Chuyên Đề Một số giải pháp cho sự phát triển của các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính -

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp cho sự phát triển của các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - Thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam trong thời gian ba năm qua 2001- 2003
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trước xu thế hội nhập và phát triển, đất nước ta đang nỗ lực thực hiện thành công tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có lực lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa tương đối phát triển phù hợp với quan hệ sản xuất với mục tiêu tạo tiền đề cho bước phát triển cao hơn hướng tới dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân dài hạn mọi thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển, đặc biệt nông nghiệp và nông thôn với gần 75% dân số và tới 70% lực lượng lao động cả nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu sau nhiều năm chiến tranh tàn phá nặng nề, gần hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới mà Đại hội VI đã đề ra, bộ mặt nông thôn Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực, kinh tế liên tục tăng trưởng và phát triển, nền sản xuất gắn dần với thị trường tiêu thụ cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực giảm dần tỷ trọng nông nghiệp kém hiệu quả, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện.
    Tuy nhiên nông thôn Việt Nam đang đứng trước những khó khăn thử thách: đất canh tác trên đầu người thấp, thiếu việc làm, lao động dư thừa, kinh tế nông thôn chưa phát triển vững chắc nhiều hộ nông dân chậm phát triển thu nhập thấp. Trong khi đó địa bàn nông thôn có tỷ lệ sinh cao, hàng năm có thêm hơn một triệu lao động bổ sung, xu hướng đô thị hoá, sự cách biệt ngày càng xa giữa thành thị và nông thôn.
    Xuất phát từ thực tiễn đó cũng như nhiều nước trên thế giới đã gặp phải trong quá trình phát triển cho thấy phát triển nông thôn tất yếu phải phát triển ngành nghề, các ngành nghề này bao gồm công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống gia truyền, đặc biệt là việc chế biến nông sản những điều này sẽ tạo ra lối thoát cho vòng luẩn quẩn đói nghèo – tăng dân số – thiếu việc làm – tệ nạn xã hội – kém phát triển – đời sống thấp. Đảng và Nhà nước đang nỗ lực thực hiện thành công nghị quyết VIII mà ban chấp hành trung ương khoá VII đề ra: “Nhiệm vụ cấp bách hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với phương châm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp giá trị thấp rủi ro cao sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có hiệu quả và phù hợp từng vùng từng địa phương tường đơn vị kinh tế, gắn kết với việc phát triển cơ sở hạ tầng áp dụng khoa học kỹ thuật phát huy lợi thế và tiềm năng sẵn có giảm chi phí sản xuất tăng cường năng lực cạnh tranh chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng ly nông bất ly hướng phát triển nền kinh tế hàng hoá một cách bền vững, tường bước cải thiện đời sống nhân dân, giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn”.
    Xã Liêm Chính là một xã thuộc địa giới hành chính của thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam, những năm gần đây bộ mặt kinh tế xã hội của địa phương có sự chuyển biến tích cực: kinh tế không ngừng tăng trưởng phát triển, lực lượng sản xuất ngày càng lớn mạnh, cơ cấu kinh tế biến đổi tích cực theo hướng tăng dần vai trò của ngành nghề phi nông nghiệp, văn hoá đời sống nhân dân tăng lên.Tuy nhiên trong quá trình phát triển của mình địa phương vẫn chưa tận dụng tốt lợi thế của mình đặc biệt trong phát triển các ngành nghề công nghiệp,
    Công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước đề ra đã đem lại sự chuyển biến tích cực bộ mặt kinh tế xã hội cả nước, nền kinh tế nước ta vốn là một nền kinh tế thuần nông phải nhập khẩu lương thực thường xuyên thì đến năm 1989 không những đủ cung cấp nhu cầu trong nước mà trở thành nước xuất khẩu lương thực lớn của thế giới; cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nền kinh tế mỗi năm tăng trưởng cao. Nhân dân bây giờ không phải lo thiếu ăn, thiếu mặc nữa mà lo sao làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội, đó cũng là câu hỏi đang được các cấp các ngành quan tâm cố gắng tìm ra lời giải tốt nhất.
    Xuất phát điểm từ một nền kinh tế thuần tuý dựa vào nông, lâm, ngư nghiệp thì không thể phát triển nhanh được, không tạo được những tích luỹ cần thiết để tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Do đó muốn đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá phải đẩy nhanh công nghiệp hoá nông thôn mà hộ nông dân là một chủ thể chủ yếu ở nông thôn điều này đòi hỏi phải:
    - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng xoá dần tính chất thuần nông, phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Việc phát triển công nghiệp nông thôn đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản cho phép nâng cao chất lượng và sản lượng nông sản, nâng cao giá trị kinh tế của các nông sản hàng hoá cho tiêu dùng và xuất khẩu.
    - Phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất và đời sống xã hội như giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin, cơ sở công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, cơ sở y tế,giáo dục làm thay đổi bộ mặt nông thôn, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
    - Áp dụng các tiến bộ kỹthuật, các phát triển khoa học nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng, nâng cao lợi thế so sánh trên thị trường tiêu thụ, giảm lao động thủ công nặng nhọc.
    - Phát huy những kinh nghiệm được truyền tụng từ những người trước làm tăng phẩm chất sản phẩm, giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh, giữ vững được truyền thống của địa phương.
    Xây dựng và phát triển nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn là một vấn đề lớn và phức tạp, nó liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành. Đề tài này nhằm triển khai chiến lược “Lấy việc khai thác tiềm năng về địa lý gần trung tâm tỉnh, chế biến nông sản – nghề truyền thống đang có thế mạnh ở địa phương làm trọng tâm phát triển kinh tế hộ ” mà lãnh đạo địa phương đang hết sức cố gắng thực hiện. Vì vậy đề tài này mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    a. Mục tiêu chung
    Nghiên cứu thực trạng và đề xuất được một số giải pháp cho sự phát triển của các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - Thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam trong thời gian ba năm qua 2001- 2003.
    b. Mục tiêu cụ thể
    . Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển ngành nghề cho hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam.
    . Đánh giá thực trạng phát triển các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam qua ba năm từ 2001 đến 2003.
    . Bước đầu đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các ngành nghề trong hộ nông dân trong địa bàn xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam ở những năm tới.
    3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam.
    4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực trạng các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam.
    Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã qua ba năm ( 2001- 2003).


