêu bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, t́nh cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lư sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1,thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến hết lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi. Tiến tới năm 2010 sẽ phổ cập giáo dục bậc Trung học cơ sở trên toàn quốc. Cơ quan Nhà nước, tổ chức xă hội, tổ chức kinh tế, gia đ́nh, công dân có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo dục.
    Mọi công dân thuộc mọi tầng lớp trong xă hội đều được tạo điều kiện một cách công bằng nhất trong việc tiếp cận với giáo dục. Tỷ lệ trẻ em được đến trường đúng độ tuổi phản ánh rơ nhất điều này. Ngoài ra,điều kiện cơ sở vật chất của trường học và chất lượng giáo viên cũng là những tiêu chí để đánh giá chất lượng giáo dục.
    c. Y tế
    Dịch vụ y tế là một dịch vụ khá đặc biệt. Về bản chất, dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên y tế như khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân và gia đ́nh. Thực tế, người bệnh ít khi đánh giá chính xác chất lượng dịch vụ y tế mặc dù họ có thể cảm nhận qua tiếp xúc với nhân viên y tế, trang thiết bị, cơ sở vật chất. Một người bệnh được phẫu thuật khó ḷng biết được “chất lượng” của ca mổ như thế nào, ngoại trừ cảm giác đau sau mổ và vết mổ được nh́nthấy.
    Chất lượng dịch vụ y tế bao gồm hai thành phần: chất lượng kỹ thuật(technical quality) và chất lượng chức năng (functional quality). Chất lượng kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh. Chất lượng chức năng bao gồm các đặc tính như: cơ sở vật chất bệnh viện, giao tiếp với nhân viên y tế, cách thức tổ chức quy tŕnh khám chữa bệnh mà người bệnh phải thực hiện, cách thức bệnh viện chăm sóc người bệnh Chỉ có nhân viên trong ngành y tế là những người được trang bị đủ kiến thức để có thể đánh giá chất lượng kỹ thuật của dịch vụ y tế. Người bệnh hiếm khi có khả năng nhận định và đánh giá chất lượng kỹ thuật. Trong đa số các trường hợp, người bệnh đánh giá dịch vụ y tế dựa vào chất lượng chức năng hơn là chất lượng kỹ thuật.
    Dịch vụ y tế có được cung ứng tốt hay khụng,cú thể được đánh giá qua t́nh trạng khám chữa bệnh và sức khoẻ của người dân. Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ. Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí. Công dân có nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh pḥng bệnh và vệ sinh công cộng Bảo hiểm xă hội ,bảo hiểm y tế cần được phổ biến sâu rộng ,nhất là đối với lao động phổ thông.
    d. Các hoạt động văn hoá
    Chăm lo đời sống tinh thần cho người dân chính là chăm lo nguồn lực cho xă hội trước mắt và lâu dài. Nhà nước phải đảm bảo các hoạt động văn hóa góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dơn tộc,đỏp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhơn dơn,khơi dậy được ư thức tự giỏc,nhập thơn văn hoá của mỗi con người. Mọi người dân ở tất cả cỏc vựng miền được hưởng thụ nhiều loại h́nh văn hoỏ,xoỏ đi những ô điểm trắng ằ về văn hoỏ,tạo nờn sinh khí và sắc thái mới trong đời sống xă hội.
    1. 5. Vai tṛ của Chính phủ trong việc cung ứng dịch vụ công
    Chúng ta đều biết rằng, nhà nước của bất kỳ chế độ nào cũng bao gồm hai chức năng cơ bản: chức năng quản lư (hay c̣n gọi là chức năng cai trị) và chức năng phục vụ (hay c̣n gọi là chức năng cung cấp dịch vụ cho xă hội). Hai chức năng này thâm nhập vào nhau, trong đó chức năng phục vụ là chủ yếu, chức năng quản lư xét đến cùng cũng nhằm phục vụ. Với chức năng phục ở các phần trên, nhà nước có trách nhiệm cung ứng các dịch vụ công thiết yếu cho xă hội. Bên cạnh đó, với chức năng quản lư, nhà nước phải thực hiện vai tṛ quản lư và điều tiết xă hội nói chung, trong đó có vấn đề dịch vụ công. Nhà nước bằng quyền lực của ḿnh, thông qua các công cụ quản lư vĩ mô như pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, để quản lư và điều tiết hoạt động cung ứng dịch vụ công, qua đó làm tăng hiệu quả cung ứng dịch vụ công trong toàn xă hội.
    - Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tự quản của cộng đồng tham gia cung ứng dịch vụ công
    Vai tṛ này vượt ra khỏi phạm vi quản lư nhà nước thuần túy, xuất phát từ
    việc xác định trách nhiệm cao nhất và đến cùng của nhà nước trong lĩnh vực dịch vụcông không có nghĩa là nhà nước phải trực tiếp cung ứng toàn bộ các dịch vụ này. Thực hiện vai tṛ này, nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích tư nhơn, các doanh nghiệp và các tổ chức xă hội của người dân tham gia cung ứng dịch vụ công. Cơ chế, chính sách ấy bao gồm: vạch rơ những lĩnh vực dịch vụ cần khuyến khích sự tham gia của khu vực phi nhà nước, chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách thuế, các điều kiện vật chất, các chính sách đào tạo, kiểm tra và kiểm soát, . Nhà nước cần tạo ra một môi trường pháp lư chung cho tất cả các đơn vị cung ứng dịch vụ công, đảm bảo một sân chơi b́nh đẳng cho tất cả các nhà cung ứng dịch vụ công.
    - Nhà nước quản lư, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở ngoài nhà nước cung ứng dịch vụ công
    Xét cho cùng, nhà nước vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước xă hội về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ công, kể cả các dịch vụ công được thực hiện bởi các công ty tư nhân hay các tổ chức kinh tế-xă hội. Trong khi đó, đối với các công ty tư nhân, các tổ chức, cá nhân đảm nhận các dịch vụ công, lợi ích của chính bản thân họ không phải bao giờ cũng thống nhất với lợi ích của nhà nước, của xă hội. V́ vậy, nhà nước phải tạo ra cơ chế để các tác nhân bên ngoài nhà nước khi đảm nhận các dịch vụ công thực hiện mục tiêu xă hội. Xây hiệu quả, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm không ngừng cải tiến việc cung ứng dịch vụ công cho xă hội. Điều cốt lơi là nhà nước phải cân nhắc, tính toán và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa lợi ích của nhà nước, của xă hội với lợi ích của tổ chức và cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ công.
    2. Cung cấp dịch vụ công cho người lao động trong các Khu công nghiệp
    2. 1. Các khu công nghiệp ở Việt Nam
    2. 1. 1. Khái niệm về các Khu công nghiệp
    KCN đầu tiên được thành lập vào 1896 ở Manchester(Anh),và phát triển bùng nổ vào thập kỷ 50,60 của thế kỷ trước ở các nước công nghiệp. KCN đầu tiên tại châu Á được thành lập năm 1951 tại Singapore,phỏt triển nhanh chóng vào thập kỷ 60,70 của thế kư trước ở các nước công nghiệp hoá thế hệ sau như :Hàn Quốc, Đài Loan,Malaysia,Thỏi Lan . KCX Tân Thuận-tp Hồ Chí Minh là KCN đầu tiên tại Việt Nam được thành lập năm1991 Hiện cả nước có 236 KCN, trong đó có 133 khu đă đi vào hoạt động. Các KCN này đă tạo công ăn việc làm cho trên 1,1 triệu lao động.
