Luận Văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời nói đầu

    1​ CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU

    3​ I. Khái niệm, vai trò của xuất khẩu
    3​ 1. Khái niệm
    3​ 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
    3​ II. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
    6​ 1. Xuất khẩu trực tiếp
    6​ 2. Xuất khẩu uỷ thác
    7​ 3. Buôn bán đối lưu
    7​ 4. Giao dịch qua trung gian
    8​ 5. Gia công quốc tế
    8​ 6. Tái xuất khẩu
    9​ III. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
    10​ 1. Các yếu tố thuộc phạm vi quốc gia
    10​ 2. Các yếu tố thuộc phạm vi doanh nghiệp
    14​ 3. Ảnh hưởng của xu hướng biến động về mối quan hệ kinh tế
    xã hội thế giới
    15​ IV. Đặc điểm của sản xuất và buôn bán hàng dệt may trên thị trường thế giới
    16​ 1. Đặc điểm về sản xuất
    16​ 2. Đặc điểm trong buôn bán

    18​ CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

    20​ I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành công nghiệp dệt may và thị trường hàng may mặc Việt nam
    20​ 1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngành dệt may
    Việt Nam
    20​ 2. Thực trạng thị trường hàng may mặc Việt Nam
    28​ II. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 1997 đến nay
    36​ 1.Tình hình xuất khẩu hàng dệt may nói chung
    36​ 2. Khái quát về thị trường hàng dệt may tại Mỹ
    39​ 3. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường
    Mỹ
    50​ II. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ
    55​ 1. Những thuận lợi của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
    vào thị trường Mỹ
    55​ 2.Những khó khăn và thách thức đối với hàng dệt may Việt
    Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ

    56​ CHƯƠNG III.: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

    67​ I. Định hương phát triển xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng của Việt nam trong những năm tới
    67​ 1. Quan điểm tăng tốc phát triển ngành dệt may
    68​ 2. Mục tiêu tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010
    70​ 3. Chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ cho ngành
    dệt may
    73​ II. Một số giải pháp chính
    76​ 1. Một số giải pháp từ phía doanh nghiệp
    76​ 2. Một số giải pháp từ phía Chính phủ

    82​ Kết luận

    84​ Tài liệu tham khảo

    85​ Phụ lục

    86​


    LỜI NÓI ĐẦU​ Ngành dệt may là một ngành tiên phong của phần lớn các quốc gia khi bước vào công cuộc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vị trí quan trọng của ngành dệt may trong nền kinh tế là do ngành này phục vụ nhu cầu tất yếu của con người, giải quyết được nhiều lao động cho xã hội, đồng thời việc xuất khẩu dệt may giúp cho cán cân thanh toán quốc tế của nước xuất khẩu ngày càng tốt hơn.
    Quá trình phát triển của các nước công nghiệp tiên tiến như Anh, Pháp, Nhật . trước đây, cũng như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore . hiện nay đều đã trải qua bước phát triển sản xuất, xuất khẩu những sản phẩm dệt may và coi đây là một ngành xuất khẩu chủ yếu.
    Ngành dệt may Việt Nam sớm được phát triển, nó thực sự chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động ngoại thương nói riêng từ những năm 90 trở lại đây. Đến nay, ngành dệt may được coi là một trong những ngành có lợi thế nhất của Việt Nam bởi nó sử dụng nhiều lao động và mang về nguồn ngoại tệ rất lớn cho Việt Nam (chỉ đứng sau ngành dầu khí). Mấy năm qua kim ngạch xuất khẩu của ngành này luôn tăng trưởng mạnh, rất khả quan trong việc đạt và vượt mục tiêu xuất khẩu theo quy hoạch tổng thể của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2005 là 4-5tỷ USD và năm 2010 là 8-9 tỷ USD. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu ngành này phải duy trì mức tăng trưởng 14%/ năm. Muốn đạt được điều đó toàn ngành cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc mở rộng thị trường là vấn đề mấu chốt mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế khu vực nói riêng đó là thị trường Mỹ. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập mà còn gia tăng sự phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên để thực hiện được việc này thì hàng dệt may Việt Nam phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức nhất là về khả năng cạnh tranh, năng suất, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ và khả năng vận dụng Marketing vào kinh doanh. Bài viết này với đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ " sẽ đi sâu phân tích thực trạng thị trường dệt may tại Mỹ, đánh giá được chính xác khả năng thực tế của hàng dệt may Việt Nam khi thâm nhập thị trường này và đề ra một số giải pháp chính nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.
    Luận văn được chia làm ba chương chính như sau:
    Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu.
    Chương II: Tình hình thị trường và thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.
    Chương III: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.
    Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế về phương pháp luận, chắc chắn giá trị thực tế của luận văn này không cao nhưng bằng lòng nhiệt tình và sự say mê được áp dụng những kiến thức trong quá trình học tập và công tác, tôi hy vọng góp một phần nhỏ bé giúp các doanh nghiệp dệt may tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất cho doanh nghiệp mình để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường được đánh giá là tiềm năng nhất hiện nay, đó là thị trường Mỹ.
    Tôi xin chân thành cảm ơn T.S Bùi Ngọc Sơn đã hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè tại Hiệp hội dệt may Việt nam (Vitas) đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài viết này. Tuy còn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiêm thực tiễn, bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong được bạn đọc và các thầy cô giáo góp ý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...