Thạc Sĩ Một số đánh giá về chính sách chống suy thoái kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    4
    TÓM TẮT

    Để ứng phó với những tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính –
    kinh tế thế giới đến kinh tế nước ta, chính phủ đã có những chính sách chống
    suy thoái, áp dụng từ cuối năm 2008 và cả năm 2009. Việc đánh giá hiệu quả
    của các chính sách này có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Đề tài “Một số
    đánh giá về chính sách chống suy thoái kinh tế của Việt nam giai đoạn 2008 –
    2010” là một đóng góp theo hướng này. Đề tài nhắm tới mục tiêu hệ thống hóa
    lý luận và kinh nghiệm chống suy thoái kinh tế của thế giới, đánh giá các chính
    sách, giải pháp chống suy thoái của chính phủ, dự báo tác động của những
    chính sách này và đưa ra một số quan điểm và giải pháp ổn định kinh tế và thúc
    đẩy tăng trưởng bền vững trong những năm tới. Trong khuôn khổ của đề tài,
    chúng tôi giới hạn chỉ nghiên cứu, đánh giá các chính sách chống suy thoái
    trong giai đoạn 2008 – 2010, tập trung vào hai công cụ chính sách chủ yếu là
    chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu
    định tính và định lượng, chúng tôi đánh giá rằng các chính sách kích cầu, chống
    suy thoái của chính phủ đã được đưa ra và thực hiện kịp thời, có hiệu quả rõ rệt,
    góp phần đưa đất nước tránh khỏi suy thoái, đạt tốc độ tăng trưởng cao so với
    thế giới. Một số giải pháp chống suy thoái đưa ra có tính sáng tạo. Tuy nhiên,
    chính sách chống suy thoái vẫn còn một số mặt hạn chế về lựa chọn chính sách,
    tổ chức thực hiện, về đối tượng thụ hưởng và về xử lý các mặt trái. Trên cơ sở
    phân tích, đánh giá, đề tài dự báo tình hình kinh tế thế giới và nước ta trong giai
    đoạn 2011 – 2015 và kiến nghị một số giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơ 5
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chống suy thoái và khủng hoảng đang là chủ đề nóng hổi ở cả trong lĩnh
    vực nghiên cứu lý luận và trong điều hành chính sách thực tiễn. Cuộc khủng
    hoảng kinh tế thế giới với sức tàn phá mạnh mẽ đã và đang buộc các nhà nghiên
    cứu phải nhận thức và đánh giá lại lý luận chống suy thoái và buộc các chính
    phủ phải tìm các giải pháp nhanh chóng vượt qua khó khăn kinh tế. Mặc dù là
    một nền kinh tế nhỏ, đang phát triển, nước ta cũng gặp phải những tác động
    không nhỏ từ cuộc khủng hoảng này và cho tới nay, Đảng và Nhà nước cũng đã
    thực thi một số chính sách nhằm ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái kinh tế. Đánh
    giá tính hợp lý và hiệu quả của các chính sách này đang là một yêu cầu cấp thiết
    cả về lý luận và thực tiễn.
    Lý luận về suy thoái kinh tế và khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản đã
    được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đề cập tới từ lâu. Khi phân tích về
    mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chủ nghĩa tư
    bản, Mác đã chỉ rõ mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng tăng của lực
    lượng sản xuất ngày càng phát triển với quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư bản
    tư nhân. Mâu thuẫn này phát triển tất yếu sẽ dẫn đến những cuộc khủng hoảng
    chu kì không thể tránh khỏi và cuối cùng sẽ dẫn đến sự diệt vong của chủ nghĩa
    tư bản. Các lý thuyết và giải pháp mà chủ nghĩa tư bản đưa ra chỉ có ý nghĩa
    cầm máu tạm thời chứ không chữa trị triệt để được căn bệnh này. “Khủng hoảng
    trong chủ nghĩa tư bản là một hiện tượng cũ, lâu lâu lại diễn đi diễn lại như căn
    bệnh kinh niên phát ra vậy” 1 . Giải pháp duy nhất là thay thế quan hệ sản xuất tư
    bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn: quan hệ sản xuất xã hội
    chủ nghĩa.