    KCN đă có lịch sử trên 100 năm phỏt triển,cú thể dưới những tên gọi khác nhau gắn với những đặc thù của ngành sản xuất,nhưng chúng đều có những tính chất, đặc trưng chung của KCN. Nhưng đến nay nhận thức và khái niệm về KCN vẫn có nhiều tranh luận ,chưa thống nhất và c̣n những quan niệm khác nhau. Có thể khái quát những loại quan niệm sau về KCN:
    +Thứ nhất : KCN là thành phố công nghiệp,một cộng đồng hoàn chỉnh, được quy hoạch đầy đủ các tiện nghi đa dạng,cú hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn hảo,hệ thống xử lư nước thải,hệ thống thương mại,hệ thống thông tin liên lạc,bệnh viện,trường học và khu chung cư
    Quan niệm về KCN trên là của các nhà quản lư và một số các nhà kinh tế học các nước công nghiệp thế hệ thứ hai Đông Nam Á. KCN đồng nhất với thành phố công nghiệp trên giác độ quy hoạch tổng thể một không gian kinh tế với những điều kiện cần thiết cho các sinh hoạt của cộng đồng.
    +Thứ hai: từ một cách tiếp cận khỏc,Hiệp hội khu chế xuất thế giới(WEPZA) định nghĩa :KCX là khu vực tự do,do chính phủ xây dựng để xúc tiến các mục tiêu chính sách đc áp dụng thí điểm đột phá. Khác với chính sách áp dụng cho khu nội địa,phần lớn các chính sách áp dụng là cởi mở hơn.
    Theo cách hiểu này về KCX,một mặt nó là khu vực tự do kinh tế,mặt khác cũng xác định rơ chủ thể và mục tiêu xây dựng KCX là gắn liền với các quan hệ kinh tế đối ngoại.
    +Thứ ba: tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quục(UNIDO) cho rằng,KCX là khu vực sản xuất công nghiệp,giới hạn ở hành chớnh,về địa lư, được chế độ thuế quan cho phép tự do nhập trang thiết bị và sản phẩm nhằm mục đích sản xuất sản phẩm xuất khẩu,chế độ thuế quan được ban hành,cựng với những quy định về luật pháp ưu đăi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.
    Quan niệm của UNIDO về KCX đă đạt đến mức khá đầy đủ và hoàn thiện về các mặt,cả về tính chất hoạt động kinh tế,khụng gian tổ chức hoạt động kinh tế và mục tiêu hoạt động kinh tế.
    +Thứ tư : Quan niệm của Việt Nam:KCN là khu tập trung,cỏc doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất cụng nghiệp,cú ranh giới địa lư xỏc định,khụng cú dân cư sinh sống,do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất. KCX là KCN tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu có ranh giới địa lư xác định ,không có dân cư sinh sống do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
    KCN là cấu trúc kinh tế khá phức tạp, để t́m hiểu mụ hỡnh định hướng phát triển các KCN,trước hết cần phải phân loại các KCN để có sự nhận diện về những loại KCN cụ thể . Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu KCN,người ta cú cỏc tiếp cận phân loại khác nhau:
    -Dựa vào tính chất ngành nghề chia thành:KCN chuyên ngành,KCN đa ngành,KCN sinh thái.
    -Căn cứ vào quy mụ:KCN chia thành KCN quy mô lớn,KCN quy mô vừa và KCN quy mô nhỏ
    -Dựa vào đặc thù của từng đối tượng quản lư KCN lại được phân thành:KCN tập trung,KCN chế xuất,KCN công nghệ cao.
    -Phân theo cấp quản lư tương ứng với 3 cấp quản lư nhà nước cú cỏc loại KCN: KCN do Chính phủ thành lập,KCN do tỉnh,thành phố thành lập,cụm CN do huyện thị thành lập.
    Dù phân loại KCN theo những tiêu chí khác nhau,song tựu trung lại ở nước ta hiện có các loại KCN sau:
    -Loại thứ nhơt là:KCN được thành lập dựa trên cơ sở các xí nghiệp công nghiệp hiện có dự trên cơ sở cải tạo hoàn thiện kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường.
    -Loại thứ hai là: KCN h́nh thành do giải toả các xí nghiệp đơn lẻ ,kỹ thuật lạc hậu để chỉnh trang lại đô thị và chốn ô nhiễm môi trường.
    -Loại thứ ba:KCN(cụm CN)hỡnh thành để thu hút vốn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các ngành công nghiệp chế biến nông sản,sản xuất hàng tiêu dùng hoặc phát triển làng nghề truyền thống.
