Luận Văn Một số Giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số Giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo



    I- QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
    1. Quan điểm

    Đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Để giảm bớt nghèo đói, mỗi quốc gia khác nhau có cách tiếp cận và giải quyết khác nhau. ở nước ta để giảm bớt nghèo đói chúng ta cần phải xây dựngvà thực hiện thành công chương trình về xoá đói giảm nghèo.
    Chương trình xoá đói giảm nghèo được xây dựng dựa trên quan điểm chỉ đạo sau:
    + Xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của toàn xã hội, vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa mang tính thường xuyên, liên tục của các cấp các ngành .
    + Chương trình xoá đói giảm nghèo mang tính liên ngành cần phải được lồng ghép với các chương trình kinh tế xã hội khác. Sự lồng ghép đó phải hướng tới mục tiêu xoá đói giảm nghèo;
    + Chương trình xoá đói giảm nghèo được thực hiện theo phương châm xã hội hoá cao,phát huy tính tự chủ, tự vươn lên và mang tính sáng tạo của địa phươn, của chính các hộ nghèo và người nghèo. Lấy xã làm đơn vị cơ bản để xác định đối tượng mục tiêu của chương trình và là địa bàn thực hiện các đề án và lồng ghxép các chương trình khác với xoá đói giảm nghèo.
    + Chương trình xoá đói giảm nghèo cần tiến hành đồng bộ các chính sách và giải pháp tập trung , ưu tiên vào những nơi có tỷ lệ hộ nghèo đói cao.
    2. Mục tiêu về xoá đói giảm nghèo:
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo thông quanhững biện pháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương nhằm xoá nhanh các hộ đói giảm mạnh các hộ nhèo. Tiếp tục tăng nguồn vốn xoá đói giảm nghèo, mở rộng các hình thức tín dụng phục vụ người nghèo sản xuất kinh doanh. Có chính sách trợ giá nông sản, phát triển việc làm, mở rộng nghề phụ nhằm tăng thu nhập cho các hộ nông dân. nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người vươn lên làm giầu chính đáng và giúp đỡ người nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, mức sống giữa các vùng, các dân tộc , các tầng lớp dân cư . Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản không còn hộ nghèo, đại bộ phận người nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội, hoàn thành cơ bản các mục tiêu trợ giúp xẫ đặc biệt khó khăn, mở rông cơ hội cho người nghèo thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội và phúc lợi xã hội.
    2.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2002-2006
    Phấn đấu trong 5 năm tới về cơ bản xoá được nạn đói kinh niên, giảm tỷ lệ nghèo đói xuống còn 10. Riêng miền núi cố gắng giảm tỷ lệ này xuống dơứi 30%. Đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa ( Chiếm 80% diện tích tự nhiên và 60% dân số miền núi ) là những nơi khó có cơ hội thoát ra khỏi cảnh đói nghèo thì mục tiêu đặt ra là: 100% dân sống định cư, đưa tỷ lệ nghèo từ khoản 70% hiện nay xuống còn 40%. Nếu như các hội ở miền xuôi nghèo vì các nguyên nhân như thiếu tư liệu sản xuất, thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn, thì các hộ nghèo ở miền núi ngoài các nguyên nhân đó còn bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình phức tạp, cản trở, cơ sở hạ tầng thấp kém, môi trường bị suy thoái Do vậy ỏ vùng cao, vùng sâu vùng xa cần phải có những chương trình và mục tiêu toàn diện, lâu dài hơn, đặc biệt tập trung vào các xã vùng sâu vùng xa nơi có tỷ lệ nghèo cao nhất, nơi tập trung nhiều khó khăn nhất. Đến nay sơ bộ đã xác định được 1700 xã thuộc diện này với 1,190 triệu hộ tương đương với 6,6 triệu dân. ở các xã này tỷ lệ nghèo còn rất cao.
    Đến năm 2006 tất cả các xã có đủ các công trình kết cấu hạ tầng: Điện, đường giao thông, trạm y tế, trường học cấp cơ sở, chợ và nước sạch, giảm tỷ lệ xã có tỷ lệ nghèo cao ( trên 40% ) từ 15% xuống còn 10 %.
     
Đang tải...