Chuyên Đề Một số Giải pháp chủ yếu nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI NÓI ĐẦU. 3
    CHƯƠNG I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ
    TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. 6
    I- Khái niệm, phân loại đầu tư nước ngoài và đầu tư trực tiếp
    nước ngoài 6

    1. Khái niệm về đầu tư nước ngoài 6
    2. Nguyên nhân hình thành đầu tư nước ngoài 7
    3. Phân loại đầu tư nước ngoài 7
    4. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) 8
    II- Vai trò của FDI nói chung và đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng 14

    1. Vai trò của FDI đối với chủ đầu tư 14
    2. Vai trò của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư 15
    3. Vai trò của FDI đối với việc phát triển kinh tế Việt Nam. 16
    III- Những xu hướng vận động chủ yếu của FDI trên thế giới hiện nay 18
    1. Dòng vốn FDI trên thế giới ngày một gia tăng và chịu sự
    chi phối chủ yếu của các nước công nghiệp phát triển 18
    2. Đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức hợp nhất hoặc mua lại
    các chi nhánh công ty ở nước ngoài đã bùng nổ trong những
    năm gần đây, trở thành chiến lược hợp tác phát triển chính
    của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) 19
    3. Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới 20
    4. Các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật chi phối dòng vận động
    chính của vốn FDI trên thế giới. 21
    5. Các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) đóng vai trò rất quan
    trọng và đang đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 23
    6. Dòng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển đang gia
    tăng mạnh mẽ, đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á 24
    CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
    VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 26
    I- Tình hình triển khai thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 26

    1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) 26
    2. Tình hình triển khai các dự án đã được cấp giấy phép 30
    3. Nhịp độ đầu tư 1997 -1998, nguyên nhân và triển vọng. 33
    II- Đánh giá những ưu và nhược điểm trong quá trình thu hút
    đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 36

    1. Ưu điểm 36
    2. Nhược điểm
    III- Một số bài học kinh nghiệm 42
    1. Về nguyên nhân thất bại của các dự án 43
    2. Bài học về vận động và thu hút vốn FDI 44
    3. Về khâu thẩm định và cấp giấy phép 45
    4. Về công tác quản lý các dự án đã dược cấp giấy phép 46
    CHƯƠNG III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ MỞ RỘNG QUY MÔ VÀ
    NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 48
    I- Hệ quan điểm và dự báo nhu cầu, mục tiêu thu hút FDI vào Việt Nam. 48

    1. Hệ quan điểm 48
    2. Dự báo nhu cầu và mục tiêu thu hút FDI vào Việt Nam
    trong thời gian tới 48
    3. Xem xét khả năng của Việt Nam trong việc thu hút FDI
    trong thời gian tới 50
    II- Những giải pháp chủ yếu nhằm thu hút có hiệu quả vốn đầu tư
    trực tiếp nước ngoài vào Việt nam 56
    1. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư 56
    2. Thực hiện đồng bộ chính sách khuyến khích đầu tư , phối hợp
    tối ưu giữa đầu tư trong nước với FDI , giữa ODA và FDI 62
    3. Lập chương trình, quy hoạch thu hút FDI 65
    4. Tăng cường hoạt động xúc tiến vận động đầu tư kết hợp với
    lựa chọn thẩm tra đối tác nước ngoài 67
    5. Tăng cường quản lý các dự án FDI trong quá trình thẩm định
    triển khai dự án 69
    6. Một số biện pháp cụ thể để mở rộng và nâng cao hiệu quả
    hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời gian tới 73
    KẾT LUẬN 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 77