    -Loại thứ tư là: KCN có quy mô lớn, tập trung, hiện đại do Chính phủ thành lập.
    Nh́n chung các KCN ở nước ta hiện nay khá đa dạng về ngành nghề,lĩnh vực hoạt động,đa dang về thành phần kinh tế và đa dạng cả về quy mô và tŕnh độ. Tính chất đa dạng hoá phát triển các KCN ở nước ta hiện nay,một mặt cho phép phát triển ngành nghề,khai thác tiềm năng,tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động,mặt khác tạo khả năng thu hỳt cỏc nguồn vốn,khoa học kỹ thuật tiên tiến và công nghệ quản lư hiện đại,đặc biệt là đối với các nhà đầu tư lớn với công nghệ nguồn.
    Các Khu công nghiệp,khu chế xuất là mô h́nh kinh tế tổng hợp, năng động, có vai tṛ hết sức quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển KT-XH của đất nước. Việc xây dựng và phát triển các KCN gắn với h́nh thành và phát triển các khu đô thị đă tác động tích cực đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, thúc đẩy quá tŕnh tiếp cận kỹ thuật công nghệ và quản lư tiên tiến, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực, đồng thời góp phần hỗ trợ tích cực trong công việc xúa đúi, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xă hội. Trong giai đoạn toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế với sự chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức,quan niệm về KCN được mở rộng. Các giao dịch kinh tế không phải chỉ điều chỉnh bằng các quy định pháp lư trong nước mà c̣n bằng cả các quy định quốc tế đặc biệt là những nguyên tắc của WTO.
    Theo thông lệ quốc tế,cỏc KCN với những ưu đăi không được trái với các nguyên tắc điều chỉnh của WTO. Quá tŕnh duy tŕ những ưu đăi này thường gắn với quá tŕnh đàm phán giữa cỏc bờn và sau khi đă trở thành thành viên chớnh thức,cỏc nước thành viên phải sửa đổi các ưu đăi “nổi trội” này để phù hợp với những nguyên tắc tự do,minh bạch và công bằng cũng như các thông lệ quốc tế.
    Như vậy,KCN có thể hiểu là một phương thức tổ chức các hoạt động sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ công nghiệp với nhưng chế độ ưu đăi đặc biệt so với các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ c̣n lại trên lănh thổ của một nước nhằm khuyến khích đầu tư ,thúc đẩy xuất khẩu và thực hiện các mục tiêu chính sách khác. KCN được thành lập không chỉ để nhằm thu hút đầu tư nước ngoài mà c̣n cả thu hút đầu tư trong nước.
    Xây dựng hạ tầng cho KCN là bao gồm cơ sở hạ tầng cho sản xuất hiện nay và hạ tầng cung cấp nhà ở và các dịch vụ xă hội cơ bản.
    2. 1. 2. Vị trớ,vai trũ của Khu công nghiệp
    KCN, KCX là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng với nhiều chính sách ưu đăi đầu tư được áp dụng. Đơy chính là điểm đến lư tưởng của các nhà đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài. Một số công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới cùng tŕnh độ quản lư cao của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp, tŕnh độ tay nghề của công nhân theo các chuẩn mực quốc tế đă được áp dụng tại Việt Nam. Đây cũng là những nhân tố quan trọng góp phần để nước ta thực hiện việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
    KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Cùng với ḍng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư c̣n đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao (phần lớn của Nhật Bản), như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Orion Hanel , những lĩnh vực mà chúng ta c̣n yếu kém và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính xác, điện tử .
    Các dự án đầu tư vào KCN tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến thực phẩm (chiếm trên 50% tổng số dự án), đây là các dự án thu hút nhiều lao động, có tỷ lệ xuất khẩu cao và đă góp phần nâng cấp các ngành này về dây chuyền công nghệ, chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, các KCN cũng đă thu hút được các dự án có quy mô và yêu cầu vốn lớn, công nghệ cao như dầu khí, sản xuất ô tô, xe máy, dụng cụ văn pḥng, cơ khí chính xác, vật liệu xây dựng . Mặc dù số lượng các dự án này trong KCN mới chiếm khoảng 5 – 10% số dự án, nhưng cũng đă góp phần phát triển và đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề công nghiệp.
