Luận Văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh


    LỜI MỞ ĐẦU
    1.Lí do chọn đề tài
    Việt Nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự
    phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, du lịch cũng đang dần khẳng
    định được vai trò của nó trong nền kinh tế đất nước. Ngành Du lịch Việt Nam nói
    chung và du lịch khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh nói riêng trong những năm qua
    đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Lượng khách du lịch nội địa và quốc tế
    không ngừng tăng lên, thu nhập du lịch cũng được nâng lên đáng kể, hệ thống cơ
    sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật liên tục được nâng cấp cả về số lượng và chất
    lượng. Bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế, du lịch cũng là ngành có đóng
    góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, nâng cao
    thu nhập, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Đây cũng là ngành có đóng góp
    lớn vào cơ cấu kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Tuy
    nhiên, trong quá trình phát triển du lịch ở khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh, đặc
    biệt là vùng ven bờ biển vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, nhất là trong việc
    quản lí, khai thác tài nguyên. Điều đó đã gây tác hại, làm cho nguồn tài nguyên bị
    suy thoái, môi trường bị hủy hoại, bản sắc văn hóa dân tộc bị đe doạ, các giá trị văn
    hóa truyền thống bị thương mại hóa, tệ nạn xã hội nảy sinh ngày càng nghiêm
    trọng. Để giải quyết tốt vấn đề bức xúc này đòi hỏi phải có những biện pháp mang
    tính khoa học, hiệu quả và đồng bộ nhằm đạt được những mục tiêu về phương diện
    kinh tế, văn hóa - xã hội, tài nguyên - môi trường, đảm bảo phát triển bền vững
    trong tương lai. Vì vậy, em chọn Đề tài “Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
    du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh”, để làm Khoá luận tốt
    nghiệp, mong muốn có thể đóng góp một chút công sức để giải quyết những vấn đề
    cấp thiết đang đặt ra cho ngành Du lịch của Hải Phòng và Quảng Ninh, là hai cực
    quan trọng trong
    Tam giác động lực tăng trưởng kinh tế phía Bắc, cũng là quê hương yêu dấu
    của em.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    a. Mục đích
    - Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh tế xã hội đang diễn ra tại khu vực
    ven bở Hải Phòng - Quảng Ninh và những tác động của nó tới các vấn đề kinh
    tế, văn hóa xã hội, môi trường du lịch của vùng.
    - Thông qua nhận định tình hình thực tiễn phát triển của ngành du lịch,
    tìm ra các giải pháp bảo vệ môi trường, văn hóa, xã hội nhằm phát triển du lịch
    một cách bền vững.
    b. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tổng quan những vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển du lịch
    bền vững.
    - Nghiên cứu về thực trạng nguồn tài nguyên du lịch, đánh giá hiện trạng
    và khả năng khai thác phục vụ các hoạt động du lịch của khu vực ven bờ Hải
    Phòng - Quảng Ninh.
    - Nhận xét, đánh giá tình hình phát triển du lịch ở khu vực ven bờ Hải
    Phòng - Quảng Ninh trên quan điểm phát triển bền vững.
    - Đề xuất một số biện pháp nhằm đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền
    vững ở khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trong thời gian tới.
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động du lịch ở khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh.
    - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các hoạt động du lịch tại
    vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh. Giới hạn không gian được tính theo quy
    ước hành chính, bao gồm toàn bộ các hải đảo ven bờ cùng tất cả các đơn vị
    quận, huyện, thị của hai địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh có đường bờ
    biển chạy qua.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Trong quá trinh nghiên cứu khóa luận đã sử dụng nhiều phương pháp
    khác nhau, bổ sung cho nhau, tạo điều kiện để Khóa luận đạt được kết quả một
    cách khả quan và có cơ sở khoa học.
    - Các phương pháp đã sử dụng:
    + Phương pháp thu thập và xử lí dữ liệu;
    + Phương pháp nghiên cứu thực địa;
    + Phương pháp phân tích hệ thống;
    + Phương pháp thống kê.
    5. Cấu trúc Khoá luận
    Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục nội dung
    chính Khóa luận được chia làm 3 chương, gồm:
    + Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển du lịch bền vững.
    + Chương 2: Các nguồn lực chính và thực trạng phát triển du lịch ở vùng
    ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh.
    + Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững
    ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh.


    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
    DU LỊCH BỀN VỮNG
    1.1. Các khái niệm chính về phát triển bền vững và du lịch bền vững
    1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững
    Sự phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành
    khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, khoa học kĩ thuật. Phát triển là
    xu hướng tất yếu của thế giới vật chất, thế giới tự nhiên nói chung và của xã hội
    loài người nói riêng. Phát triển kinh tế xã hội là một q uá trình tăng trưởng nhằm
    nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người thông qua qua việc phát
    triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao các giá trị văn hóa cộng
    đồng.