    Lời nói đầu
    Đ

    ầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment - FDI ) là một hình thức của đầu tư quốc tế. Nó ra đời và phát triển là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế và quá trình phân công lao động quốc tế theo chiều sâu.
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) đã được xem như chiếc chìa khóa của sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Thông qua đó cho phép các nước sở tại thu hút được các công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến . nhằm khai thác lợi thế so sánh của đất nước mình, thúc đẩy xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh, điều chỉnh và dịch chuyển cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi thị trường khu vực và thế giới.
    Ngày nay, việc thu hút vốn FDI không chỉ diễn ra ở các nước chậm và đang phát triển mà nó còn thể hiện ở các nước có trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu . Do vậy, đã diễn ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt để tìm kiếm nguồn vốn FDI . Quốc gia nào có sức hấp dẫn hơn, có môi trường đầu tư thông thoáng hơn và thuận tiện hơn, có khả năng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn thì quốc gia đó sẽ giành được nhiều thuận lợi hơn trong cuộc cạnh tranh này. Rõ ràng là thu hút FDI mang tính quy luật chung đối với tất cả các nước. Quy luật này càng trở nên bức thiết đối với các nước chậm và đang phát triển trong đó có cả Việt Nam. Với xuất phát điểm kinh tế, trình độ khoa học công nghệ và quản lý còn thấp, để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, chúng ta không còn con đường nào khác là phải tăng cường thu hút FDI để phát triển kinh tế.
    Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà mục tiêu tổng quát là tăng thu nhập quốc dân lên gấp hai lần trong khoảng từ năm 1991 đến năm 2000, vấn đề đầu tư nói chung, vấn đề vốn nước ngoài nói riêng đang nổi lên như là một phương thức quan trong nhất. Triển vọng tăng trưởng nhanh của đất nước là tốt đẹp, song cũng có không ít những trở ngại đặt ra. Nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời thì không những không đạt được mục tiêu đề ra, mà ngay cả những thành tựu đã đạt được trước kia cũng có nguy cơ bị huỷ hoại.
    Về chiến lược và giải pháp tạo vốn, chúng ta có thể thấy rõ có ba mô hình cơ bản là: Chiến lược và biện pháp tạo vốn "hướng nội", chiến lược và biện pháp tạo vốn "hướng ngoại", chiến lược và biện pháp tạo vốn kết hợp nguồn vốn trong nước và ngoài nước.
    Xét cả ba mô hình trong bối cảnh kinh tế -chính trị thế giới vừa thuận lợi vừa khó khăn hiện nay, mô hình thích hợp cho chiến lược tạo vốn của Việt Nam là thu hút vốn nước ngoài kết hợp với việc huy động mọi nguồn vốn trong nước.
    Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn trong nước ta, ta có lợi thế "tự lực cánh sinh" chậm mà chắc đó là nguồn tiềm ẩn tương đối lớn. Tuy nhiên yếu tố thời gian không cho phép chúng ta chậm trễ, bởi vì khoảng cách lạc hậu giữa các quốc gia theo tỷ lệ thuận, càng chậm bao nhiêu càng tụt hậu đến đó.
    Nguồn vốn bên ngoài nếu được thu hút và sử dụng không có hiệu quả sẽ tạo nên gánh nặng tài chính cho quốc gia và những thế hệ sau phải gánh chịu hậu quả nợ nần đó (trường hợp Argentina, Brazil là một thí dụ điển hình, sau một thời kỳ tăng trưởng rực rỡ, khi đã bị rơi vào tình trạng bất ổn và suy thoái nghiêm trọng - thậm chí còn tụt xuống thấp hơn mức xuất phát như Nigeria).
    Do vậy, để thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển - xã hội đến năm 2000, chúng ta cần phải có một lượng vốn lớn. Trong khi nguồn vốn trong nước chỉ mới đáp ứng được 50%, chúng ta phải nhờ tới đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ), nhằm bù đắp sự thiếu hụt về vốn thường xuất hiện ban đầu.
    Ở nước ta, qua một thời gian thực hiện luật đầu tư nước ngoài, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều tồn tại và vấn đề mới nảy sinh . gây trở ngại cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
    Xuất phát từ lý luận và yêu cầu thực tiễn khách quan qua vấn đề tạo nguồn vốn đầu tư để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu "Một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp.
    1. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    Tổng luận, phân tích tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua, kết quả thành công và những hạn chế đạt được. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp cơ bản để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
    2. Nhiệm vụ của đề tài:
    - Đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ ra yêu cầu thực tiễn khách quan trong qúa trình thực hiện đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó tìm ra những nguyên nhân của thực trạng đó.
    - Đề xuất một số biện pháp cơ bản để thu hút đầu tư trực tiếp vào Việt Nam có hiệu quả.
    3. Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm quá trình triển khai, những ưu nhược điểm, những vấn đề đặt ra cần giải quyết, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
    4. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn chia làm 3 chương:
    Chương I - Một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    Chương II - Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời kỳ qua.
    Chương III - Những giải pháp cơ bản mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian trên.
     
Đang tải...