Chuyên Đề Một số đề xuất để Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Một số đề xuất để Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả

    LỜI NÓI ĐẦU

    Nền kinh tế thế giới đã và đang phát triển mạnh mẽ. Cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất mang lại những thành công rực rỡ: quy mô sản xuất mở rộng, năng suất lao động tăng từ đó dẫn đến sản lượng tăng, của cải vật chất nhân loại dồi dào. Hàng hoá dịch vụ không những đáp ứng về lượng mà còn thoả mãn về chất. Bước sang thế kỷ 21, kinh tế thế giới lên một tầm cao mới đó là nền kinh tế tri thức với những xu thế vận động mới, phù hợp với tiến trình phát triển. Trong đó, thấy rằng xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là mmọt xu hướng chủ đạo. Xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế là một tất yếu khách quan. Như đã biết, nền sản xuất vật chất của nhân loại có sự tăng trưởng vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học công nghệ áp dụng vào sản xuất để làm tăng quy mmo của sản xuất, sản lượng hàng hoá vượt nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng hoá trở nên dư thừa; để tối đa hoá các quốc gia có nhu cầu thông thương; các quốc gia thực hiện trao đổi, buôn bán hàng hoá. Nhu cầu đầu tư ra nước ngoài cũng tăng cao sở dĩ như vậy vì các nhà đầu tư có thể thu được những lợi ích cao hơn vì môi trường đầu tư nước ngoài có nhiều thuận lợi. Các nước đang phát triển có một số lợi thế sau: nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ, cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, phù hợp hơn nên ngày càng thu hút được nhiều lượng vốn đầu tư từ nước ngoài. Như vậy, có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi buôn bán và đầu tư còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia lãnh thổ mà giờ đây đã có mối liên hệ giữa các quốc gia với nhau vì lợi ích của quốc gia thu được cao hơn rất nhiều. Một cơ sở lý thuyết giải thích cho điều này là lợi thế so sánh của mỗi quốc gia. Như đã biết, mỗi quốc gia đều có một vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhau điều này dẫn tới mỗi quốc gia đều có lợi thế so sánh của mình. Các quốc gia (thiếu ) những lợi thế so sánh của họ, dẫn tới sự phân công lao động quốc tế. Các quốc gia dân tộc sản xuất của cải vật chất dựa theo lợi thế so sánh, sau đó họ tiến hành trao đổi, hoặc buôn bán. Điều này không những thúc đẩy được hoạt động sản xuất mà còn đáp ứng được nhu cầu của nhân loại ngày càng tốt hơn. Ngày nay, có thể thấy phân công lao động quốc tế ngày một tinh vi hơn. Một quốc gia giờ đây có thể không sản xuất ra một sản phẩm hàng hoá, dịch vụ hoàn chỉnh mà họ chỉ sản xuất ra một bộ phận của sản phẩm, tức là một sản phẩm qua nhiều công đoạn tại các quốc gia khác nhau. Mối quan hệ trong sản xuất của các quốc gia trên thế giới ngày càng chặt chẽ hơn. Xuất phát từ những lợi ích thu được từ sự hợp tác kinh tế, trên thế giới đã xuất hiện rất nhiều các tổ chức hợp tác, liên kết kinh tế tầm khu vực và trên thế giới như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), liên minh Châu âu (EU), hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Các tổ chức này ngày càng phát triển, Việt Nam cũng đã và đang tích cực hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Như đã biết, từ sau đại hội VI, Việt Nam có sự chuyển biế cơ bản về địng hướng phát triển kinh tế, chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN. Từ đó đến nay, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất to lớn, tỷ lệ tăng trưởng cao,GDP tăng,đời sống nhân dân được nâng lên từng bước. Đặc biệt sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian tới,Việt Nam chuẩn bị các điều kiện để gia nhập WTO. Điều này mở ra cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam.
    Cùng với sự phát triển của lĩnh vực sản xuất hàng hoá, dịch vụ, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới cũng đang có những sự phát triển không ngừng. Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập thị trường tài chính tiền tệ thế giới với mong muốn có cơ hội phát triển kinh tế ngày một mạnh mẽ hơn. Việc tham gia thị trường tài chính tiền tệ thế giới là một tất yếu bởi vì thực tiễn cho thấy quá trình phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào ngày nay cũng phải chú trọng đặc biệt đến việc bảo quản nguồn vốn đầu tư khả dụng đầy đủ. Nhìn vào các nước phát triển có thể thấy nền công nghiệp hiện đại luôn phải dựa trên việc sử dụng vốn lớn: máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, các nhà máy quy mô lớn, các kho hàng hoá dự trữ . gọi chung là tư liệu sản xuất. Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế là rất lớn. Như đã biết, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 cơ bản thành một nước công nghiệp Để thực hiện được điều này, chúng ta cần phải đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn đầu tư để huy đọng tối đa các nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu . Hội nhập với thị trường tài chính quốc tế là một phương tiện hiệu quả để thu hút vốn phục vụ đầu tư phát triển. Thị trường tài chính là nơi cung cấp vốn lớn đầy triển vọng. Phát hành trái phiếu quốc tế là một công cụ tốt giúp Việt Nam hội nhập thị trường tài chính tiền tệ thế giới. Việc phát hành trái phiếu quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Phát hành trái phiếu quốc tế mang lại nguồn vốn lớn phục vụ công việc phát triển kinh tế của đất nước, giúp chính phủ bù đắp thâm hụt trong chi tiêu, giúp cho các tổ chức kinh tế mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời nó cũng mang lại vị thế mới cho Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế. Chính vì những lý do trên, em đã quyết định nghiên cứu đề tài:"Một số đề xuất để Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả".

    Phát hành trái phiếu quốc tế là một hoạt động còn hết sức mới mẻ tại Việt Nam, chúng ta mới chỉ dừng lại ở mức độ là các đề xuất phát hành, đề án phát hành do đó việc nghiên cứu tìm hiểu lĩnh vực này để đưa vào thực tiễn có hiệu quả là rất quan trọng. Bài viết của em tập trung làm rõ khái niệm trái phiếu quốc tế và hoạt động phát hành nó, thực trạng hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam để từ đó đưa ra những đề xuất nhằm chuẩn bị tốt cho hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế cuả Việt Nam trong tương lai và cũng là để hoạt động này thu được hiệu quả như mong muốn, góp phần phát triển kinh tế của Việt Nam. Với những mục đích như trên, ngoài hai phần mở đầu và kết luận chuyên đề thực tập chia làm 3 chương:

    Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế.
    Chương II: Thực trạng hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam.
    Chương III: Một số đề xuất để Việt Nam phát hành trái phiếu quốc có hiệu quả.



    Mục lục

    Lời nói đầu 1

    Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về hoạt độngphát hành trái phiếu quốc tế 5
    I. Giới thiệu chung về trái phiếu quốc tế và thị trường trái phiếu Quốc tế 5
    II. Nội dung của hoạt động trái phiếu quốc tế 15
    III. Vai trò của hoạt động trái phiếu quốc tế 22

    Chương 2: Thực trạng hoạt động trái phiếu quốc tế 27
    I. Cơ sở ban đầu cho hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế 28
    II. Đánh giá chung về chuẩn bị phát hành trái phiếu quốc tế 39

    Chương 3: Một số đề xuất để việt nam phát hành trái phiếu có hiệu quả 40
    I. Những thuận lợi và khó khăn của việt nam trong hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế 40
    II. Một số kiến nghị để việt nam phát hành trái phiếu có hiệu quả 43

    Kết luận 49
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...