Luận Văn Một số gi ải pháp phát triển nguồn nhân lực ở đồng bằng sông cửu long

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số gi ải pháp phát triển nguồn nhân lực ở đồng bằng sông cửu long






    1. Những lợi thế của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
    Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất quan trọng, vùng sản xuất lương thực, vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới.
    Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình bằng phẳng, rất đa dạng về sinh thái, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Diện tích tự nhiên gần 39.750km2. Nằm ở hạ lưu sông Mêkông với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu và hệ thống kênh rạch chằng chịt làm cho đồng bằng sông Cửu Long mang những nét đặc trưng khác biệt so với các vùng khác trong cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với các vùng ở nước ta. Sông ngòi ở đồng bằng sông Cửu Long phần lớn đổ ra biển Đông theo hai con sông Tiền và sông Hậu với 9 cửa (Cửu Long ), chỉ có một hệ thống nhỏ đổ ra vịnh Thái Lan bao gồm các con sông Gianh Thành (Kiên Giang), Cái Lớn, Cái Bé, ông Đốc (Cà Mau). Đồng bằng sông Cửu Long) vùng đất rộng lớn giàu tiềm năng phát triển kinh tế, là vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước, có vị trí đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.
    Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km khoảng 360.000 km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
    Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philippin, Indonesia .) một khu vực kinh tế năng động và phát triển là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng.
    Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức thuận lợi cho giao lưu quốc tế.
    Đồng bằng sông Cửu Long nằm giáp Campuchia, gần Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là những vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, có nguồn dầu khí, điện khá lớn.






    Vị trí của ĐBSCL trong khu vực Đông Nam Á


    Từ vị trí địa lý, cộng với sự ưu đãi của thiên nhiên, nên từ rất lâu ĐBSCL đã trở thành vùng kinh tế nông nghiệp hàng hóa lớn cả nước, hướng mạnh vào xuất khẩu và tiếp cận tham gia hội nhập quốc tế từ rất sớm. ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước chiếm hơn 50% diện tích và sản lượng, đóng góp đến 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Bên cạnh đó, còn có trên 250.000ha diện tích trồng cây ăn quả, hàng năm cung cấp đến 70% sản lượng trái cây phong phú cho cả nước. ĐBSCL cũng là vựa thủy sản được khai thác và nuôi trồng lớn nhất cả nước với tổng diện tích nuôi trồng trên 1,1 triệu ha, chiếm 55% diện tích của cả nước, hàng năm cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt và gần 67% sản lượng thủy sản nuôi trồng trong cả nước, xuất khẩu chiếm 60% sản lượng thủy sản cả nước.
    ĐBSCL có 17 triệu dân (chiếm 21% dân số cả nước) với trên 60% dân số từ 15-30 tuổi. Đây là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và năng động, sớm hòa nhập với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.
    Những lợi thế nói trên cho thấy, ĐBSCL là một vùng đất có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế, là nguồn lực mạnh mẽ về địa lý, sinh thái và nhân văn không chỉ của cả nước mà còn cả khu vực. Hàng năm, vùng đóng góp vào GDP cả nước là 18% (đứng thứ 3 sau vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng).
    Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng ĐBSCL tăng nhanh; năm 2006, tăng 12,4% so với năm trước, một số tỉnh có mức tăng khá như Cần Thơ 16%, Trà Vinh 14,85%, Đồng Tháp 14,53%, Cà Mau 12,5%, Sóc Trăng 12,8%, Long An 12%, các tỉnh còn lại đều có mức tăng GDP trên 10%.
    Cơ cấu kinh tế ĐBSCL chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ 61,8% năm 1995 giảm còn 51,38% năm 2000; 45,9% vào năm 2005 và 44,34% năm 2006. Công nghiệp và xây dựng từ 11,7% năm 1995 tăng lên 19,5% vào năm 2000 và 23,41% vào năm 2006. Dịch vụ từ 21,3% vào năm 1995 tăng lên 29% vào năm 2000 và lên 32,25% vào năm 2006. ĐBSCL chuyển từ kinh tế thuần nông sang nền kinh tế đa dạng, nông nghiệp chất lượng cao và đang hướng tới nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
    Hàng loạt công trình trọng điểm quốc gia đang được thực hiện: Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn (TP. Cần Thơ), dự án khí - điện - đạm Cà Mau, khánh thành công trình cảng Cái Cui (TP. Cần Thơ) giai đoạn 1, dự án đầu tư mở rộng và nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau có tổng chiều dài hơn 165km, dự án cải tạo và nâng cấp cảng hàng không Cần Thơ, xây dựng cầu Cần Thơ Đến đầu năm 2006, tại 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã và đang hình thành trên 70 khu, cụm công nghiệp với diện tích hơn 15.000 ha, trong đó 10 khu công nghiệp được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 10 khu công nghiệp được xếp vào danh mục các khu công nghiệp thành lập theo Nghị định 36/NĐ-CP do Chính phủ ủy quyền UBND tỉnh ra quyết định, hơn 50 khu, cụm công nghiệp do Uỷ ban Nhân dân các tỉnh phê duyệt thành lập. Trong đó tại 15 khu, cụm công nghiệp đã đưa vào hoạt động, có 225 dự án của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư với số vốn 2.028 tỷ đồng và 616 triệu USD, giải quyết việc làm cho trên 32.000 lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng.
    Du lịch là thế mạnh của vùng ĐBSCL. Hiện nay, đã thu hút khá nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế du lịch tại ĐBSCL với mô hình du lịch sinh thái và những dịch vụ ẩm thực, phục vụ văn nghệ (đờn ca tài tử, cải lương, dân ca, hò v è)
    Kinh tế tăng trưởng góp phần phát triển xã hội, cải thiện đáng kể trên nhiều mặt của đời sống của người dân trong vùng cả thành thị lẫn nông thôn. Bằng những thế mạnh của mình ĐBSCL là điểm nhấn ấn tượng trong bức tranh kinh tế Việt Nam, là tiền đề quan trọng để thu hút, phát triển nguồn nhân lực, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    2. Vài nét về thực trạng nguồn nhân lực tại vùng đồng bằng sông Cửu Long
    ĐBSCL có trên 17 triệu người, trong đó có 13,5 triệu người sống ở nông thôn (tỷ lệ 80,8%) với 2369 hộ nông thôn và 7,2 triệu lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Lực lượng lao động ĐBSCL chiếm 21,44% tổng số lực lượng lao động cả nước.
    Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực đồng bằng sông Cửu Long còn thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 83,25%, trong đó có nhiều tỉnh tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm hơn 90%, như: Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng Trong khi đó tỷ lệ chung cả nước là 74,6%. Với tỷ lệ này, đồng bằng sông Cửu Long xếp thứ 7/8 vùng của cả nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...