    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG I 5
    MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
    VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ CỦA HỘ NÔNG DÂN 5

    1. Vai trò của ngành nghề 5
    1.2. Một số khái niệm cơ bản 6
    1.3. Đặc điểm ngành nghề nông thôn 6
    1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành nghề trong hộ nông dân 7
    1.5. Các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn 8
    1.6. Thực trạng tình hình phát triển ngành nghề nông thôn ở một số nước trên thế giới 11
    1.7. Thực trạng tình hình phát triển ngành nghề nông thôn ở Việt Nam 14
    1.8. Hệ chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu thực trạng phát triển ngành nghề trong các hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam 16
    CHƯƠNG II 18
    ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 18
    1.1. Điều kiện tự nhiên 18
    1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 19
    1.2.1. Tình hình đất đai 19
    1.2.2. Tình hình dân số và lao động 20
    1.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống 23
    2. Phương pháp nghiên cứu 25
    2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 25
    2.2. Phương pháp thu thập số liệu mới 26
    2.2.1. Số liệu ở cấp hộ 26
    2.2.2. Số liệu ở cấp xã, thôn 28
    2.3. Thu thập số liệu đã công bố 29
    2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 29
    CHƯƠNG III 31
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
    1. Thực trạng tình hình phát triển các ngành nghề ở các hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam 31
    1.1. Thông tin chung về sự tham gia làm ngành nghề và cơ cấu ngành nghề ở các hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam 31
    1.2. Thông tin về chủ hộ ngành nghề và thực trạng cơ sở vật chất kĩ thuật - điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam 35
    1.2.1 Thông tin chung về chủ hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam 35
    1.2.2. Thực trạng cơ sở vật chất kĩ thuật- điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam 38
    1.2.2.1. Thực trạng cơ sở vật chất kĩ thuật của hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam 38
    1.2.2.2. Thực trạng về vốn của hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam 41
    1.2.2.3. Thực trạng về lao động của hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam 45
    1.3. Thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của các hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam 48
    1.4. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam 53
    1.5. So sánh ngành nghề hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam 56
    1.6. Tác động của ngành nghề trong hộ nông dân tới kinh tế xã hội và môi trường trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam 59
    1.7. Những khó khăn và kiến nghị của hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam 63
    1.7.1. Những khó khăn phản hồi từ hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam 63
    1.7.2. Những kiến nghị của hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam 66
    2. Định hướng và một số giải pháp phát triển các ngành nghề cho hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam 69
    2.1. Cơ sở khoa học của định hướng và giải pháp phát ngành nghề cho hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam 69
    2.2. Định hướng mục tiêu phát triển ngành nghề cho hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam 72
    2.2.1. Quan điểm trong việc chỉ đạo phát triển ngành nghề cho hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam 72
    2.2.2. Mục tiêu phát triển ngành nghề cho hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam 73
    2.2.3. Định hướng phát triển ngành nghề cho hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam 73
    2.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành nghề cho hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam 75
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
    1. Kết luận 79
    2. Kiến nghị 80
    PHỤ LỤC 82
     
Đang tải...