    Các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đă góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lư và sản xuất, nắm vững công nghệ, có tác động lan tỏa và nâng tŕnh độ tay nghề của đội ngũ lao động Việt Nam lên một bước. Một lượng đáng kể người lao động Việt Nam được đảm nhận các vị trí quản lư doanh nghiệp, được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại, kỹ năng marketing, quản lư tài chính, tổ chức nhân sự . Việc được trực tiếp làm việc trong môi trường có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao, dă rèn luyện được những kỹ năng và bản lĩnh làm việc giúp người lao động Việt Nam thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại.
    - Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các KCN có tác dụng kích thích sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát triển giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Điều này có thể dễ dàng nhận nhất ở những vựng cú KCN phát triển mạnh như Biờn Hũa, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Thuận An (B́nh Dương), Tiên Sơn (Bắc Ninh) cùng với quá tŕnh phát triển KCN, các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực đă được cải thiện đáng kể, nhu cầu về các dịch vụ gia tăng, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các cơ sở dịch vụ trong vùng.
    - Cựng với các chính sách ưu đăi về tài chính và công tác quản lư thuận lợi của nhà nước, có thể nói việc thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện và đồng bộ các kết cấu hạ tầng trong KCN có vai tṛ quyết định trong việc thu hút đầu tư. Việc các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế (doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh) tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN không những tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong KCN hoạt động hiệu quả, mà c̣n tạo sự đa dạng hóa thành phần doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư góp phần tạo sự hấp dẫn trong việc thu hút doanh nghiệp công nghiệp vào KCN.
    - Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu hút các dự án đầu tư mới mà c̣n tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi các khu đông dân cư, tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường đô thị, tái tạo và h́nh thành quỹ đất mới phục vụ các mục đích khác của cộng đồng trong khu vực như KCN Tân Tạo (thành phố Hồ Chí Minh), Việt Hương (B́nh Dương) .
    - Quá tŕnh xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN c̣n đảm bảo sự liên thông giữa cỏc vựng, định hướng cho quy hoạch phát triển các khu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, h́nh thành các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ các công tŕnh hạ tầng xă hội phục vụ đời sống người lao động và cư dân trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trớ
    - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư các ngành như điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường địa ốc đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của các KCN.
    2. 2. Dịch vụ công cung cấp cho người lao động tại các Khu công nghiệp
    Hệ thống các dịch vụ công cung cấp cho người lao động trong các Khu công nghiệp là một phần của các tiện ích công cộng trong Khu công nghiệp. Khi tiến hành các hoạt động sản xuất ,kinh doanh,cỏc nhà đầu tư phải sử dụng nhiều công tŕnh tiện ích để phục vụ cho các hoạt động của ḿnh. Các dịch vụ công cộng phục vụ cho nhiều đối tượng trong Khu cụng nghiệp,đúng vai tṛ rất quan trọng với hoạt động của doanh nghiệp.
    Các dịch vụ công cung cấp cho người lao động bao gồm các dịch vụ cả trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp. Các dịch vụ công cộng trong hàng rào KCN bao gồm việc cung cấp hệ thống cấp điện,hệ thống cấp nước,hệ thống thoát nước và xử lư nước thải chung,hệ thống phũng,chống chỏy nổ,vệ sinh cụng nghiệp Cỏc dịch vụ này do các nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN đầu tư và thu phí sử dụng và có tính bắt buộc đối với việc phát triển các KCN. Các dịch vụ công cộng ngoài hàng rào KCN(dịch vụ công ích) bao gồm việc cung cấp các công tŕnh có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến cả vựng,cả lănh thổ như đường giao thụng,hệ thống cấp điện,thoỏt nước,bưu chính viễn thụng . và các dịch vụ công cộng phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu của người lao động(dịch vụ sự nghiệp công) như nhà ở xă hội,dịch vụ y tế-bảo hiểm khám chữa bệnh ,giáo dục-đào tạo,văn hoá thể thao Chuyờn đề này chỉ tập trung vào các dịch vụ sự nghiệp công phục vụ nhu cầu của người lao động nhằm mục tiêu cải thiện đời sống của họ.
