Luận Văn Một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước triển khai áp dụng TQM ở công ty Dệt 19. 5 Hà Nội

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Lan Chip, 19/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Chất lượng vốn là điểm yếu kém kéo dài nhiều năm ở nước ta trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây vấn đề chất lượng đã từng được đề cao và được coi là một mục tiêu quan trọng để phát triển kinh tế, nhưng kết quả lại chưa được là bao do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã phủ định nó trong các hoạt động cụ thể.
    Trong mười năm đổi mới kinh tế xã hội vấn đề chất lượng dần trở về đúng vị trí của nó. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cùng với quá trình mở cửa, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, quyết liệt. Do ép của hàng nhập khẩu, của người tiêu dùng trong và ngoài nước buộc các doanh nghiệp các nhà quản lý phải coi trọng vấn đề chất lượng. Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.
    Các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam đã nhận thấy rằng: Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình cạnh tranh hội nhập với khu vực và thế giới (Việt Nam đã ra nhập AFTA và tiến tới sẽ ra nhập WTO). Từ khi chuyển đổi cơ chế, các doanh nghiệp được trao quyền tự trị độc lập trong hoạt động kinh doanh, được hưởng các thành quả đạt được nhưng đồng thời phải chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Một mặt để cạnh tranh với hàng ngoại nhập ồ ạt tràn vào Việt Nam, mặt khác tạo điều kiện để hàng Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.
    Từ nhận thức trên các doanh nghiệp Việt Nam trong mấy năm gần đây đã chú trọng vấn đề chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý này.
    Quan điểm mới của chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng ngày nay cho rằng để đảm bảo và nâng cao được chất lượng sản phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà quản lý phải có kiến thức kinh nghiệm nhất định trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh, thực hiện tốt công tác quản lý đặc biệt là quản lý chất lượng.
    ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế. Một số tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến như ISO 9000, HACCP. . . đó là một dấu hiệu đáng mừng của chúng ta trong những bước đi trên con đường tiến tới kỷ nguyên chất lượng.
    Ngoài những hệ thống quản lý trên ngày nay chúng ta còn biết đến một một hình quản lý chất lượng toàn diện (TQM) đã thành công rực rỡ ở Nhật. Để cải tiến không ngừng chất lượng sản phẩm, dịch vụ quản lý chất lượng toàn diện (TQM) là một dụng pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thu hút sự tham gia của mội cấp mọi khâu, mọi người vào quá trình quản lý chất lượng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
    Thực chất quản lý chất lượng toàn diện (TQM) là một dụng pháp quản lý tập trung vào chất lượng dựa vào sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ sự thoả mãn yêu cầu khách hàng. TQM có thể áp theo nhiều cách khác nhau tuỳ vào từng điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp của tổ chức doanh nghiệp. Nó là một biện pháp quản lý linh hoạt không cứng nhắc, nhưng đòi hỏi sự nỗ lực của các thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp. Hiện nay trên thế giới đã có hàng nghìn tổ chức doanh nghiệp thực hiện thành công (TQM). Nhưng ở Việt Nam con số này còn quá ít do sự mới mẻ của phương thức quản lý này.
    Qua thời gian thực tập ở công ty Dệt 19. 5 Hà Nội em đã tìm hiểu về công tác quản lý, cũng như các điều kiện cụ thể của công ty, trong đó có công tác quản lý chất lượng. Được biết công ty đang có kế hoạch triển khai áp dụng (TQM), dưới sự hướng dẫn chỉ bảo, tận tình của thầy giáo TS Trương Đoàn Thể cộng với sự giúp đỡ của các Cô, Chú cán bộ lãnh đạo công ty, em chọn đề tài “Một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước triển khai áp dụng TQM ở công ty Dệt 19. 5 Hà Nội” để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
    Đề tài được chia làm ba chương:
    Chương I: Một số vấn đề cơ bản về quản lý chất lượng toàn diện “TQM”.
    Chương II: Thực trạng về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng
    ở công ty Dệt 19. 5 Hà Nội.
    Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước triển khai áp dụng TQM ở công ty Dệt 19. 5 Hà Nội.
