Luận Văn Một số giải pháp cho trẻ em lang thang trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Quyền được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành, vui chơi là những quyền cơ bản nhất của trẻ em. Điều này đã được ghi nhận trong công ước quốc tế và trong hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền trẻ em. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn còn một lượng không nhỏ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không được hưởng đầy đủ những quyền lợi của mình.
    Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, một mặt đã tác động tích cực tạo nên những chuyển biến của đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng mặt trái của nó đã đem đến những thay đổi trong phân tầng xã hội, là mảnh đất tốt cho các tệ nạn xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là việc gia tăng đội ngũ nhũng người lang thang kiếm sống, trong đó có trẻ em.
    Như vậy trẻ em lang thang là một thực tế khách quan của mọi xã hội và là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Tình trạng này khiến các em không được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu, gây ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy những trẻ em này rất cần được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ thường xuyên của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
    Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang là việc bảo đảm quyền được chăm sóc giúp đỡ đặc biệt của trẻ. Mặt khác còn góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội đất nước, và nhằm bổ sung cơ sở lí luận trong việc quản lí xã hội về trẻ em.
    Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, có nền kinh tế kém phát triển so với các địa phương khác trên toàn quốc. Hiện trạng trẻ em lang thang trên địa bàn tỉnh khá phổ biến, ngày càng gia tăng và đang trở thành vấn đề nhức nhối. Vì vậy cần có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên, đưa các em quay trở về gia đình, tái hoà nhập cộng đồng và có định hướng tốt cho tương lai.
    Với những lí do thiết thực trên em đã chọn viết chuyên đề này.




    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 2
    A. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
    1. Khái niệm trẻ em và một số khái niệm liên quan 2
    1.1. Khái niệm trẻ em 2
    1.2. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 2
    1.3. Khái niệm trẻ em lang thang 3
    2. Khái niệm nhu cầu và hệ thống thứ bậc nhu cầu 3
    2.1. Nhu cầu của con người theo cách phân chia của Maslow 4
    2.2. Nhu cầu cơ bản chung của trẻ em 4
    2.3. Nhu cầu của trẻ lang thang 5
    3. Luật pháp quốc gia và quốc tế về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em 5
    3.1. Luật pháp quốc gia 5
    3.1.1. Các quyền trẻ em 5
    3.1.2. Bổn phận của trẻ em 5
    3.2. Công ước quốc tế về quyền trẻ em 6
    B. CƠ SỞ THỰC TIỄN 6
    1. Sự cần thiết phải bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc hiệt khó khăn nói chung và trẻ em lang thang nói riêng. 6
    2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 8
    2.1. Hệ thống chính sách cơ bản về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TECHCĐB 8
    2.2. Chính sách chủ trương của Đảng đối với vấn đề trẻ em lang thang 9
    3. Đặc điểm tình hình chung của đơn vị có liên quan 10
    II. THỰC TRẠNG TRẺ EM LANG THANG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH 11
    1. Thực trạng trẻ em lang thang tại Việt Nam 11
    2. Thực trạng trẻ em lang thang tại địa bàn Hà Tĩnh 13
    3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang trên địa bàn 18
    4. Hậu quả của tình trạng trẻ em lang thang xin ăn tại địa bàn 19
    III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO TRẺ EM LANG THANG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TĨNH 21
    1. Tái hoà nhập cộng đồng cho trẻ em lang thang 21
    2. Giải pháp cho vay vốn, hướng nghiệp dạy nghề, tạo việc làm, tìm kiếm việc làm mới nhằm xoá đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho người dân 21
    3. Nâng cao nhận thức, kết hợp nỗ lực của gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương, lực lượng công an, các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong việc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em lang thang nói riêng. 22
    4. Một số biện pháp khác nhằm ngăn ngừa và chấm dứt tình trạng trẻ em lang thang 23
    IV. KIẾN NGHỊ 23
    KẾT LUẬN 26
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...