    Trong NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 29/2008/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 03 NĂM 2008 QUY ĐỊNH VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU KINH TẾ Điều 6 : Điều kiện bổ sung khu công nghiệp vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp : Cú các điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xă hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển khu công nghiệp với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công tŕnh xă hội phục vụ công nhân làm việc trong khu công nghiệp.
    Tuy nhiờn,trong thời gian qua,việc đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp c̣n chưa quan tâm nhiều đến việc cung cấp các dịch vụ công phục vụ cho người lao động,dẫn đến t́nh trạng công nhân lao động phải thuê nhà ở trong các khu dân cư,làng, xă với điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo;khụng cú nơi giải trớ,nghỉ ngơi,khụng có điều kiện hưởng thụ văn hoỏ,dẫn đến h́nh thành những khu ổ chuột ngay cạnh các Khu công nghiệp hiện đại. Cũng từ những điều kiện vật chất trờn,những người lao động không được đảm bảo sức khoẻ để đáp ứng những yêu cầu năng lực trong các Khu công nghiệp,những người quản lư cũng không quan tâm đến việc xây dựng các trung tâm y tế,khỏm chữa bệnh và Bảo hiểm xă hội khiến người lao động càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Giáo dục và đào tạo cũng là vấn đề đáng quan tâm khi bản thân người lao động và con em họ chưa được tạo điều kiện tốt nhất để tiếp cận dễ dàng với dịch vụ này.
    Ở nước ngoài ,đồng thời với việc h́nh thành các Khu cụng nghiệp,cỏc nhà đầu tư phải có trách nhiệm đầu tư các khu chung cư cho công nhân lao động của ḿnh với đầy đủ các khu tiện ích công cộng khác ngay trong khu công nghiệp như nhà văn hoỏ cụng nhơn,cụng viờn cơy xanh,nghỉ ngơi,sơn chơi thể dục thể thao,trạm y tế ,trường mầm non,trường dạy nghề và bồi dưỡng nâng cao.
    3. Tầm quan trọng của dịch vụ công đối với đời sống người lao động
    3. 1. Tác dụng của dịch vụ công trong phát triển kinh tế- xă hội
    Tính ưu việt của một xă hội được phản chiếu một cách rơ ràng qua chất lượng cung ứng dịch vụ công, bởi v́ dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xă hội, đảm bảo cho xă hội phát triển bền vững và có kỷ cương, trật tự. Mọi xă hội đều có những vấn đề chung, liên quan đến cuộc sống của tất cả mọi người. Đó là các vấn đề như trật tự trị an, phân hóa giàu nghèo, giáo dục, y tế, dân số, môi trường, tài nguyờn, Để giải quyết thành công các vấn đề này, cần có sự góp sức của cả nhà nước, cộng đồng và các tổ chức xă hội thông qua việc cung ứng các dịch vụ công. Nếu các dịch vụ công bị ngừng cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chất lượng thấp th́ sẽ dẫn đến những rối loạn trong xă hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của mỗi người dân, đồng thời tác động tiêu cực đến sự phát triển của mỗi quốc gia.
    Nh́n chung, dịch vụ công đáp ứng những nhu cầu chung của xă hội về các lĩnh vực sau đây:
    - Duy tŕ trật tự công cộng và an toàn xă hội như QP, an ninh, ngoại giao.
    -Bảo vệ trật tự kinh tế, trật tự mua bán trên thị trường thông qua việc xây dựng và thực thi thể chế kinh tế thị trường.
