Thạc Sĩ Một số giải pháp chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ Viễn thông và Internet nhằm nâng cao vị thế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số giải pháp chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ Viễn thông và Internet nhằm nâng cao vị thế của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong giai đoạn cạnh tranh hội nhập
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1/. Sự cần thiết của đề tài
    Nền kinh tế Thế giới hiện nay có xu hướng vận động theo quá trình quốc tế hoá diễn ra trên quy mô toàn cầu, với tốc độ ngày càng cao trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xu hướng hội nhập Quốc tế và tự do hoá thương mại toàn cầu đã đặt ra một vấn đề tất yếu: Mỗi Quốc gia phải mở cửa thị trường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế, tham gia vào các tổ chức Quốc tế và khu vực để phát triển nền kinh tế của mình. Đối với một doanh nghiệp thì điều này cũng có nghĩa là phạm vi cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ trong thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài với những luật lệ Quốc tế.
    Trong thời gian qua, Việt nam đã từng bước hội nhập quốc tế một cách vững chắc bằng việc gia nhập: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gia nhập diễn đàn kinh tế châu á thái bình dương (APEC), đàm phán ra nhập tổ chức thương mại Quốc tế (WTO). Với việc hội nhập Quốc tế, Việt nam có nhiều cơ hội để phát triển cần được khai thác cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức phải vượt qua trong quá trình phát triển nền kinh tế của mình.
    Hội nhập Quốc tế, Việt nam có điều kiện thâm nhập thị trường Quốc tế, đồng thời có tiếng nói bình đẳng trong việc thảo luận về các chính sách thương mại thế giới, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận dần với các tiêu chuẩn Quốc tế, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo đó, thị trường viễn thông Việt nam sẽ hoàn toàn mở cửa trong một thời gian sắp tới.
    Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước đang triển khai mạnh mẽ mạng lưới để tranh thủ chiếm lĩnh thị trường và cũng đã đến thời điểm thị trường sẽ có thêm các nhà cung cấp nước ngoài. Cùng thời điểm này, Tổng công ty BCVT Việt Nam chuyển sang mô hình Tập đoàn với định hướng kinh doanh đa ngành mà ở đó chức năng kinh doanh càng được tách bạch chủ động và linh hoạt hơn. Trong thời gian tới Tập đoàn BCVT phải làm rất nhiều việc để ổn định mô hình tổ chức nhưng việc tập trung vào kinh doanh dịch vụ viễn thông vốn là lĩnh vực mũi nhọn của Tập đoàn luôn là vấn đề then chốt đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    Chiến lược kinh doanh dịch vụ viễn thông là một chiến lược bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh chung của Tập đoàn. Trong điều kiện hiện nay, lĩnh vực viễn thông của Tập đoàn vẫn vừa thực hiện mục tiêu kinh doanh vừa thực hiện nhiệm vụ công ích trong đó mục tiêu kinh doanh viễn thông là mục tiêu hoạt động chủ yếu. Với mục tiêu kinh doanh, Tập đoàn cần phải xem xét việc chọn lựa đúng loại dịch vụ theo thứ tự ưu tiên thích hợp cùng các biện pháp triển khai trong giai đoạn chiến lược để có thể kinh doanh có hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ viễn thông.
    Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn mang tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng là cần phải nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống, từ đó rút ra những giải pháp phát triển dịch vụ viễn thông của Tập đoàn BCVT Việt nam, nội dung: "Một số giải pháp chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ Viễn thông và Internet nhằm nâng cao vị thế của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam trong giai đoạn cạnh tranh hội nhập" đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh.
    2/. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn
    Với mục tiêu là thông qua việc phân tích môi trường xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và đề xuất một số giải pháp chiến lược để nâng cao vị thế cạnh tranh cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
    3/. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực dịch vụ Viễn thông và Internet do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cung cấp.
    4/. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp tổng hợp
    - Phương pháp phân tích.
    - Phương pháp thống kê so sánh.
    - Phương pháp dự báo.
    5/. Kết quả của đề tài
    - Phân tích môi trường bên ngoài, phân tích nội lực cung cấp dịch vụ viễn thông Internet của Tập đoàn BCVTVN.
    - Đề xuất một số giải pháp chiến lược để nâng cao vị thế cạnh tranh cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
    6/. Kết cấu của đề tài:
    Luận văn gồm 118 trang bao gồm phần mở đầu, kết luận, ngoài ra còn có các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia làm 3 chương chính như sau:
    Chương 1 - Một số vấn đề chung về chiến lược kinh doanh.
    Chương 2 - Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ Viễn thông, Internet của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam.
    Chương 3 - Một số giải pháp chiến lược kinh doanh dịch vụ Viễn thông, Internet của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam nhằm thích ứng với sự cạnh tranh và hội nhập.

