Báo Cáo Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời Mở đầu


    Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước thì ngành nông nghiệp nước ta cũng đang từng bước phát triển một cách nhanh chóng .
    Nông nghiệp nước ta là một ngành sản xuất còn chứa đựng những yếu tố nguồn lực dồi dào cần được huy động để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó đòi hỏi phải có một hệ thống biện pháp đồng bộ, trong đó biện pháp về tổ chức sản xuất có vai trò rất quan trọng. Những năm gần đây ở nước ta kinh tế trang trại phát triển khá nhanh và đang trở thành hình thức kinh tế hiệu quả trong nông nghiệp. Như PGS . PTS . Lâm Quang Huyên đã nói: “ Trang trại là xu hướng phát triển tất yếu của nông nghiệp nước ta”.
    Hoài Đức là huyện có vị trí địa lý gần thủ đô Hà Nội, thị xã Hà Đông, thị xã Sơn Tây, khu du lịch Ba Vì, nằm giáp vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đây là thị trường tiêu thụ lớn về sản phẩm nông sản hàng hoá và hàng hoá tiểu thủ công nghiệp, thúc đẩy sản xuất của huyện phát triển. Vị trí địa lý này đã tạo điều kiện thuận lợi để thương mại dịch vụ phát triển và tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất. Những điều kiện trên cũng rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện còn chậm, sản phẩm hàng hoá chưa nhiêu nhưng tiêu thụ lại bấp bênh và ít mang tính cạnh tranh. Do đó việc phát triển kinh tế trang trại sẽ tạo ra nhiều mặt hàng sản phẩm thì quá trình tiêu thụ lại khó khăn hơn nhiều.
    Tuy nhiên việc phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp nông thôn hiện nay ở huyện Hoài Đức là một yêu cầu cấp bách, tạo đà cho nông nghiệp chuyển biến tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từng bước phát huy nội lực trong nông nghiệp nông thôn, tạo ra một cơ chế sử dụng đất đai hợp lý khai thác có hiệu quả việc cải tạo đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá. Góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư nông thôn của huyện.
    Từ thực tế về những lợi thế cũng như những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế trang trại và nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế trang trại trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng cũng như phát triển kinh tế xã hội của huyện Hoài Đức nói chung, em quyết định chọn đề tài:
    “Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây.” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
    Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 phần chính sau:
    Chương I . Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại .
    Chương II . Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây .
    Chương III . Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hoài Đức.






    Mục lục
    Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại 5
    I. Những vấn đề về kinh tế trang trại 5
    1. Khái niệm về kinh tế trang trại 5
    2. Đặc trưng của kinh tế trang trại 7
    3. Tiêu chí nhận dạng trang trại 8
    4. Điều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại
    trong nền kinh tế thị trường 9
    5. Các loại hình trang trại 15
    6. Vai trò của kinh tế trang trại 17
    7. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta trong thời gian tới 18
    II. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển kinh tế trang trại 22
    1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại
    ở một số nước trên thế giới 22
    2. Khái quát quá trình phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay 24
    3. Chủ trương , chính sách phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước 25
    Chương II : Thực trạng phát triển kinh tế trang trại
    ở huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây 27
    I. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Hoài Đức 27
    1. Đặc điểm tự nhiên 27
    2. Đặc điểm kinh tế 29
    3. Dân số và lao động 29
    4. Cơ sở hạ tầng 30
    5. Thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đối với việc
    phát triển kinh tế trang trại 32
    II. Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại
    ở Hà Tây hiện nay 33
    III. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hoài Đức 37
    1. Số lượng và các loại hình trang trại trên địa bàn huyện 37
    2. Đất đai của trang trại 37
    3. Vốn của trang trại 39
    4. Lao động của trang trại 39
    5. Vấn đề áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cảu trang trại 40
    6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của trang trại 40
    7. Kết quả nghiên cứu mô hình kinh tế trang trại điểm 41
    8. Kết quả và hiệu quả sản xuất của kinh tế trang trại 43
    IV. Nhận xét chung 44
    1. Những ưu điểm đạt được 44
    2. Nhược điểm còn tồn tại và nguyên nhân 45
    3. Những vấn đề đặt ra 46
    Chương III : Phương hướng và giải pháp phát triển
    kinh tế trang trại ở huyện Hoài Đức 48
    I. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại 48
    1. Quan điểm chung về phát triển kinh tế trang trại 48
    2. Quan điểm về phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây nói chung và
    huyện Hoài Đức nói riêng 52
    II. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hoài Đức
    trong thời gian tới 53
    1. Phương hướng chung về phát triển kinh tế trang trại ở nước ta
    trong thời gian tới 53
    2. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hoài Đức
    trong những năm tới 53
    III. Giải pháp phát triển kinh tế trang trại 55
    1. Giải pháp về đất đai cho trang trại 55
    2. Giải pháp về vốn 56
    3. Tăng xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp
    nông thôn 56
    4. Có kế hoạch đào và phát triển nguồn nhân lực cho các trang trại 57
    5. Nâng cao trình độ ứng dụng khoa học công nghệ ở các trang trại 57
    6. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các trang trại tiếp cận thị trường
    tiêu thụ nông sản hàng hoá 58
    7. Giải pháp về quy hoạch và thiết kế vùng phát triển kinh tế trang trại 59
    8. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại 59
    IV. Những kiến nghị 60
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...