Tiểu Luận Một số định hướng và giải pháp nhằm thiết lập cơ chế chuyển đổi cho đồng Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới. Sau nhiều năm vận hành nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, năm 1986 Đảng ta đã quyết định tiến hành sự nghiệp đổi mới, đưa nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Có thể nói việc tiếp cận các nguyên tắc của cơ chế thị trường và sự tăng cường giao lưu hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nhân tố cơ bản đặt ra yêu cầu khách quan phải nhanh chóng đưa đồng Việt Nam thành đồng tiền chuyển đổi. Bởi lẽ:
    3.2.1 Khi chúng ta thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế thị trường cũng đương nhiên phải thừa nhận các nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường. Theo đó, giá cả mọi mặt hàng phải do thị trường quyết định, trên cơ sở cạnh tranh lẫn nhau giữa người mua, người bán. Kinh tế thị trường hoàn hảo cũng đồng nghĩa phải giao dịch một giá đối với tất cả những mặt hàng đồng nhất tuyệt đối, điển hình như tiền tệ. Do tầm quan trọng đặc biệt của tiền tệ, là thước đo chung cho mọi lượng giá trị hàng hóa, cho nên việc thiết lập cơ chế thị trường nhất thiết phải thị trường hóa các giao dịch tiền tệ nói chung, giao dịch ngoại hối nói riêng. Không thể nói chuyện thiết lập cơ chế thị trường nếu như ngay bản thân các giao dịch tiền tệ không được tự do hoá .
    Chính vì vậy việc thực hiện chuyển đổi tiền tệ ,xoá bỏ các kiểm soát về ngoại hối ,thống nhất tỷ giá trên cơ sở tỷ giá thị trường chính là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong quá trình cải cách kinh tế .
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...