Báo Cáo Một số Giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình CPH các Doanh nghiệp nhà nước ngành mía đường

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    ​Sản xuất đường có vị trí quan trọng trong ngành chế biến nông sản và là ngành đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Sự phát triển và ổn định của ngành mía đường sẽ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập , chuyển dịch cơ cấu vùng nguyên liệu. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng giúp đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt, phát triển ngành mía đường càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi vì các nhà máy đường thường ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người nơi mà với đặc điểm đất đai thì cây mía là cây mang lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn các cây trồng khác. Chính vì vậy, phát triển mạnh hơn nữa ngành mía đường không những đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế mà còn ổn định được chính trị xã hội của đất nước.
    Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc sản xuất kinh doanh của phần lớn các nhà máy, công ty đường gặp rất nhiều khó khăn do giá đường xuống thấp và do vốn đầu tư cũng như vốn lưu động để sản xuất chủ yếu là vốn vay với lãi suất cao, mặc dù đã dùng nhiều biện pháp để giảm chi phí và giá thành đường nhưng hầu hết các nhà máy đường đều bị lỗ. Chính vì vậy, tháo gỡ khó khăn tài chính cho các nhà máy đường trên cơ sở đó tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp mía đường mà trọng tâm là cổ phần hoá là hết sức cần thiết và phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành.
    Với ý nghĩa đó tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ngành mía đường” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình.
    * Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    Cố gắng đi sâu vào nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, phương pháp luận về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Từ đó nêu sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ngành mía đường.
    Đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của ngành mía đường cũng như tiến trình cổ phần hoá ở các nhà máy, công ty đường trong thời gian vừa qua
    Từ phân tích thực trạng đưa ra một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ngành mía đường.
    * Đối tượng nghiên cứu:
    Tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty nhà máy đường Việt Nam trong thời gian qua và tình hình thực hiện cổ phần hoá ở các công ty, nhà máy đó.
    * Nội dung và kết cấu của đề tài:
    Với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu nêu trên, luận văn có nội dung và kết cấu như sau:
    Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
    Chương II: Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ngành mía đường
    Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong ngành mía đường
    Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn giúp đỡ chỉ bảo tận tình của Thạc sỹ Đào Thị Ngân Giang, ông Đinh Quang Diệu - chuyên viên chính Vụ Kinh tế nông nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cô chú cán bộ trong Vụ cùng các cô chú trong Phòng thường trực Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Tổng công ty mía đường I – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tôi có thể hoàn thành đề tài này.
    Hà Nội, ngày tháng năm 2004
    Sinh viên thực hiện

    Đinh Thị Minh Phượng
     
Đang tải...