Luận Văn Một số giải pháp cạnh tranh cho nhãn hiệu bia Hà Nội

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Mục lục
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    PHẦN I 2
    Cơ sở lý luận chung . 2
    I-/Những vấn đề lý luận về cạnh tranh 2
    1-/Phát hiện các đối thủ cạnh tranh của công ty 2
    1.1. Quan điểm ngành về cạnh tranh . 3
    1.2. Quan điểm thị trường về cạnh tranh . 4
    2-/ Phát hiện chiến lược của đối thủ cạnh tranh 4
    3-/ Xác định mục tiêu của đối thủ cạnh tranh 7
    4-/ Đánh giá mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh 8
    5-/ Đánh giá cách phản ứng của đối thủ cạnh tranh 8
    6-/ Cân đối các quan điểm định hướng theo khách hàng và theo đối thủ cạnh tranh. 9

    PHẦN II 11
    Thực trạng cạnh tranh nhãn hiệu bia hà nội . 11
    I-/ Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty bia Hà Nội . 11
    1-/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty 11
    2-/Một số đặc điểm sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty bia Hà Nội. 12
    2.1. Vị trí địa lý . 12
    2.2. Đặc điểm về sản phẩm, thị hiếu và thu nhập của người tiêu dùng 12
    3-/ Kết quả sản xuất kinh doanh đạt được và mục tiêu phát triển của công ty bia Hà Nội những năm 2001 . 13
    II-/ Thị trường tiêu thụ bia trong những năm gần đây và một số đối thủ cạnh tranh chính của HABECO 15
    1-/ Nhu cầu về bia ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng đang tăng lên cả về quy mô lẫn cơ cấu do nhiều nguyên nhân . 15
    2-/ Tình hình cung cấp bia trên thị trường của các đối thủ . 16
    3-/ Phân tích đối thủ cạnh tranh 16
    3.1. Công ty bia Sài Gòn: với nhãn hiệu Sài Gòn, 333 16
    3.2. Nhà máy bia Đông Nam Á: với nhãn hiệu Halida 17
    4-/ Công ty bia Hà Nội lựa chọn đối thủ để tấn công và né tránh . 17
    5-/ Sự cân đối trong chiến lược của công ty bia Hà Nội . 18
    III-/ Chiến lược Marketing - Mix cho cạnh tranh nhãn hiệu bia Hà Nội 18
    1-/ Chính sách sản phẩm (Product) 19
    2-/ Chính sách giá cả (Price) 21
    3-/ Chính sách phân phối (Place) . 22
    4-/ Chính sách khuyếch trương và giao tiếp (Prouotion) (xúc tiến hỗn hợp) 23
    PHẦN III 25
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG SỨC CẠNH TRANH CHO NHÃN HIỆU BIA HÀ NỘI . 25
    I-/ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 25
    II-/HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM . 25
    III-/ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH GIÁ LINH HOẠT 26
    IV-/ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM . 26
    V-/ ĐẨY MẠNH CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN . 27

    KẾT LUẬN 29
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 30

    Lời nói đầu
    Kinh doanh trong thời đại này có nhiều cơ hội nhưng cũng không Ýt thách thức. Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra ngày một mạnh mẽ, cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp làm cho người tiêu dùng đứng trước sự lựa chọn về hàng loạt sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy để người tiêu dùng biết đến và trung thành với nhãn hiệu của doanh nghiệp không phải là điều đơn giản. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện như thế là yêu cầu bức thiết đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam.
    Trong vô vàn những sản phẩm hàng hóa tiêu dùng hiện nay, bia là mặt hàng đã trở nên quen thuộc và thân thiết với mọi người. Nhu cầu về bia ngày càng lớn và các doanh nghiệp không dễ dàng bỏ qua cơ hội này. Ở đó không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam với những nhãn hiệu truyền thống như bia Hà Nội, bia Sài Gòn . Mà nó còn thu hút những tập đoàn, những công ty nổi tiếng trên thế giới nh­ HEINEKEN, TIGER muốn thâm nhập và phát triển thị trường màu mỡ này. Sự xuất hiện của những nhãn hiệu ngoại với tiềm lực tài chính và năng lực marketing siêu đẳng làm mất thế độc tôn của các nhãn hiệu bia truyền thống và gây không Ýt khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất bia Việt Nam, trong đó có công ty bia Hà Nội. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp này tồn tại, giữ vững và phát triển được vị thế của mình ? Để góp phần trả lời câu hỏi này, tôi đã lựa chọn đề tài : “Một số giải pháp cạnh tranh cho nhãn hiệu bia Hà Nội” . Mong rằng đề tài được sự quan tâm, đánh giá đúng mức của những người liên quan.
    Đề tài được nghiên cứu chủ yếu dựa vào sự thu thập các tài liệu thứ cấp trên tivi, đài, báo và một số dữ liệu sơ cấp, với phạm vi nghiên cứu chỉ đối với doanh nghiệp bia Hà Nội và một số đối thủ cạnh tranh.

    Kết cấu đề tài được chia làm 3 phần:
    PhầnI: Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh
    PhầnII: Thực trạng cạnh tranh nhãn hiệu bia Hà Nội
    PhầnIII: Một số giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh cho nhãn hiệu bia Hà Nội

    Phần I
    Cơ sở lý luận chung
    I-/ Những vấn đề lý luận về cạnh tranh.
    Trong sản xuất kinh doanh hiểu được khách hàng thôi chưa đủ. Nắm và hiểu được đầy đủ về đối thủ cạnh tranh là cả một vấn đề khó khăn cho các công ty, các doanh nghiệp. Đây là vấn đề quan trọng góp phần quyết định cho sự thành công của các công ty doanh nghiệp. Hiện nay những vấn đề về cạnh tranh là những vấn đề đang được dần hoàn thiện về lý luận nó sẽ góp phần cho sự nhận thức của các doanh nghiệp và các công ty. Để hiểu và nắm vững được những vấn đề về cạnh tranh ta cần thấu hiểu và đề cập đến những vấn đề cụ thể sau:
    1-/ Phát hiện các đối thủ cạnh tranh của công ty.
    - Thông thường người ta lầm tưởng rằng việc phát hiện ra đối thủ cạnh tranh của mình là một việc đơn giản. Coca-Cola biết rằng đối thủ cạnh tranh chủ yếu của mình là Pepsi - Cola. Thế nhưng nhóm các đối thủ cạnh tranh thực tế và tiềm Èn của công ty rộng lớn hơn nhiều. Các công ty cần phải tránh mắc “bệnh cận thị về đối thủ cạnh tranh”. Các công ty có nhiều khả năng bị những đối thủ cạnh tranh của mình ngấm ngầm “chôn vùi” hơn là các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Sau đây chúng ta có thể phân biệt thành bốn mức độ cạnh tranh căn cứ vào mức độ thay thế sản phẩm.
    - Cạnh tranh nhãn hiệu: công ty có thể xem những công ty khác có bán sản phẩm và dịch vụ tương tự cho cùng một số khách hàng với giá tương tự là các đối thủ cạnh tranh của mình. Chẳng hạn nh­ Buick có thể xem đối thủ cạnh tranh chủ yếu của mình là: Ford, Toyota, Honda, Renault và những
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...