    Lý thuyết chống suy thoái kinh tế trong chủ nghĩa tư bản chính thức ra
    đời sau cuộc đại suy thoái của thế giới tư bản 1929 – 1933 với tác phẩm “Lý

    1 Lê nin toàn tập, tập 5, trang 120 6
    thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của John Maynard Keynes, xuất
    bản vào năm 1936. Cho đến trước đó, lý thuyết kinh tế học cổ điển (classical)
    được xây dựng trên nền tảng học thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith vẫn
    cho rằng nền kinh tế có khả năng tự điều chỉnh cân bằng cung cầu thông qua sự
    thay đổi giá cả, do đó, không có chu kì kinh doanh và khủng hoảng và Nhà
    nước không cần phải can thiệp vào nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933
    đã cho thấy những khiếm khuyết của cơ chế thị trường tự do và sự cần thiết phải
    có bàn tay Nhà nước trong điều tiết nền kinh tế, đặc biệt trong việc hạn chế tác
    động của các chu kì kinh doanh, ngăn chặn và phòng chống suy thoái, khủng
    hoảng. Keynes cho rằng bản chất của suy thoái kinh tế là do dư thừa năng lực
    sản xuất, các yếu tố sản xuất không được sử dụng hết tiềm năng, hàng hóa ế
    thừa khiến cho giá cả hàng hóa có khuynh hướng suy giảm trên tất cả các thị
    trường. Điều đó khiến nền kinh tế rơi vào một vòng xoáy suy thoái không thể tự
    thoát ra được: cầu thấp dẫn đến suy thoái, suy thoái lại khiến thu nhập giảm và
    cầu càng thấp hơn. Hay nói khác đi, nguyên nhân của suy thoái là do thiếu cầu
    hiệu quả. Chính vì thế, Keynes đề nghị một giải pháp là tăng cầu hiệu quả. Do
    các doanh nghiệp và cá nhân, với khuynh hướng tăng tiết kiệm và giảm đầu tư,
    không thể làm tăng cầu hiệu quả trong thời kì suy thoái, chỉ có chính phủ mới
    có thể tăng mạnh cầu hiệu quả thông qua khả năng chi tiêu cao hơn mức thu
    nhập. Khác với lý thuyết tân cổ điển, do giá cả và tiền lương cố định trong ngắn
    hạn, theo Keynes chính sách tiền tệ cũng là một công cụ để kích cầu và điều tiết
    chu kì kinh doanh.
    Lý thuyết kinh tế học hiện đại, khởi đầu từ Keynes đã trở thành nền tảng
    lý luận cho hoạt động can thiệp và điều tiết nền kinh tế của các chính phủ tư bản
    chủ nghĩa cho đến đầu thập niên 70 của thế kỉ 20. Lý thuyết này là sự kết hợp
    giữa lý thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes với những nền tảng kinh tế học vi mô
    tân cổ điển, hình thành nên cái gọi là “tổng hợp tân cổ điển” (neo-classical
    synthesis), cho rằng cần có sự kết hợp giữa Nhà nước và thị trường tự do, bởi
    vì, nói như Samuelson, không thể “vỗ tay bằng một bàn tay”. Tuy nhiên, kể từ
    thập kỷ 70, cùng với sự đi xuống của kinh tế Mỹ với tình trạng lạm phát đình 7
    đốn, khủng hoảng dầu lửa và sự sụp đổ của hệ thống bản vị đô la, lý thuyết nhà
    nước can thiệp vào nền kinh tế mất dần ảnh hưởng cùng với sự trỗi dậy của các
    học thuyết tự do mới như trường phái tiền tệ của Milton Friedman, trường phái
    kinh tế vĩ mô tân cổ điển với những đại diện như Robert Lucas, Thomas Sargent
    và Edward Prescott, cổ vũ cho tự do cạnh tranh và giảm sự can thiệp của Nhà
    nước. Friedman cho rằng, các chính sách kích cầu kiểu Keynes thường bị lạm
    dụng tùy tiện khiến cho việc sử dụng nó kém hiệu quả và nhiều khi có tác dụng
    ngược. Mặc khác, Friedman chỉ ra rằng trên thực tế, chu kì kinh doanh nhiều
    khi là sản phẩm hoặc bị làm trầm trọng hơn bởi chính chính sách tiền tệ thiếu kỉ
    luật. Lý thuyết kinh tế học vĩ mô tân cổ điển (new classical) cũng cho thấy sự
    cần thiết phải tính đến các yếu tố kì vọng hợp lý trong phân tích chính sách và
    can thiệp thị trường.
