Tài liệu Một số đề luyện tập và gợi ý làm bài - môn văn 12

Thảo luận trong 'Ôn Thi Tốt Nghiệp' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP VÀ GỢI Ý LÀM BÀI


    PHẦN 1: THƠ CA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP


    TÂY TIẾN (Quang Dũng)

    Đề 1: Cảm nhận đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

    “Người đi châu mộc chiều sương ấy,

    .

    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.

    Đề 2: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến.

    Đề 3: Cảm nhận của anh (chị) đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến:

    “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

    .

    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

    Đề 4: Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến.

    Đề 5: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến:

    “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

    .

    Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

    Gợi ý

    Đề 1. Cảm nhận đoạn thơ:

    Các ý chính:

    1. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu trong đời thơ Quang Dũng và cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ ca thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cả bài thơ là một hồi tưởng, bốn câu thơ sau đây cũng là hồi tưởng. Sau cảm hứng tràn đầy về cuộc hành trình đầy gian khổ tự hào của các chiến sĩ Tây Tiến, bài thơ gợi lại những kỉ niệm sâu sắc, một thời từng gắn bó với đoàn quân Tây Tiến. Bên cạnh hình ảnh chan hoà màu sắc, âm thanh và rất tình tứ của "hội đuốc hoa" là cảnh sông nước miền Tây mênh mang mờ ảo.

    2. Không gian dòng sông trong một buổi "chiều sương" thật lặng lờ, hoang dại. Bên dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại ấy, thiên nhiên qua ngòi bút tài hoa của Quang Dũng như có linh hồn phảng phất trong gió, trong cây:

    " Có thấy hồn lau nẻo bến bờ"

    3. Quang Dũng không tả mà chỉ gợi. Và cái "dáng người trên độc mộc" cũng là gợi, nhưng vẫn làm rõ cái dáng đẹp, khoẻ của những chàng trai, cô gái trên con thuyền độc mộc lao trên sông nước. Như hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng "đong đưa" làm duyên trên dòng nước lũ.

    4. Bốn câu thơ như một bức tranh thuỷ mặc. Nhà thơ không chỉ làm hiện lên trước người đọc vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gợi lên cái phần thiêng liêng của cảnh vật. Đó không phải là bức tranh tĩnh vật mà chính là những kỉ niệm đẹp không bao giờ nguôi yên trong kí ức của nhà thơ đang được đánh thức. Nét đặc sắc nghệ thuật của bốn câu thơ: Những nét vẽ chấm phá, tinh tế, mềm mại, tài hoa, truyền được cái hồn của cảnh vật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...