Chuyên Đề Một số giải pháp chung cho ngành du lịch việt nam

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Du lịch Việt Nam mỗi năm có sự chuyển biến và phát triển rõ rệt. Trong đó năm 2007 là một năm khá thành công của ngành du lịch bởi có nhiều điểm nổi bật, trong đó ấn tượng nhất là lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt con số 4.230.000 người tăng 18% so với năm 2006. Có thể thấy rõ điều này qua sự thay đổi hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Nhiều cảnh quan đã được tái tạo cả trong nhân tạo và tự nhiên nhằm thu hút lượng khách cả trong nước và ngoài nước.
    Năm 2007 trong bối cảnh thiếu thốn về cơ sở vật chất tuy nhiên với số liệu thống kê như trên đã đem lại cho người trong nước một cái nhìn mới về hình ảnh đất nước mình. Nếu trước đây lượng khách đường bộ và lượng khách chi trả thấp rất cao (có những năm khách đường bộ phần lớn chi trả thấp chiếm khoảng trên 30%), thì trong năm 2007 tỉ lệ nhóm khách này đã giảm đáng kể trong tổng khách đến. Thay vào đó là những khách du lịch có khả năng chi trả cao và đi dài ngày hơn. Và điều đặc biệt là lượng khách đến với mục đích là du lịch thuần túy đã tăng 26% so với những năm trước. Bên cạnh đó còn có khách đến với mục đích thương mại và thăm người thân cũng tăng đáng kể. Lượng khách đến với mục đích khác giảm 10%. Điều này cho thấy cảnh quan và con người Việt Nam đang dần dần trở thành đểm đến của bạn bè quốc tế.

    Trong năm 2007, du lịch Việt Nam đã lấy thị trường ASEAN làm thị trường trọng tâm, thị trường Tây Âu là thị trường truyền thống trong đó tiêu biểu là các thị trường Anh, Pháp và Đức. Mặc dù trong suốt hơn 10 năm (từ năm 1995 đến năm 2005) tốc độ tăng trưởng của lượng khách này không đáng kể có năm còn âm (năm 2002,2003) nhưng trong năm 2007 đã tăng rõ rệt như: khách Pháp tăng 42% (đạt 183 nghìn lượt khách), khách Đức tăng 32% và khách Anh tăng xấp xỉ 28%. Thị trường Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là nhóm thị trường quan trọng nhất. Tổng lượng khách của 3 thị trường này đã chiếm hơn 30% tổng lượng du khách quốc tế đến trong năm 2007.

    Sang năm 2008 là một năm có nhiều biến động bất lợi đối với thị trường du lịch không những chỉ riêng Việt Nam mà còn một số quốc gia lớn trong khối ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaixia Trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình hình kinh tế- xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn và du lịch đã bị ảnh hưởng trực tiếp. Ước tính tổng số khách quốc tế đến Việt Nam cả năm 2008 đạt 4.253.740 lượt khách, tăng 0,6% so với năm 2007. Trong đó, lượng khách đến du lịch, nghỉ ngơi tăng 1% so với năm 2007; khách đến vì công việc tăng 25,4% so với năm 2007; khách đến thăm thân giảm 15,2% so với năm 2007; khách đến vì các mục đích giảm 23,3% so với năm 2007. Một số thị trường khách tăng như: Singapo tăng 14,6%, Malaysia tăng 13,4%, Trung Quốc tăng 13,1%, Thái Lan tăng 9,6%, Úc tăng 4,5%, Mỹ tăng 2,2% so với năm 2007. Bên cạnh các nước tăng như ở trên thì cũng có một số nước giảm như: Nhật giảm 6,1%, Hàn Quốc giảm 5,5%, Đài Loan giảm 4,9%, Pháp giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2007.
    .

    Ngành du lịch Việt Nam vẫn đặt ra mục tiêu sẽ đạt con số 4,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2009. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Trần Chiến Thắng nói trong cuộc phỏng vấn của phóng viên báo chí. Ông Trần Chiến Thắng cho biết mặc dù tình hình kinh tế thế giới đã và đang ảnh hưởng xấu, làm giảm lượng khách quốc tế đến Việt Nam, nhưng phân tích những dòng khách đến Việt Nam thời gian qua cho thấy ngành du lịch còn nhiều khả năng đạt mục tiêu trên.

    Năm 2009, với chủ điểm “Năm du lịch Tây Nguyên”, nhiều sự kiện đã được tổ chức tại miền đất này, mở đầu với lễ hội hoa Đà Lạt, tiếp đến là lễ hội cồng chiêng tại Gia Lai, lễ hội cà phê tại Đắc Lắc, lễ hội rượu cần ở Đắc Nông . Bên cạnh đó còn cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng; lễ hội biển Nha Trang; lễ hội du lịch và những ngày văn hóa Mê Công - Nhật Bản tại Cần Thơ; Hội chợ khách sạn và ẩm thực, Hội chợ quốc tế du lịch (đều tại TPHCM). Năm 2010, sự kiện nổi bật nhất sẽ là Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội; Festival Huế, cuộc thi Hoa hậu Thế giới tại Nha Trang, Liên hoan Phim quốc tế, Liên hoan Múa rối và xiếc quốc tế, lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt – Trung .
    .

    NHỮNG THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA DU LỊCH VIỆT NAM .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...