Báo Cáo Một số điểm mới trong luật quốc tịch ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỤC MỤC

    A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    B. NỘI DUNG 2

    I. KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM 3
    1. KHÁI NIỆM QUỐC TỊCH LÀ GÌ? 4
    2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TỊCH
    VIỆT NAM TỪ 1945 – 1988 5
    3. NHỮNG HẠN CHẾ BẤT CẬP CỦA LUẬT QUỐC TỊCH 1998 VÀ
    SỰ RA ĐỜI CỦA LUẬT QUỐC TỊCH 2008 6
    II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TỊCH 2008 7
    1. NGUYÊN TẮC QUỐC TỊCH 8
    2. CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM 9
    3. NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM 10
    4. TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM 11
    5. MẤT QUỐC TỊCH VIỆT NAM 12
    6. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI QUỐC TỊCH 13
    III. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ TIẾN BỘ CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT
    NAM 2008 SO VỚI LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM 1988 14
    C. KẾT LUẬN 15
    D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16





    MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

    Tiêu ngữ của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ta là “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”. Để đạt được mục tiêu đó dân tộc ta đã biết bao đời đấu tranh phải đổ biết bao xương máu giành độc lập, tự do từ tay bọn xâm lăng, bè lũ cướp nước, để rồi xây dựng lên một nhà nước của dân do dân và vì dân.
    Đảng và nhà nước ta luôn mong muốn nhân dân được lo ấm hạnh phúc, để nhân dân lo ấm hạnh phúc cách tốt nhất không gì bằng là giao quyền làm chủ cho người dân để họ tự giải phóng trí lực sức lực của mình vào lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội và từ đó thúc đẩy phát triển, tiến tới một xã hội phồn vinh hạnh phúc.
    Trong bao năm qua từ khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công tới nay nhà nước ta đã từng bước giao quyền làm chủ cho nhân dân, và để pháp điển hóa những những tư tưởng đó thì những quyền làm chủ của người dân đã được quy định cụ thể qua các bản hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992.
    Đểcó được các quyền hiến định đó thì bước đầu tiên người dân phải xác lập được một mối quan hệ pháp lí chặt chẽ của mình với nhà nước thông qua “quốc tịch của mình”.
    Như vậy Quốc tịch là mối quan hệ chính trị - pháp lý gắn kết một cá nhân với một nhà nước có chủ quyền. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên để xác định một cá nhân là công dân của một quốc gia nào đó, cũng là cơ sở làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân. Xác định quốc tịch của một cá nhân là vấn đề vô cùng quan trọng, từ đó cá nhân mới được hưởng những quyền và lợi ích mà Nhà nước dành cho công dân của mình. Về phía Nhà nước, việc xác định quốc tịch của công dân nhằm bảo hộ quyền và lợi ích của họ cũng có ý nghĩa như vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia.
    Tiếp cận đề tài này, em đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra emcòn sử dụng những phương pháp đặc trưng của Khoa học xã hội như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hoá, lịch sử .
    Trong quá trình tìm hiểu không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của các thấy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...