    -Cung cấp các tiện ích công cộng cho toàn thể thành viên trong xă hội như bảo vệ sức khỏe, GD- đào tạo, giao thông công cộng, thông tin, thư viện công cộng .
    - Quản lư tài nguyên và tài sản công cộng như: quản lư tài sản nhà nước, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
    - Bảo vệ quyền công dân, quyền con người.
    Đề cập sâu hơn tới tác dụng của việc cung ứng dịch vụ công, chúng ta có thể
    lấy thí dụ trong lĩnh vực hành chính công. Hành chính công có liên quan đến mức
    độ thoả món cỏc nhu cầu công cộng của xă hội, liên quan đến tiến bộ kinh tế, xă hội
    của một quốc gia. Theo các nhà nghiên cứu Trung quốc tác dụng của hành chính
    công chủ yếu là tác dụng dẫn đường, tác dụng quản chế, tác dụng phục vụ và tác
    dụng giúp đỡ. Nói về tác dụng quản chế, tức là nhà nước phát huy năng lực quản lư
    công cộng mang tính quyền uy, cưỡng chế để xử lư, điều ḥa các quan hệ xă hội và
    lợi ích xă hội, đảm bảo cho xă hội vận hành tốt; c̣n về tác dụng giúp đỡ, đú chớnh là sự giúp đỡ của nhà nước đối với các địa phương nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, như giúp đỡ người nghèo, cứu tế xă hội, phúc lợi xă hội, bảo hiểm xă hội, y tế, Việc cung ứng dịch vụ hành chính cụng cũn có tác dụng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế -xă hội của đất nước. Khi cung cấp các dịch vụ này, nhà nước sử dụng quyền lực công để tạo ra dịch vụ như cấp các loại giấy phép, đăng kư, chứng thực, thị thực . Việc cung ứng dịch vụ hành chính cụng cũn có tác dụng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế -xă hội của đất nước. Khi cung cấp các dịch vụ này, nhà nước sử dụng quyền lực công để tạo ra dịch vụ như cấp các loại giấy phép, đăng kư,chứng thực, thị thực . Tuy xét về mặt h́nh thức, sản phẩm của các dịch vụ này chỉ là các loại văn bản giấy tờ, nhưng chúng lại có tác dụng chi phối quan trọng đến các hoạt động kinh tế- xă hội của đất nước. Chẳng hạn, giấy đăng kư kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện việc nhà nước công nhận doanh nghiệp đó ra đời và đi vào hoạt động, điều này dẫn đến những tác động và kết quả đáng kể về mặt kinh tế - xă hội. Ngoài ra, thông qua việc cung ứng dịch vụ công, nhà nước sử dụng quyền lực của ḿnh để đảm bảo quyền dân chủ và các quyền hợp pháp khác của công dân.
    Nguyên tắc nhà nước phải chịu trách nhiệm cao nhất và cũng là trách nhiệm cuối cùng đối với việc cung ứng đầy đủ về số lượng, chất lượng, có hiệu quả dịch vụ công cho dù là nhà nước tiến hành thực hiện trực tiếp hay thông qua các tổ chức và cá nhân khác là một lá chắn bảo vệ an toàn cho cuộc sống của mỗi người dân. Với việc nhà nước bảo đảm sự công bằng, b́nh đẳng cho công dân, nhất là nhóm dân cư dễ bị tổn thương, trong việc tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ công thiết yếu liên quan trực tiếp tới đời sống như y tế, giáo dục, an sinh xă hội , người dân được hưởng các quyền sống cơ bản của mỡnh, trờn cơ sở đó học tập, làm việc nâng cao mức sống của bản thân và đóng góp nhiều hơn cho xă hội. Như vậy, dịch vụ cụng cú tác dụng cực kỳ to lớn đối với sự phát triển của đất nước và từng người dân, và là yếu tố quan trọng góp phần ổn định xă hội.