    Mục tiêu chính của quá trình phát triển là không ngừng nâng cao các
    điều kiện, chất lượng cuộc sống của con người, làm cho con người ít phụ thuộc
    vào tự nhiên, đồng thời tạo lập sự công bằng và bình đẳng giữa các tầng lớp
    trong xã hội. Các mục tiêu phát triển thường được cụ thể hóa bằng những chỉ
    tiêu về đời sống vật chất như bình quân đầu người về GDP, về lương thực, về
    nhà ở, về các điều kiện chăm sóc sức khỏe, về đời sống tinh thần như giáo dục,
    văn hóa nghệ thuật, thể thao, sự bình đẳng xã hội, tự do chính trị, truyền thống
    lịch sử của từng quốc gia.
    Song trong quá trình phát triển, bên cạnh việc mang lại những lợi ích về
    mặt kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho con người thì
    quá trình này cũng đã và đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ra
    những tác đông tiêu cực làm suy thoái môi trường. Trước những thực tế đó, con
    người không thể khai thác nguồn tài nguyên một cách tùy tiện, không có kế
    hoach và sự kiểm soát, vì sẽ dẫn tới hậu quả không những làm cạn kiệt nguồn tài
    nguyên mà còn mất đi sự cân bằng về môi trường sinh thái, gây ra những hậu
    quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Lê Thạc Cán, 2005. Phát triển du lịch bền vững: thách thức và hi vọng
    của nhân loại. Bộ KH & TN, HN.
    2. Đặng Duy Lợi, 1994. Xây dựng luận chứng khoa học kĩ thuật chỉ đạo
    quy hoạch tổng thể phát triển du lịch khu vực Đồ - Sơn - Cát Bà - Hạ Long. Báo
    cáo chuyên đề thuộc đề tài KT. 03 – 18 (lưu trữ Chương trình biển), Hà Nội,
    Tr.02 – 103.
    3. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh và nnk., 2002. Tài
    nguyên và môi trường du lịch Việt Nam. Nxb. Giáo dục, Hà Nội; Tr. 5 – 218.
    4. Lê Văn Minh, 2008. Nghiên cứu trung tâm du lịch Hải Phòng – Quảng Ninh
    trên quan điểm phát triển bền vững. Luận án Tiến sĩ Địa lý. Hà Nội; Tr. 9 – 137.
    5. Nguyễn Thanh Sơn,1996. Tổ chức lãnh thổ du lịch thành phố Hải
    Phòng. Luận án Phó tiến sĩ Khoa học địa lí – Địa chất. Hà Nội, Tr 1 – 154.
    6. Nguyễn Thanh Sơn, 2007. Một số ý kiến về vấn đề phát triển du lịch
    sinh thái biển bền vững ở Hải Phòng. Tài nguyên và môi trường biển; Tập
    XII.Nxb. KH & KT, Hà Nội, Tr 63 – 76.
    7. Nguyễn Thanh Sơn, 2009. Hướng tới phát triển du lịch bền vững ở
    vùng bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng. Tuyển tập Tài nguyên và môi trường
    biển; Tập XIII. Nxb. KH&KT; Hà Nội; Tr.67 – 77.
    8. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng. Báo cáo tổng kết các
    năm ngành du lịch Hải Phòng (1994 – 2009).
    9. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết các
    nam ngành Du lịch Quảng Ninh (1994 – 2009).
    10. Trần Đức Thanh, 2002. Nhập môn khoa học du lịch. Nxb. ĐHQG Hà Nội.
    11. Tống Duy Thanh, Vũ Khúc, 2005. Các phân vị đia tầng Việt Nam.
    Nxb. ĐHQGHN, Hà Nội, Tr. 01 -200.
    12. Trần Đức Thạnh và nnk.,2006. Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động
    và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên một số vũng vịnh chủ yếu ven bờ
    biển Việt Nam. Báo cáo tổng kết Đề tài khoa học cấp Quốc gia KC. 09 – 22. Tr.
    01 – 250 (Báo cáo lưu trữ viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng).
    13. Tổng cục Du lịch Việt Nam. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam
    đến năm 2010 và định hướng năm 2020.
    14. Tổng cục Du lịch Việt Nam. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
    vùng Bắc Bộ Năm 2000 – 2020.
    15. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ và nnk., 2005. Địa lí các tỉnh và thành
    phố Việt Nam; Tập II - Các tỉnh vùng Đông Bắc. Nxb. Giáo dục, Tp. Hồ Chí
    Minh, Tr. 238 – 267.
    16. Nguyễn Minh Tuệ và nnk, 1999. Địa lí du lịch. Nxb. Thành phố Hồ
    Chí Minh.
    17. Viện nghiên cứu biển, 1975. Điều tra tổng hợp vùng bờ biển Quảng
    Ninh - Hải Phòng (Tài liệu lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi Trường biển).
    18. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2001. Cơ sở khoa học và giải pháp
    phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.
    19. Bùi Thị Hải Yến, 2006. Quy hoạch du lịch. Nxb. Giáo dục.
    20.Web: Dulichvn.org.vn
    21 Web: Haiphong.gov.vn
    22Web: Halongtourism.com.vn
    23.Web: Vietnamtourism.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...