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. 3
    1.1. Quá trình ra đời và phát triển ngành viễn thông. 3
    1.1.1. Quá trình phát triển công nghệ và dịch vụ viễn thông. 3
    1.1.1.1. Điện thoại cố định. 3
    1.1.1.2. Thông tin di động. 4
    1.1.1.3. Internet 5
    1.1.2. Một số vấn đề liên quan đến quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông. 6
    1.1.3. Kinh nghiệm phát triển và kinh doanh dịch vụ viễn thông của một số nhà khai thác viễn thông lớn trên thế giới 8
    1.1.3.1. Các nhà khai thác quốc tế. 8
    1.1.3.2. Các nhà khai thác trong nước. 9
    1.2. Chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh. 9
    1.2.1. Chiến lược kinh doanh. 9
    1.2.1.1. Khái niệm 9
    1.2.1.2. Các loại chiến lược kinh doanh. 10
    1.2.1.3. Tác dụng của chiến lược kinh doanh. 10
    1.2.1.4. Căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh. 11
    1.2.2. Quản trị chiến lược kinh doanh. 11
    1.2.2.1. Quản trị chiến lược và vai trò của quản trị chiến lược. 11
    1.2.2.2. Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh. 13
    1.3. Tác động của môi trường tới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 15
    1.3.1. Môi trường bên ngoài 15
    1.3.1.1. Môi trường vĩ mô. 15
    1.3.1.2. Môi trường vi mô: 17
    1.3.2. Môi trường bên trong. 19
    1.3.2.1. Các yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực. 20
    1.3.2.2. Các yếu tố nghiên cứu phát triển sản xuất, nghiệp vụ kỹ thuật. 20
    1.3.2.3. Các yếu tố tài chính kế toán. 20
    1.3.2.4. Các yếu tố Marketing, tiêu thụ sản phẩm. 20
    1.3.3. Môi trường quốc tế. 21
    1.3.3.1. Đối với các doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nước. 21
    1.3.3.2. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên thương trường quốc tế. 21
    1.4. Những vấn đề liên quan đến chiến lược kinh doanh dịch vụ viễn thông. 22
    1.4.1. Vai trò của chiến lược kinh doanh dịch vụ viễn thông. 22
    1.4.2. Các loại hình chiến lược kinh doanh dịch vụ viễn thông. 23
    1.4.2.1. Căn cứ vào bản thân dịch vụ. 23
    1.4.2.2. Căn cứ vào dịch vụ kết hợp với thị trường. 23
    1.4.3. Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ viễn thông. 24
    1.4.3.1. Phân tích các căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ viễn thông 24
    1.4.3.2. Xây dựng và lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh dịch vụ viễn thông 25
    2.1. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài 29
    2.1.1. Phân tích môi trường ngành. 29
    2.1.1.1. Xu hướng phát triển ngành viễn thông. 29
    2.1.1.1.1. Xu hướng tự do hoá thị trường viễn thông. 29
    2.1.1.1.2. Xu hướng quyền sở hữu. 30
    2.1.1.1.3. Xu hướng công nghệ. 30
    2.2. Phân tích môi trường vĩ mô. 32
    2.2.1. Yếu tố kinh tế. 32
    2.2.2. Yếu tố văn hoá xã hội 33
    2.2.3. Yếu tố dân số. 34
    2.2.4. Yếu tố chính sách pháp lý và định hướng của Nhà nước. 35
    2.3. Môi trường cạnh tranh. 36
    2.3.1. Cạnh tranh hiện tại 37
    2.3.1.4. Dịch vụ Internet 37
    2.3.1.4.1. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) và cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP) 37
    2.3.1.4.2. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP) 39
    2.3.2. Cạnh tranh tiềm ẩn. 41
    2.3.2.1. Cạnh tranh tiềm ẩn từ các doanh nghiệp viễn thông. 41
    2.3.2.1.1. Doanh nghiệp viễn thông trong nước. 41
    2.3.2.1.2. Doanh nghiệp nước ngoài 42
    2.3.2.2. Cạnh tranh tiềm ẩn từ các doanh nghiệp khác. 43
    2.3.3. Áp lực từ các dịch vụ thay thế. 43
    2.3.4. Áp lực từ nhà cung cấp. 44
    2.3.5. Áp lực từ phía khách hàng. 45
    2.3.5.1. Yêu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ viễn thông. 45
    2.3.5.2. Phân tích khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet của VNPT 47
    2.3.5.2.4. Khách hàng của dịch vụ Internet 47
