Luận Văn Một số Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy XK mặt hàng nông sản tại Cty XNK tổng hợp I

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy XK mặt hàng nông sản tại Cty XNK tổng hợp I

    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

    Lời nói đầu
    Lời nói đầuViệt nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới đang ra sức đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế mở , hội nhập với khu vực và thế giới, hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước có hiệu quả.
    Ngày nay hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Vì vậy Đảng cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khảng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác xuất khẩu và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn phải tập trung thực hiện. Có đẩy mạnh xuất khẩu mở cửa nền kinh tế Việt Nam mới khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tề quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho dân cư.
    Từ đặc điểm nền kinh tế là một nước nông nghiệp lạc hậu với 70% dân số sống bằng nghề nông, Việt nam xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu cần thiết để nhâpj khẩu máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước.
    Tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I cũng góp phần đảy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là một trong những công ty hàng đầu về kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam, mặt hàng kinh doanh của công ty rất đa dạng trong đó nông sản là một trong những mặt hàng được công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I chú trọng trong cơ cấu mặt hàng của mình. Xuất phát từ thực tiễn trên qua thực tế thực tập tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I em nhận thấy công ty đã tìm ra cho mình hướng đi đúng trong hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên bên cạnh những thành công mà công ty dã đạt được thì vẫn còn những hạn chế nhất định trong khâu tìm nguồn hàng, tìm thị trường xuất khẩu, dự trữ và bảo quản hàng hoá . Vì vậy đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I" được chọn để nghiên cứu. Đề tài tổng kết những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu, phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tại công ty . Trên cơ sở đó đề tài đưa ra một số kiến nghị và biện pháp cơ bản để đảy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của công ty. Với mục đích đặt ra ở trên, luận văn tốt nghiệp ngoài lời nói đầu và kết luận gồm 3 chương:
    ChươngI: Lí luận chung về hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I.
    Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I .
    Chương III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I .
    Qua luận văn này em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thừa Lộc, Thầy giáo và tập thể cán bộ công tác tại phòng nghiệp vụ 5, phòng tổ chức cán bộ công ty đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em hoàn thành luận văn này. Với thời gian thực tế còn ít, tư liệu tổng kết và thống kê chưa đầy đủ, sự hiểu biết của bản thân còn hanj chế, do vậy luận văn này không tránh khỏi những sai xót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.



    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
    MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY
    XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I

    I. Vai trò hoạt động xuất khẩu nông sản đối với hoạt động kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp I .
    1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu .
    Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc buôn bán hàng hoá, dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán với nguyên tắc ngang giá. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay cả hai quốc gia.
    Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Việc trao đổi hàng hoá mang lại lợi ích cho các quốc gia, do đó các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển.
    Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và cả công nghệ kĩ thuật cao. Tất cả hoạt động trao đổi này đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia.
    Hoạt động xuất khẩu còn diễn ra trên phạm vi rất rộng về cả không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một nước hay nhiều nước khác nhau.

    2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong hoạt động kinh doanh.
    2.1. Đối với nền kinh tế thế giới:
    Xuất khẩu hàng hoá nằm trong khâu phân phối và lưu thông hàng hoá của quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết giữa những người sản xuất nước này với người tiêu dùng nước khác. Nền kinh tế xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực hoạt động kinhdoanh này, Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế thế giới nói chung thể hiện qua các sau:
    Thông qua hoạt động xuất khẩu sẽ giúp nền kinh tế của các quốc gia có điều kiện “xích lại” gần nhau hơn góp phần vào xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, có thể khai thác được lợi thế của mình, sử dụng tốt nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực.
    Hoạt đông xuất khẩu sẽ tạo ra cơ hội cho các quốc gia cùng nhau trao đổi phương pháp quản lý, trao đổi thành tựu khoa học tiên tiến . Đây là yếu tố then chốt trong quá trình CNH- HĐH đất nước, không những cho phép tăng khối lượng sản phẩm mà còn tăng chất lượng sản phẩm, tăng tính đa dạng của sản phẩm, tiết kiệm chi phí lao động xã hội.
    Hoạt động xuất khẩu góp phần tạo nên sự liên kết các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại như: dịch vụ thương mại, bảo hiểm, thông tin liên lạc quốc tế, dịch vụ tài chính tín dụng quốc tế hay kinh doanh du lịch quốc tế.
    Hoạt động xuất khẩu tăng cường hợp tác và chuyên môn hoá quốc tế, là một mắt xích quan trọng trong quá trình phân công lao động quốc tế.
    Thông qua lao động xuất khẩu sẽ kích thích sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Từ đó làm cho khối lượng sản phẩm và nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế thế giới tăng lên.

    2.2.Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia:
    Xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có 4 điều kiện là: nhân lực, tài nguyên, vốnvà kĩ thuật. Song không phải bất cứ quốc gia nào cũng có đủ các điều kiện ấy. Trong thời kỳ hiện nay hầu hết các quốc gia đang phát triển đều thiếu thốn kĩ thuật nhưng lại thừa lao động. Để giải quyết tình trạng này buộc phải tiến hành nhập khẩu những trang thiết bị từ bên ngoài mà trong nước chưa có khả năng đáp ứng. Những vấn đề đặt ra là làm thế nào có đủ ngoại tệ cần thiết cho việc nhập khẩu.
     
Đang tải...