    3. 2. Cung ứng dịch vụ công cộng với việc cải thiện đời sống người lao động
    Dịch vụ công ( bao gồm cả dịch vụ công ích ,dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công hành chính cụng)cú vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xă hội của đất nước và góp phần cải thiện cuộc sống của con người. Bởi v́ nó là một bộ phận cấu thành tạo nên sự cạnh tranh của một đất nước,đất nước đú cú hấp dẫn với bên ngoài hay không một phần cũng phụ thuộc vào chất lượng các dịch vụ cung cấp. Đồng thời nó cũng là yếu tố quyết định sự hài ḷng của công dân và là một phần của chính sách đoàn kết và tái phân phối lại của cải trong xă hội.
    Mỗi chỳng ta,dự sống ở nông thôn hay thành thị,dự lao động trí óc hay lao động chân tay,tất cả mọi người đang sống và làm việc đều chịu sự tác động của các hoạt động của khu vực công. Khả năng tiếp cận với các dịch vụ công , tạo cơ hội cho mỗi người cải thiện chất lượng cuộc sống của ḿnh và tham gia đầy đủ hơn vào các hoạt động xă hội . Một cách tiếp cận chủ động giúp loại bỏ hoàn toàn sự phân biệt về mặt xă hội và kinh tế nhằm thúc đẩy những sáng kiến đáp ứng nhu cầu của các tất cả các nhóm người trong xă hội. Bảo đảm tớnh phự hợp,chất lượng và số lượng của các dịch vụ công là cần thiết để cải thiện đời sống con người.
    Mục tiêu phục vụ của dịch vụ công là cung ứng ô hàng hoá công cộng ằ đáp ứng lợi ích công cộng cho đông đảo dân cư gồm một số nhu cầu tối cần thiết cho cuộc sống cộng đồng ,đảm bảo an sinh xă hội (nếu thiếu sẽ sinh bất ổn,thậm chí rối loạn xă hội). Tuy nhiên ,đó không phải là việc đáp ứng các lợi ích riêng của một bộ phận nhỏ dân cư là đối tượng phục vụ của các dịch vụ thương mại do các tổ chức kinh tế thực hiện(theo quan hệ cung-cầu trên thị trường).
    Việc xây dựng các Khu công nghiệp trong điều kiện Việt Nam hiện nay đ̣i hỏi phải bổ sung rất nhiều nhân công. Số lượng nhân công tương ứng với số lượng kêu gọi vốn đầu tư. Cơ cấu ,tŕnh độ chuyên môn của nguồn lao động tương ứng với cơ cấu đầu tư. Sử dụng hiệu quả nguồn lao động sẽ tạo ra sức phát triển mạnh mẽ.
    Tuy nhiờn,chớnh sỏch với người lao động trong các Khu công nghiệp hiện nay vẫn chưa hợp lư. Người lao động vẫn bị xem là công cụ để phát triển kinh tế. Các chính sách và việc thực thi chính sách mới chỉ dừng lại trong phạm vi hàng rào trong KCN. C̣n cuộc sống người lao động bên ngoài KCN không được xem xét đầy đủ. Người lao động,nhất là lao động nhập cư,bị hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ công cộng. Người lao động có thể yên tâm làm việc được hay không khi họ c̣n phải ngày ngày lo về việc không có nhà để ở , lo về việc học hành cho con em ḿnh , bản thân họ th́ không được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ,sống trong cảnh mù văn hoá tinh thần. Điều đó đang gây ra những bất ổn cho phát triển kinh tế tại các địa phương như đỡnh cụng,thiếu lao động,lao động không ổn định làm cho các nhà đầu tư nản ḷng.
    Đảm bảo cung ứng dịch vụ công cho người lao động sẽ góp phần nâng cao mức sống,bỡnh đẳng trong đối xử ,tạo cơ hội cho người lao động an cư lạc nghiệp, sẽ lựa chọn được nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế. Các địa phương hiện nay không chỉ cạnh tranh trong thu hút và lựa chọn nguồn vốn đầu tư có chất lượng tạo ra giá trị tăng cao mà c̣n thu hút và lựa chọn nguồn nhân lực có tŕnh độ để đẩy nhanh tiến tŕnh Công nghiệp hoỏ-Hiện đại hoá đất nước.
     
Đang tải...