Luận Văn Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Lan Chip, 19/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào, nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất phải được ưu tiên hàng đầu. Trong công nghiệp chế biến muốn tồn tại và phát triển phải gắn với vùng nguyên liệu.
    Qua 14 năm thu mua và chế biến kể từ năm 1986 đến nay Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã qua bao khó khăn có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua. Tình hình thực tế Công ty đứng bên bờ vực phá sản nhưng rồi lại phát triển đi lên đem lại những thành quả tốt đẹp. Tất cả những thăng trầm ấy do nhiều nguyên nhân đem lại, xong suy cho cùng một trong số những nguyên nhân cơ bản quan trọng bậc nhất đó là vấn đề nguyên liệu cho nhà máy sản xuất.
    Đủ nguyên liệu nhà máy chạy hết công suất, khai thác được tiềm năng săn có của thiết bị, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giá thành hạ, đem lại lợi nhuận cao, nộp ngân sách Nhà nước tăng, công nhân có công ăn việc làm, đời sống ổn định và ngày càng được nâng cao, công nhân gắn bó với nhà máy.
    Thiếu nguyên liệu nhà máy hoạt động kém hiệu quả, lãng phí thiết bị máy móc, khấu hao trên đầu sản phẩm tăng, sản xuất bị thua lỗ, công nhân không có công ăn việc làm, đời sống ngày càng khó khăn.
    Từ những vấn đề trên trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có chủ trương đường lối đổi mới của Đảng và các chính sách của Nhà nước về giao quyền tự chủ cho sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã chủ động đầu tư giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu cung cấp cho nhà máy sản xuất ổn định và phát triển.
    Hiện nay trong xu thế phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã mở rộng nâng cao công suất nhà máy lên 6.500 tấn mía cây/ngày. Do đó việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo đầy đủ cho nhà máy sản xuất ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn.
    Từ những vấn đề nêu trên, việc đặt ra những chương trình nghiên cứu về vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, thực trạng vùng nguyên liệu và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn trong những năm vừa qua và đề ra những giải pháp nhằm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu để cung cấp đầy đủ và ổn định cho nhà máy sản xuất là việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty.
    Xuất phát từ thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài: "Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn".
    Mục tiêu nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết một số vấn đề sau đây:
    - Chọn phương pháp quản lý đầu tư.
    - Hạ giá thành sản phẩm để tăng giá mía.
    - Nâng cao lợi ích cho người trồng mía.
    - Xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Công ty với người trồng mía.
    Đề tài này được nghiên cứu trên thực tế của vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn - Thanh Hoá.

    Đề tài này gồm 3 chương:

    Chương I : Cơ sở lý luận chung liên quan đến nguyên liệu

    Chương II : Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
    Chương III : Một số giải pháp và ý kiến đề xuất

    Với thời gian thực tập tại Công ty không được nhiều lắm và khả năng hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên trong đề tài này không tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo Nguyễn Văn Duệ, các cấp lãnh đạo Công ty và các bạn giúp em hoàn thiện hơn nữa đề tài này.
    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Duệ và Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
    [charge=150]http://up.4share.vn/f/6859515d5a515c51/TM038.doc.file[/charge]
     
Đang tải...