Thạc Sĩ Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế Quốc tế
    2
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các từ viết tắt
    PHẦN MỞ ĐẦU
    CÁC CHƯƠNG Trang
    CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
    BÁN LẺ
    1.1 Khái niệm ngân hàng và dịch vụ ngân hàng 1
    1.1.1 Khái niệm ngân hàng 1
    1.1.2 Sản phẩm dịch vụ ngân hàng 2
    1.1.3 Đặc trưng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng 3
    1.2 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ . 4
    1.2.1 Khái niệm 4
    1.2.2 Đặc điểm . 5
    1.3 Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong nền kinh tế 5
    1.3.1 Đối với nền kinh tế 5
    1.3.2 Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ . 6
    1.3.3 Đối với ngân hàng 7
    1.4 Các hình thức dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu: . 7
    1.4.1 Huy động vốn 7
    1.4.2 Dịch vụ tín dụng bán lẻ . 8 3
    1.4.3 Dịch vụ thanh toán 10
    1.4.4 Dịch vụ phi tín dụng 10
    1.4.5 Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại . 11
    1.5 Phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu thế tất yếu của các NHTM
    Việt Nam trong giai đoạn hội nhập . 12
    1.6 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các NHTM Việt Nam 14
    1.6.1 Những thành công và hạn chế . 14
    1.6.2 Những yếu tố hạn chế việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
    tại Việt Nam . 20
    1.6.3 Một số kinh nghiệm về triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ
    trên thế giới . 22
    1.6.4 Đánh giá chung về khả năng đáp ứng của các NHTM Việt Nam
    trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ giai đoạn hội nhập . 25
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
    BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
    2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển NHNT Việt Nam 28
    2.1.1 Giai đoạn 1963-1975 29
    2.1.2 Giai đoạn 1975-1990 29
    2.1.3 Giai đoạn 1990 đến nay 30
    2.2. Các sản phẩm dịch vụ đang triển khai tại NHNT Việt Nam 31
    2.2.1 Dịch vụ ngân hàng truyền thống . 31
    2.2.2 Dịch vụ ngân hàng hiện đại 32
    2.2.3 Dịch vụ ngân hàng đầu tư . 35
    2.2.4 Kinh doanh chứng khoán và các công cụ phái sinh 35 4
    2.3 Tiềm lực của NHNT Việt Nam trong mở rộng và phát triển hoạt động
    kinh doanh 36
    2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT Việt Nam 2004-2006 . 41
    2.4.1 Tình hình huy động vốn . 42
    2.4.2 Hoạt động tín dụng . 43
    2.4.3 Hoạt động thanh toán quốc tế . 44
    2.4.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ . 45
    2.4.5 Hoạt động kinh doanh thẻ . 46
    2.5 Quá trình cổ phần hoá và những định hướng phát triển trong tương lai 47
    2.5.1 Quá trình cổ phần hoá . 47
    2.5.2 Mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ- Một trong những
    mảng ưu tiên lựa chọn của NHNT trong thời gian tới . 49
    2.6 Đánh giá về việc triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHNT Việt Nam 51
    2.6.1 Những mặt đạt được 51
    2.6.2 Những tồn tại . 55
    2.6.3 Vị thế của NHNT trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ . 59
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
    TẠI NHNT VIỆT NAM
    3.1 Kiến nghị về phía NHNN . 61
    3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng 61
    3.1.2 Nâng cao năng lực của NHNN về điều hành chính sách tiền tệ . 63
    3.1.3 Nâng cao năng lực của NHNN về thanh tra, giám sát ngân hàng . 64
    3.1.4 Hoàn thiện các quy định pháp lý về nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng . 64
    3.1.5 NHNN phát huy vai trò định hướng và là cầu nối trong hợp tác giữa 5
    các NHTM tại Việt Nam 65
    3.2 Kiến nghị về phía NHNT Việt Nam 67
    3.2.1 Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ 67
    3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
    ngân hàng bán lẻ 68
    3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính và quản trị rủi ro . 76
    3.2.4 Nhóm giải pháp tác động về phía khách hàng . 78
    3.2.5 Nhóm giải pháp hổ trợ . 80
    KẾT LUẬN
    PHỤ LỤC
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    6
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
    ATM Máy rút tiền tự động
    CAR Hệ số an toàn vốn
    CNTT Công nghệ thông tin
    GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
    GDP Tổng sản phẩm quốc nội
    IAS Hệ thống kế toán quốc tế
    NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    NHNT Ngân hàng ngoại thương
    NHTM Ngân hàng thương mại
    ROA Suất sinh lời tài sản
    ROE Suất sinh lời vốn chủ sở hữu
    SWIFT Hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng
    quốc tế
    TCTD Tổ chức tín dụng
    WB Ngân hàng Thế giới
    WTO Tổ chức thương mại thế giới
    7
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Việc trở thành thành viên thứ 150 của WTO là dấu ấn quan trọng trong tiến
    trình đổi mới nền kinh tế của Việt Nam, đặt các doanh nghiệp và các định chế tài
    chính như NHTM đứng trước những cải tổ lớn lao nhằm duy trì và phát triển trong
    môi trường cạnh tranh mới.
    Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã và đang được nhiều NHTM quan tâm
    và đây được xem như một trong những xu hướng lựa chọn đầu tư lâu dài nếu như
    các ngân hàng muốn tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần trong tương lai. Thực tế
    cho thấy, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội trong việc mở rộng cung cấp các dịch
    vụ ngân hàng bán lẻ đến đông đảo đối tượng khách hàng là các cá nhân, các hộ gia
    đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đang rất thiếu các dịch vụ tài chính thì sẽ
    dễ dàng chiếm lĩnh thị trường. Mở rộng sang hoạt động bán lẻ, các ngân hàng
    không chỉ có thị trường lớn hơn mà hiệu quả kinh tế mang lại cũng cao hơn nhờ sản
    phẩm được cung cấp với khối lượng lớn, doanh thu cao, phân tán được rủi ro kinh
    doanh đồng thời mang lại cho ngân hàng khả năng phát triển nhờ liên tục đổi mới
    và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của mình.
    Việt Nam được đánh giá là thị trường mà các dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn
    rất nhiều tiềm năng phát triển. Yếu tố quyết định đảm bảo cho sự tăng trưởng
    không ngừng của thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các nước có nền kinh tế
    mới nổi như Việt Nam chính là sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, cùng với đó
    là sự cải thiện môi trường luật pháp, trình độ dân trí và cơ cấu dân số trẻ. Từ năm
    2000 cho đến nay, Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao bình quân
    8%/năm, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định , đời sống vật chất tinh thần người dân không 8
    ngừng được cải thiện, nhờ đó môi trường hoạt động ngân hàng ngày càng thuận lợi
    và hấp dẫn, nhu cầu về số lượng và chất lượng dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng.
    Sức hấp dẫn của thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ không chỉ đối với các
    NHTM trong nước mà cả với các ngân hàng nước ngoài vốn đang tìm mọi cách
    thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập kinh tế và
    hội nhập tài chính sâu sắc như hiện nay, một khi các ngân hàng nước ngoài được
    phép kinh doanh bình đẳng như các NHTM trong nước thì thị phần của các NHTM
    Việt Nam sẽ bị chia sẽ rất nhiều bởi mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ vốn là ưu thế
    rất lâu đời của các ngân hàng nước ngoài.
    Thị trường kinh doanh nhiều tiềm năng cùng với nguy cơ cạnh tranh ngày
    càng gay gắt đã đặt các NHTM Việt Nam vào thế phải liên tục thay đổi chiến lược
    kinh doanh, tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới, mở rộng và đa dạng hoá nhóm
    khách hàng mục tiêu của mình, và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng không
    thể nằm ngoài xu thế đó.
    Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính đa năng, có quy mô tầm cở
    trong khu vực, NHNT Việt Nam phải thực hiện đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh và
    mở rộng nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Nói cách khác, bên cạnh việc duy trì
    thế mạnh của một ngân hàng bán buôn, NHNT cần mở rộng và phát triển mạnh hơn
    mảng kinh doanh bán lẻ, trong đó nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa
    và nhỏ sẽ là một trong những ưu tiên lựa chọn phục vụ. Xuất phát từ yêu cầu trên,
    tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ ngân
    hàng bán lẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế
    quốc tế” với hy vọng được đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của
    NHNT, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNT trong tình hình mới.
    2. Mục đích nghiên cứu: 9
    Đề tài tập trung phân tích thực trạng và đánh giá năng lực của NHNT Việt
    Nam trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ để từ đó đưa ra những giải pháp
    cụ thể để phát triển hơn nữa mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhằm góp phần nâng
    cao năng lực cạnh tranh của NHNT Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    + Đối tượng: mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang được triển khai tại NHNT.
    + Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ hệ thống NHNT Việt Nam
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn chủ yếu dựa trên phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so
    sánh, quy nạp, phán đoán, tổng hợp để thực hiện nghiên cứu.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
    - Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận về dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại
    NHNT trên cơ sở đi sâu vào các điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình thực hiện.
    - Đề xuất các giải pháp giúp NHNT Việt Nam mở rộng và phát triển hơn nữa
    mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ vốn còn khá mới mẻ nhằm góp phần nâng cao hơn
    nữa năng lực cạnh tranh của NHTN Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.
    6. Kết cấu của Luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ
    viết tắt, nội dung của luận văn gồm 03 chương:
    - Chương I: Một số vấn đề lý luận về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
    - Chương II: Thực trạng triển khai và hoạt động ngân hàng bán lẻ tại NHNT
    - Chương III: Giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại
    NHNT Việt Nam.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...