Chuyên Đề Một số Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh NK tại công ty thương mại dịch

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Đất nước Việt nam đã và đang trong một thời kỳ đổi mới kinh tế đầy sống động. Công cuộc đổi mới này được bắt nguồn từ đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986). Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện cho nền kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và liên tục đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Đóng góp vào thành công này có nhiều yếu tố nhưng một bộ phận vô cùng quan trọng phải kể đến là việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
    Xuất nhập khẩu là lĩnh vực cần thiết không thể thiếu đối vối bất kỳ quốc gia nào.Để tăng trưởng kinh tế nhanh chóng quốc gia cần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu bởi vì xuất khẩu sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong nước còn nhập khẩu sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, có hiệu quả góp phần mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng, từng bước ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
    Việt Nam tuy là một nước giàu tài nguyên nhưng vẫn chưa đảm bảo được đầy đủ nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất trong nước. Nắm được thực trạng đó ngay từ ngày đầu thành lập công ty Thương mại dịch vụ nhựa đã rất chú trọng vào lĩnh vực nhập khẩu nguyên liệu nhựa, hoá chất nhựa. Công ty đã đầu tư rất lớn vào lĩnh vực này và biến nó thành ngành kinh doanh chủ yếu của công ty nhằm cung cấp đủ cho nhu cầu của các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa trong toàn quốc.
    Như vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu không những có ý nghĩa quyết định đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội.
    Qua nhận thức về mặt lý luận tại trường đại học Kinh tế quốc dân cùng với thời gian thực tập nghiên cứu tại công ty Thương mại dịch vụ nhựa, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.s Cao Thuý Xiêm và gợi ý của các cán bộ trong công ty tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty Thương mại dịch vụ nhựa”.
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tàI: Vận dụng lý luận vào thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty để rút ra những mạt được, tồn tạI cơ bản,nguyên nhân gây ra những tồn tại. Trên cơ sở đó đề xuất một số giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: đề tàI lấy công ty thương mạI dịch vụ nhựa làm đối tượng nghiên cứu. Hoạt động của công ty có nhiều mặt, đề tàI chỉ đI sâu nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.
    Đề tài gồm 3 phần:
    Chương I : Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
    Chương II : Phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại dịch vụ nhựa trong thời gian qua .
    Chương III : Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty Thương mại dịch vụ nhựa









    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ
    KINH DOANH NHẬP KHẨU

    I. Hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường
    1. Sự cần thiết của nhập khẩu:

    Khái niệm hoạt động nhập khẩu là việc mua bán trao đổi hàng hoá dịch vụ của nước này với nước khác và dùng ngoại tệ làm phương tiện trao đổi. Nó không chỉ là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có các tổ chức bên trong và bên ngoài. Vậy thực chất nhập khẩu ở đây là nhập khẩu từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ các hàng hoá đó ở thị trường nội địa hoặc tái sản xuất với mục đích thu lợi nhuận, nối liền sản xuất giữa các quốc gia.
    Thực tế đã chứng minh rằng: không một nước nào, quốc gia nào có khả năng sản xuất mọi loại hàng hoá đáp ứng mọi nhu cầu trong nước và con người đã thấy được lợi ích của trao đổi hàng hoá giữa các nước từ khi xuất hiện nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Hoạt động xuất nhập khẩu là cần thiết vì lý do cơ bản là khai thác được lợi thế so sánh của nước xuất khẩu và mở rộng khả năng tiêu dùng của nước nhập khẩu. Nhà kinh tế học người Anh David Ricardo đã chứng minh được rằng, chuyên môn hoá quốc tế có lợi cho mọi quốc gia và gọi đó là quy luật lợi thế tương đối hay lý thuyết về lợi thế so sánh. Lý thuyết này khẳng định, mọi nước đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế. Một quốc gia hay các cá nhân có thể nâng cao mức sống và thu nhập thực tế bằng cách chuyên môn hoá vào sản xuất các hàng hoá mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả sản xuất cao nhất và xuất khẩu các hàng hoá đó đổi lấy hàng nhập khẩu từ quốc gia, khu vực khác.
    Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng. Chuyên môn hoá quy mô lớn làm cho chi phí sản xuất giảm và hiệu quả kinh tế theo quy mô sẽ thực hiện. Từ đó nó mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của mỗi quốc gia. Hoạt động nhập khẩu đã cho phép một quốc gia tiêu dùng các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng so với danh giới khả năng sản xuất và tiêu dùng trong nước khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không giao lưu buôn bán. Như vậy, hoạt động nhập khẩu làm cho mỗi quốc gia có nhiều loại hàng hoá hơn, có thể cải thiện cuộc sống trong nước.
    Ngoài ra, sự cần thiết của nhập khẩu còn được chứng minh qua việc nó góp phần phát huy được thị hiếu của dân cư mỗi nước. Các nước có lực lương sản xuất phát triển, có kỹ thuật công nghệ tiên tiến sẽ sản xuất ra nhiều loại hàng hoá khác nhau, chất lượng tốt hơn và giá cả rẻ hơn các nước có ít nguồn lực và lực lượng sản xuất kém phát triển. Nhưng nhu cầu của con người thì không có giới hạn. Chỉ có thông qua con đường thương mại quốc tế các nước sẽ mua, nhập khẩu những hàng hoá dịch vụ ở những thị trường có giá rẻ, chất lượng cao và bán, xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường có giá cả đắt. ở đây điều quan trọng hơn cho các nước là không phải lúc nào cũng nhập khẩu được hàng hoá, dịch vụ giá rẻ và xuất khẩu được giá đắt mà chính là các nước đã lợi dụng được lợi thế so sánh để trao đổi quốc tế để sao cho cả hai bên đều có lợi.
    Hoạt động nhập khẩu cũng có thể mang vào trong nước những trào lưu mới, những phong tục tập quán của các quốc gia khác nhau đồng thời cũng diễn ra sự cạnh tranh giữa hàng hoá trong nước và hàng hoá nhập khẩu gây ra những khó khăn cho một số ngành sản xuất trong nước kéo theo một số tầng lớp dân cư. Do vậy, các quốc gia đều có chính sách rất cụ thể, rõ ràng với vấn đề thương mại quốc tế. Nước ta từ đại hội đảng lần thứ VI đã có một bước ngoặt đúng đắn có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế đất nước. Đó là việc đổi mới cơ chế hành chính, từ đó dẫn đến đổi mới chính sách thương mại quốc tế. Đảng ta nhận rõ: Thương mại quốc tế trong kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tất yếu dẫn tới cạnh tranh, theo dõi kiểm soát lẫn nhau giữa các chủ thể kinh doanh hàng hoá lạc hậu. Đó chính là tiến trình phát triển của lịch sử và Việt Nam. Bởi vậy, nhập khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung là tất yếu khách quan, tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất trong nền sản xuất của mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
     
Đang tải...