Thạc Sĩ Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU .

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1 KHÁI NIỆM
    1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
    1.1.2 Đào tạo nguồn nhân lực
    1.1.3 Nguyên tắc đào tạo nguồn nhân lực .
    1.1.4 Mục tiêu của đào tạo
    1.1.5 Vai trò, ý nghĩa của đào tạo
    1.2 PHÂN LOẠI HÌNH THỨC ĐÀO TẠO
    1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
    1.4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐÀO
    TẠO NGUỒN NHÂN LỰC .
    1.4.1 Phương pháp định tính
    1.4.2 Phương pháp định lượng .

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH MAY TP. HỒ CHÍ MINH
    2.1 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG DỆT
    MAY THẾ GIỚI .
    2.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY TP. HỒ CHÍ MINH .
    2.2.1 Vai trò của ngành dệt may đối với kinh tế Tp. Hồ Chí Minh .
    2.2.2 Thực trạng, năng lực của ngành dệt may (công nghiệp)
    2.2.3 Ngành dệt may Tp. Hồ Chí Minh .
    2.2.4 Phân tích năng suất lao động và thu nhập của công nhân dệt may
    Tp. Hồ Chí Minh .
    2.2.5 Phân tích thực trạng phương thức kinh doanh hàng xuất khẩu .
    2.2.6 Những cơ hội và thách thức với ngành dệt may Tp. Hồ Chí Minh.
    2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
    2.3.1 Đặc điểm lao động ngành dệt may
    2.3.2 Đánh giá trình độ lao động ngành dệt may
    2.3.3 Thực trạng hệ thống đào tạo ngành dệt may Tp. Hồ Chí Minh .
    2.3.4 Phân tích ảnh hưởng của chất lượng đào tạo tới mối tương quan
    giữa số lượng, chất lượng nguồn nhân lực với số lượng và giá trị
    sản phẩm xuất khẩu .
    2.4 KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DỆT MAY Ở
    TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN .
    2.4.1 Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may ở Trung Quốc
    .
    2.4.2 Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may ở Thái Lan.

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC MAY TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010
    3.1 ĐỊNH HƯỚNG NGÀNH DỆT MAY TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN 2010.
    3.1.1 Nhiệm vụ của ngành dệt may Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian tới
    .
    3.1.2 Mục tiêu của ngành dệt may Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2010
    3.2 QUAN ĐIỂM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH DỆT
    MAY TP. HỒ CHÍ MINH
    3.2.1 Đào tạo nguồn nhân lực phải phù hợp, theo kịp định hướng phát
    triển của ngành dệt may Thành phố .
    3.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may phải gắn lý thuyết
    với thực hành, tăng kỹ năng thực hành để nâng cao chất lượng
    sản phẩm .
    3.2.3 Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động phải
    gắn với việc bồi dưỡng trang bị kỹ năng sống, ý thức chấp hành
    kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp .
    3.2.4 Phát triển hệ thống đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may
    theo hướng xã hội hóa .
    3.2.5 Phát triển ngành dệt may cả theo chiều rộng lẫn chiều sâu
    3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH
    DỆT MAY .
    3.3.1 Rà soát, tổ chức lại hệ thống cơ sở đào tạo trên địa bàn Tp. Hồ
    Chí Minh .
    3.3.2 Nguồn vốn đầu tư .
    3.3.3 Bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý ngành
    dệt may
    3.3.4 Cải tiến phương thức quản lý, chú trọng công tác đào tạo nguồn
    nhân lực tại các doanh nghiệp
    3.3.5 Một số giải pháp cho ngành dệt may Tp. Hồ Chí Minh
    3.3.6 Một số kiến nghị khác .