    2.3.5.2.7. Khách hàng các dịch vụ trên nền NGN 49
    2.4. Phân tích nội lực cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet của VNPT. 51
    2.4.1. Mạng lưới viễn thông của VNPT. 51
    2.4.1.1. Giai đoạn 1996 – 2000. 51
    2.4.1.2. Giai đoạn 2001 – 2005. 51
    2.4.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh và Nguồn nhân lực trong viễn thông. 53
    2.4.2.1. Tổ chức sản xuất kinh doanh các dịch vụ viễn thông. 53
    2.4.2.2. Nguồn nhân lực trong viễn thông. 53
    2.4.3. Tình hình kinh doanh các dịch vụ viễn thông của VNPT. 54
    2.4.3.1. Phát triển thuê bao viễn thông. 54
    2.4.3.2. Chính sách giá cước dịch vụ. 55
    2.4.3.3. Công tác phát triển dịch vụ. 55
    2.4.3.4. Chất lượng dịch vụ. 56
    2.4.3.5. Công tác phân phối, bán hàng. 57
    2.4.3.6. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường. 58
    2.4.3.7. Công tác chăm sóc khách hàng. 58
    2.4.3.8. Công tác quảng cáo, khuyến mại 59
    2.4.3.9. Kết quả kinh doanh một số dịch vụ viễn thông chủ yếu của VNPT. 60
    2.4.3.9.4. Dịch vụ Internet 62
    2.4.3.9.6. Dịch vụ trên nền NGN 63
    2.4.4. Đổi mới mô hình kinh doanh của Tập đoàn BCVT Việt Nam 65
    2.4.4.1. Mô hình kinh doanh dịch vụ viễn thông. 65
    2.4.4.2. Tác động của mô hình mới tới hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông 67
    2.5. Tổng hợp phân tích môi trường kinh doanh dịch vụ viễn thông của VNPT 67
    2.6. Dự báo nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông và Internet giai đoạn 2006 – 2015 68
    2.6.1. Các căn cứ dự báo. 68
    2.6.2. Phương pháp dự báo. 69
    2.6.3. Kết quả dự báo nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông và Internet 69
    CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤVIỄN THÔNG INTERNET CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM NHẰM THÍCH ỨNG VỚI SỰ CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP. 72
    3.1. Quan điểm và mục tiêu chiến lược. 72
    (Dựa vào chiến lược phát triển Bưu chính-Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 - Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ra các quyết định thi hành) 72
    3.1.1. Quan điểm chiến lược. 72
    3.1.2. Mục tiêu chiến lược. 72
    3.2. Định hướng chiến lược kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tập đoàn BCVT Việt Nam đến 2015. 73
    3.2.1. Định hướng giai đoạn 2006 – 2010. 73
    3.2.1.1. Định hướng kinh doanh dịch vụ di động. 73
    3.2.1.3. Định hướng kinh doanh dịch vụ Internet 77
    3.2.1.4. Định hướng kinh doanh dịch vụ trên nền NGN 80
    3.2.1.5. Định hướng kinh doanh dịch vụ kênh thuê riêng. 83
    3.2.1.6. Định hướng kinh doanh dịch vụ vô tuyến nội thị 84
    3.2.1.7. Định hướng kinh doanh dịch vụ khác trên nền IP. 84
    3.2.2. Định hướng giai đoạn 2011 – 2015. 86
    3.2.2.1. Phát triển thuê bao, sản lượng. 86
    3.2.2.2. Định hướng phát triển dịch vụ. 87
    3.2.2.3. Định hướng phát triển thị trường. 90
    3.2.2.4. Định hướng về phân phối dịch vụ. 90
    3.2.2.5. Định hướng về giá cước. 91
    3.3. Một số giải pháp thực hiện trong định hướng chiến lược kinh doanh dịch vụ Viễn thông Internet của VNPT nhằm thích ứng với sự cạnh tranh và hội nhập. 91
    3.3.1. Giải pháp 1: về đầu tư phát triển, khai thác mạng lưới 91
    3.3.2. Giải pháp 2: giá cước. 92
    3.3.3. Giải pháp 3: về sản phẩm dịch vụ. 94
    3.3.4. Giải pháp 4: phân phối dịch vụ. 94
    3.3.5. Giải pháp 5: xúc tiến yểm trợ. 95
    3.3.6. Giải pháp 6: về yếu tố hữu hình và quá trình cung cấp. 98
    3.3.7. Giải pháp 7: về hợp tác, nghiên cứu phát triển. 99
    3.3.8. Giải pháp 8: về tổ chức quản lý. 99
    3.3.9. Giải pháp 9: về nguồn nhân lực. 100
    3.3.10. Các nguồn tài trợ cho chiến lược kinh doanh. 100
    KIẾN NGHỊ VỚI BỘ BCVT. 101
    KẾT LUẬN 102
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...