Luận Văn Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay. Ở nước ta, giáo dục đào tạo được coi là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu và của xã hội. Do đó, để nền giáo dục Việt Nam vươn lên một tầm cao mới, một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, cập nhật là điều kiện cần thiết để đi đến phát triển kinh tế lâu dài và bền vững. Trong những nhân tố có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước thời kỳ này thì nguồn nhân lực luôn là nhân tố quyết định. “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ” (Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010). Một trong những nguồn nhân lực đáp ứng trực tiếp cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là lực lượng lao động lành nghề, trong đó các trường đào tạo nghề cung cấp một lượng không nhỏ. Trong những năm qua, Việt Nam luôn ở trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” do tâm lý chung của các gia đình luôn mong muốn con em mình được theo học ở bậc đại học. Chất lượng lao động nghề còn thấp, chưa ngang tầm khu vực, chưa đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vẫn còn khoảng cách giữa trình độ tay nghề của học sinh mới ra trường và nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong khi đó học sinh phổ thông chưa được hướng nghiệp một cách khoa học, chưa thấy được sự cần thiết về kỹ năng nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã chọn GD-ĐT, khoa học công nghệ là khâu đột phá, phát huy yếu tố con người, coi con người “vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển”. Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 đã ghi “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Chính vì vậy, mục tiêu của giáo dục nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, giáo dục đào tạo được coi là chìa khoá của mọi sự thành công trong sự nghiệp phát triển KT-XH ở mọi quốc gia. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đó là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ cấu quản lý, nội dung, phương pháp dạy học. Thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam .”. Đại hội đảng Toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ “chú trọng đào tạo nghề, tao việc làm cho lao động nông thôn là nông dân, nông thôn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn , giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiên cho lao động nông thôn có việc làm cả trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tại chỗ và ngoài nông thôn “ kể cả ngoài nước” (Trích báo cáo phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 2006-2010 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X). Quyết định số 20/2006/QĐ- TT ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về phát triển giáo dục, đào tạo dạy nghề Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2010 và Quyết định số: 26/2008/QĐ – TT ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội đối với các tỉnh, Thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2010. Nghị quyết đại hội đại biểu của Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ IX đã đề ra: “Đầu tư xây dựng trường dạy nghề bậc cao của tỉnh và hoàn chỉnh các trung tâm dạy nghề huyện, thành phố, khuyến khích trường dạy nghề tư nhân đậy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa hình thức dạy nghề, truyền nghề đáp ứng nguyồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở địa phương và yêu cầu xuất khẩu lao động. Trong điều kiện khoa học công nghệ hiện đại trên các lĩnh vực then chốt và từng bước mở rộng ra toàn bộ nển kinh tế đồng thời phát triển công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm”. Chiến lược phát triển giáo dục của nước ta giai đoạn 2001-2010 đã khẳng định: “Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Giáo dục đào tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêng là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu xức xúc của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Công tác đào tạo nghề được xem là một công cụ hiệu quả cho sự phát triển nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao và đây cũng góp phần phát triển xã hội trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, ngày nay giáo dục nghề của Việt Nam, cũng như của nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, đang phải đối mặt với xu thế toàn cầu hoá kinh tế, đang ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống, kể cả sự huy động nhân lực xuyên quốc gia. Trong hoàn cảnh đó, sự cạnh tranh thị trường lao động có trình độ cao đang ngày càng trở nên gay gắt. Điều đó đòi hỏi những người tốt nghiệp phải có những phẩm chất đạo đức, kỹ năng thực hành tốt, mới có khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường lao động ngày càng sôi động. Mục tiêu đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặt ra cho các cơ sở đào tạo nhiệm vụ cao cả nhưng trọng trách rất nặng nề. Các cơ sở đào tạo phải giải quyết có hiệu quả bài toán giữa phát triển nhanh quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Để hoàn thành sứ mệnh: đào tạo đạt chuẩn, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, của địa phương được xem như là những nội dung mang tính chất “sống còn” của cơ sở đào tạo nhân lực trên cả nước Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ Tỉnh Trà Vinh lần thứ VIII cũng đã xác định chủ trương đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ cơ bản, cấp bách trong nhiệm kỳ 2005-2010. Chất lượng nguồn nhân lực thấp của Tỉnh Trà Vinh hiện đang là một nhân tố cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội, cũng như tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phần lớn lao động của Tỉnh chưa qua đào tạo (chiếm 73%), tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 27% ; một bộ phận có trình độ học vấn thấp khó tiếp cận với kiến thức mới, thiếu đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề. Hệ thống dạy nghề công lập trong Tỉnh chưa được đầu tư đúng mức, mạng lưới cơ sở dạy nghề mỏng, thiếu đội ngũ giáo viên giỏi, thiết bị dạy nghề thiếu đồng bộ, lạc hậu, hoạt động còn hạn chế, quy mô nhỏ. Đến năm 2015 theo dự báo tỉnh Trà Vinh có khoảng 802 ngàn người trong độ tuổi lao động, tăng khoảng 152,5 ngàn người so với năm 2005. Do đó, để giải quyết vấn đề đào tạo nghề cho người lao động, tỉnh Trà Vinh phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế của địa phương đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở Đào tạo nghề, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế của địa phương trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 là 45% (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 37%), cần phải thực hiện giải pháp huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công tác đào tạo nghề, trong đó phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề của địa phương theo một kế hoạch thống nhất là rất cần thiết nhằm thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động có đủ năng lực tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực. Mặt khác, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và góp phần tăng cường năng lực hoạt động của mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh là điều kiện tiên quyết để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, tạo cơ hội thuận lợi cho người lao động lựa chọn, học những nghề phù hợp với năng lực của mình với chi phí tiết kiệm nhất, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp tại địa phương, nâng cao khả năng tìm kiếm được việc làm ổn định, bền vững, góp phần phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh và trong cả nước. Do đó việc xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề giai đoạn 2011-2015 của tỉnh là một yêu cầu cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa to lớn, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề của tỉnh vừa là mục tiêu, vừa là động lực góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà trong giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo. Để có thể cung cấp hàng chục ngàn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao tại chỗ cho các dự án kinh tế lớn nêu trên là một thách thức đối với các cơ sở đào tạo trong tỉnh. Do vậy, công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung, đào tạo nghề cho người lao động nói riêng đóng vai trò rất quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu lao động và đáp ứng sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh. Trường Trung cấp nghề Trà Vinh là đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật ở trình độ trung cấp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh. Trường đã được Bộ LĐ-TB&XH xác định là trường trọng điểm đầu tư hàng năm. Trong tương lai, Trường sẽ phát triển thành trường cao đẳng nghề của Tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay trường mới chỉ đào tạo nghề trình độ trung cấp cho 800 đến 1.000 học sinh/năm với các ngành nghề khác nhau. Công tác đào tạo nghề của Trường còn có những hạn chế nhất định như: Chất lượng đào tạo nghề cho học sinh chưa đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động, tay nghề còn hạn chế; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng của đội ngũ giáo viên còn yếu. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề thiếu đồng bộ, điều kiện vui chơi giải trí, thư viện chưa đảm bảo. Ngành nghề đào tạo chưa đa dạng, mới chỉ dạy những gì mình có, đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của quy hoạch phát triển công nghiệp ở địa phương. Nhận thấy vấn đề phát triển qui mô, đảm bảo chất lượng đào tạo nghề cho học sinh của Trường là yêu cầu cấp thiết, nhằm đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Tỉnh nhà. Vì thế chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trường Trung cấp nghề Trà Vinh 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì có thể đảm bảo được chất lượng đào tạo nghề của Trường Trung cấp nghề Trà Vinh 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài 5.3. Đề xuất các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.3. Phương pháp thống kê toán học 7. Đóng góp của đề tài - Nâng cao thương hiệu Nhà trường trong Tỉnh và trong khu vực. - Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, tay nghề giỏi, có đạo đức cho thị trường lao động trong và ngoài tỉnh. - Phản ánh được thực trạng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Trà Vinh. - Đề xuất các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Trà Vinh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài Chương 3: Các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trà Vinh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...