    Vì khả năng có hạn, hơn nữa đây là một phương thức quản lý mới mẻ đối với nước ta, chưa có nhiều tài liệu tham khảo cho nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong sự góp ý, chỉ bảo của thầy giáo.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    Mục lục
    Lời mở đầu 1
    Chương I: Một số vấn đề cơ bản về quản lý chất lượng toàn diện (TQM)
    I. Bản chất của quản lý chất lượng toàn diện (TQM)
    1. Khái niệm về chất lượng
    2. Khái niệm về quản lý chất lượng toàn diện (TQM)
    a. Khái niệm
    b. Bản chất
    3. Đặc điểm và nguyên tắc cơ bản của TQM
    a. Đặc điểm
    b. Các nguyên tắc cơ bản của TQM
    II. Các yêu cầu và lợi ích cơ bản của TQM
    1. Các yêu cầu
    2. Những lợi ích cơ bản của TQM đối với doanh nghiệp
    III. Nội dung cơ bản của TQM
    1. Sử dụng vòng tròn Demming (PDCA) để xây dựng chương trình quản lý chất lượng
    a. Kaizen với sự mô tả bằng hệ thống và bằng Genba
    b. Cách tiếp cận bằng hệ thống và bằng Genba
    2.Thực thi quy tắc 5S – Sự khởi đầu của hệ thống
    3. Nhóm quản lý chất lượng (QC) nền tảng của TQM
    4. Xây dựng ngôi nhà chất lượng
    5. Thực hiện nguyên tắc JIT- Đúng khớp thời gian
    6. áp dụng kỹ thuật thống kê vào sản xuất đồng bộ
    7. Tính toán chi phí chất lượng
    IV. Các bước triền khai TQM trong doanh nghiệp
    1. Am hiểu và cam kết chính sách
    2. Chính sách chất lượng
    3. Công tác tổ chức vì chất lượng và sự phân công trách nhiệm
    4. Đo lường chất lượng và chi phí
    5. Hoạch định chất lượng
    6. Thiết kế chất lượng
    7. Xây dựng hệ thống chất lượng
    8. Kiểm soát quá trình bằng thống kê
    9. Kiểm soát chất lượng
    10. Nhóm chất lượng
    11. Đào tạo
    12. Thực thi TQM
    Chương II: Thực trạng công tác quản lý chất lượng ở công ty Dệt 19.5 Hà Nội
    I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
    1. Giới thiệu khái quát về công ty
    2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
    II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty
    1. Cơ cấu sản xuất và đặc điểm về sản phẩm của công ty
    2. Đặc điểm về vốn
    3. Đặc điểm về nguyên vật liệu
    4. Đặc điểm về quy trình công nghệ và máy móc thiết bị
    5. Đặc điểm về lao động
    6. Đặc điểm về bộ máy quản lý
    7. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
    III. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
    1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây
    2. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới
    IV. Thực trạng chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng của công ty Dệt 19. 5 Hà Nội
    1. thực trạng về chất lượng sản phẩm của công ty trong mấy năm gần đây
    a. Sản phẩm vải
    b. Sản phẩm sợi
    2. Thực trạng về quản lý chất lượng của công ty
    a. Mục tiêu phương hướng quản lý chất lượng
    b. Chính sách chất lượng
    c. Hệ thống quản lý chất lượng
    d. Hệ thống tài liệu chất lượng
    Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước triển khai áp dụng TQM ở công ty Dệt 19.5 Hà Nội
    I. Khả năng áp dụng TQM ở công ty Dệt 19.5 Hà Nội
    1. Thuận lợi
    2. Khó khăn
    II. Một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước triển khai áp dụng TQM ở công ty
    1. Tổ chức đào tạo về chất lượng cho các cấp trong công ty
    2. Xây dựng nhóm chất lượng (QC) trong công ty
    3. Bước đầu triển khai và hoàn thiện công tác tính toán chi phí chất lượng
    4. Nghiên cứu áp dụng các công cụ thống kê vào quản lý chất lượng của công ty
    5. Thực thi quy tắc 5S tại các phân xưởng và toàn công ty
    6. Xây dựng quá trình cải tiến liên tục
    [charge=150]http://up.4share.vn/f/74454d4147444d44/TM111.doc.file[/charge]
     
Đang tải...