    KẾT LUẬN .
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC



    TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng
    tâm nhất của doanh nghiệp nói riêng và của quốc gia nói chung. Tầm quan trọng
    của đào tạo nguồn nhân lực đã tăng lên rất mạnh trên toàn thế giới trong những
    thập kỷ vừa qua khi hầu hết các doanh nghiệp phải đối đầu với sự cạnh tranh
    gay gắt của thị trường, vật lộn với các cuộc suy thoái kinh tế và đáp ứng nhu cầu
    ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Quan niệm trước
    đây cho rằng, lợi thế cạnh tranh chủ yếu của một doanh nghiệp hay một quốc gia
    là do khả năng tài chính mạnh, kỹ thuật công nghệ phát triển cao đã trở nên lỗi
    thời. Giờ đây điều quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp
    ở các quốc gia là những con người có học vấn cao, được đào tạo tốt, có đạo đức,
    có văn hóa và biết cách làm việc hiệu quả. Chính vì vậy, công tác đào tạo
    nguồn nhân lực đã được chú trọng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng ở các
    nước công nghiệp tiên tiến. Mặc dù, đã được quan tâm nhưng ở Việt Nam công
    tác đào tạo nguồn nhân lực còn chưa được chú trọng đúng mức so với tầm quan
    trọng của nó nhất là trong điều kiện của Việt Nam – một đất nước còn nghèo,
    luôn phải đối đầu với những vấn đề nhức nhói sau chiến tranh và có nền kinh tế
    trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường.
    Đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang
    là một vấn đề chưa được quan tâm xứng với tầm quan trọng của nó. Trong quá
    trình đổi mới nhiều thay đổi cơ bản đã diễn ra đòi hỏi sự lớn mạnh của nguồn
    nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự yếu kém về chất lượng của nguồn
    nhân lực Việt Nam thể hiện ở những kết quả kinh tế to lớn mà Việt Nam đã đạt
    được còn rất khiêm tốn so với những khả năng tiềm tàng về nguồn tài nguyên
    thiên nhiên và nguồn nhân lực. Do đó, thực tế cuộc sống đang khẩn thiết đòi hỏi
    các nhà nghiên cứu phải tham gia tích cực vào việc tìm kiếm các giải pháp giúp
    cho các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực giúp doanh
    nghiệp giảm được rủi ro, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng lực cạnh tranh khi
    chuyển sang hoạt động trong cơ chế thị trường.

    Ngành dệt may được xem là một trong số các ngành kinh tế truyền thống
    và có vai trò quan trọng của Việt Nam. Vì vậy để phát huy được thế mạnh của
    ngành trong nền kinh tế, đồng thời để hội nhập được với các nước phát triển
    trong khu vực và trên thế giới thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng là
    yếu tố sống còn. Tất cả những điều đó đã thôi thúc tác giả chọn đề tài: “Một số
    giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may Tp. Hồ Chí Minh đến
    năm 2010” với mong muốn sẽ tìm ra một số giải pháp thúc đẩy công tác đào tạo
    nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp dệt may của Tp. Hồ Chí Minh, nhằm đáp
    ứng được yêu cầu cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước đồng thời giúp
    cho ngành dệt may trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Tp. Hồ Chí Minh.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Luận văn đặt ra các mục đích nghiên cứu sau đây:
    1. Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong điều
    kiện của Việt Nam. Tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn của một số nước điển
    hình trong khu vực và trên thế giới về công tác đào tạo nguồn nhân lực để rút
    ra những kinh nghiệm cần thiết cho các doanh nghiệp dệt may Tp. Hồ Chí
    Minh.
    2. Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn
    nhân lực trong các doanh nghiệp dệt may của Tp. Hồ Chí Minh nhằm tìm ra
    những vấn đề tồn tại cùng những nguyên nhân sâu xa của những yếu kém
    trong công tác đào tạo nguồn nhân lực.
    3. Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn
    nhân lực cho các doanh nghiệp dệt may Tp. Hồ Chí Minh.
    3. ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là các doanh nghiệp dệt
    may của Tp. Hồ Chí Minh.
    Luận văn này sẽ giới hạn trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực là công
    nhân dệt may trực tiếp sản xuất tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Tp.
    Hồ Chí Minh.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là phương pháp
    thống kê phân tích, phương pháp toán học, thực hiện mô tả, so sánh, đối chiếu,
    suy luận logic trên cơ sở khảo sát hơn 66 doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Tp.
    Hồ Chí Minh. Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng làm nền tảng
    nghiên cứu trong luận văn.
    5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
    1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đào tạo nguồn
    nhân lực.
    2. Phân tích đánh giá một cách toàn diện về thực trạng hệ thống đào tạo nghề
    cho ngành dệt may Tp.Hồ Chí Minh, thực trạng và công tác đào tạo nguồn
    nhân lực của các doanh nghiệp dệt may Tp.Hồ Chí Minh trên cơ sở đó đề
    xuất những giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực trong các
    doanh nghiệp dệt may Tp. Hồ Chí Minh nhằm cung cấp một đội ngũ lao động
    có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp dệt may trong
    các giai đoạn phát triển tiếp theo.
    3. Xây dựng một số quan điểm làm cơ sở cho việc hoàn thiện công tác đào tạo
    nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp dệt may của Tp. Hồ Chí Minh từ nay
    đến năm 2010.
    4. Luận văn đề xuất một số phương án hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân
    lực tại các doanh nghiệp dệt may của Tp.Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng với nhu
    cầu về nguồn nhân lực trong giai đoạn tăng tốc phát triển của ngành dệt may
    Việt Nam.
    6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục, luận văn
    gồm ba chương:
    Chương I : Cơ sở lý luận
    Chương II : Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may Tp.Hồ
    Chí Minh
    Chương III: Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may của Tp.Hồ
    Chí Minh đến năm 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...