Luận Văn Một số điểm bất cập của Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Một số điểm bất cập của Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt Nam
    Giới thiệu chung

    Bài viết dưới đây tập trung bình luận, phân tích các quy định linh hoạt áp dụng cho nguyên tắc đa số khi ra quyết định trọng tài để thấy rõ nội hàm đầy đủ, cụ thể và chính xác của nguyên tắc này trong pháp luật các nước. Tác giả cũng vận dụng cả lý luận và thực tiễn để phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm còn bất cập của pháp luật trọng tài Việt Nam liên quan đến nguyên tắc này, đề xuất những kiến nghị để sửa đổi, bổ sung các quy định đó cho thêm tính khả thi và tính thực tiễn, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế về trọng tài thương mại. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến nhiều khía cạnh của nguyên tắc thảo luận bắt buộc trước khi ra quyết định trọng tài, một điều vẫn xảy ra trên thực tế, nhưng vì chưa được quy định cụ thể và rõ ràng trong pháp luật Việt Nam nên rất có thể gây ít nhiều bất cập trong quá trình thực hiện. Hy vọng rằng những phân tích và kiến nghị của bài viết này sẽ được cân nhắc, tham khảo trong quá trình xây dựng Luật trọng tài thương mại sắp tới.

    1. Quyết định trọng tài

    Trước hết cần khẳng định một trong những điểm nổi bật của Pháp lệnh trọng tài Thương mại năm 2003 (Pháp lệnh) so với pháp luật về trọng tài trước đây (Nghị định 116/CP ngày 5 tháng 9 năm 1994 về về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế phi Chính phủ (Nghị định 116/CP) là tính được cưỡng chế thi hành của các phán quyết trọng tài. Có thể nói nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trọng tài phi Chính phủ ở nước ta chưa thể hiện được vai trò và khả năng của mình, mặc dù được thành lập từ năm 1994, là tính không chung thẩm, không được cưỡng chế thi hành của Quyết định trọng tài. Pháp lệnh 2003 đã khẳng định rõ hiệu lực của Quyết định trọng tài ngay tại Điều 6:
    “Quyết định trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ các trường hợp Toà án huỷ quyết định trọng tài theo quy định của Pháp lệnh này”.
    Có thể nói tất cả các bên tranh chấp bỏ chi phí về tiền bạc, thời gian và công sức để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đều mong mỏi quá trình tố tụng sẽ được kết thúc bằng một quyết định trọng tài, trừ trường hợp họ đạt được sự hoà giải hoặc cách giải quyết nào khác trong quá trình tố tụng. Họ đương nhiên cũng hy vọng quyết định đó là chung thẩm và được các bên tự nguyện thi hành, mặc dù vẫn ý thức được quyền sửa đổi hoặc huỷ quyết định trọng tài. Quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế lẫn quốc gia đều phản ánh điều này. Luật Mẫu về Trọng tài (Luật Mẫu) của Uỷ Ban thương mại quốc tế của Liên Hợp quốc (UNCITRAL) quy định rất đơn giản như sau:
    “Tố tụng trọng tài sẽ được chấm dứt bởi quyết định chung thẩm hoặc bởi yêu cầu của Hội đồng trọng tài ”.
    Quy tắc tố tụng trọng tài của Phòng thương mại Quốc tế (ICC), thừa nhận khả năng huỷ quyết định trọng tài tại nơi tuyên quyết định trọng tài (nước gốc), theo nguyên tắc lex arbitri, thì quy định thận trọng hơn:
    “Mọi phán quyết sẽ ràng buộc với các bên. Bằng việc đưa trọng tài ra trọng tài giải quyết theo Quy tắc này, các bên cam kết thực hiện mọi phán quyết ngay lập tức và được hiểu là đã từ bỏ quyền kháng cáo của mình dưới mọi hình thức nếu việc từ bỏ quyền kháng cáo đó có giá trị theo quy định của pháp luật.”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...