    Trong khi giới nghiên cứu vẫn còn tranh cãi về hiệu quả của các chính
    sách, sự kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã tỏ ra hiệu quả
    trong nhiều thập kỉ gần đây (Krugman, 2009). Cũng vì thế, kinh tế học trọng
    cầu, chống suy thoái kinh tế ít được quan tâm và không còn là trọng tâm của
    kinh tế học hiện đại. Nói như Paul Krugman, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel
    kinh tế năm 2008, trong cuốn sách “The Return of Depression Economics and
    the Crisis of 2008” [Sự trở lại của kinh tế học suy thoái và cuộc khủng hoảng
    năm 2008], chính sự thành công trong kiểm soát chu kỳ kinh doanh trong một
    thời gian dài đã làm cho thế giới lãng quên phát triển lý luận kinh tế học chống
    suy thoái và khủng hoảng.
    Ở nước ta, công cuộc đổi mới kinh tế do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo
    sau đại hội đảng lần thứ VI năm 1986 đã đưa nước ta từ nền kinh tế tập trung
    quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế nước ta đã ra khỏi
    khó khăn, đạt được những thành công quan trọng: tăng trưởng kinh tế nhanh và
    tương đối ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện và từng bước nâng cao rõ
    rệt, kinh tế nước ta đã dần hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cùng
    với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế nước ta cũng phải đối
    mặt với những thăng trầm trong kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ảnh hưởng của các 8
    cuộc khủng hoảng khu vực và quốc tế. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu
    Á 1997 – 1998, mặc dù không có tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta,
    nhưng cũng để lại những hậu quả gián tiếp cực kì nghiêm trọng: đầu tư trực tiếp
    nước ngoài và xuất khẩu sụt giảm, kinh tế nước ta rơi vào suy thoái nghiêm
    trọng. Do chúng ta chưa có lý luận và kinh nghiệm trong chống suy thoái và
    kích cầu cho nền kinh tế, những chính sách kích thích nền kinh tế không thu
    được hiệu quả mong muốn. Chẳng hạn, theo PGS, TS Trần Đình Thiên, khi
    chúng ta bơm tiền kích cầu, lượng tiêu thụ xe máy Trung Quốc ở Việt Nam tăng
    lên gấp ba lần, chứng tỏ một tỷ lệ lớn tiền kích cầu đã kích cầu ngoại. Phải đến
    năm 2001, nền kinh tế nước ta mới hồi phục và đạt được tốt độ tăng trưởng cao.
    Tuy vậy, cho đến nay, những bài học kinh nghiệm về chính sách chống suy
    thoái và kích cầu trong giai đoạn này vẫn chưa được tổng kết đầy đủ.
    Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra vào năm 2008 có qui mô lớn
    chưa từng có kể từ sau những năm 1930 và vì thế, có tác động mạnh mẽ đến nền
    kinh tế nước ta. Mặc dù chúng ta đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc
    chống suy thoái và kích cầu, tuy nhiên, với qui mô rất lớn và phức tạp của nó,
    cuộc khủng hoảng đang đặt ra những thách thức lý luận nghiêm trọng. Dù chính
    phủ đã có những giải pháp ứng phó, tuy nhiên, cơ sở lý luận của các giải pháp
    chống suy thoái trên vẫn chưa rõ ràng và cần được luận giải một cách khoa học.
    Những câu hỏi có thể đặt ra là: cơ sở nào để quyết định qui mô gói kích cầu?
    Tác động của nó đến cầu hiệu quả ở mức nào? Hiệu quả của các chính sách tiền
    tệ đến đâu? Liệu Việt Nam có gặp phải tình trạng cái bẫy thanh khoản không?
    Đây là những vấn đề lý luận và thực tiễn giúp có kinh nghiệm xử lý những
    quyết sách chống suy thoái sau này.
    2. Mục tiêu của đề tài
    Trên cơ sở tìm hiểu những nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước,
    tính cấp thiết của vấn đề, tình hình kinh tế trong nước và những giải pháp chống
    suy thoái của chính phủ, đề tài tập trung vào những mục tiêu sau:
    Mục tiêu chung: Dựa vào phân tích tình hình kinh tế thế giới và trong
    nước, những khó khăn và thách thức mà nền kinh tế nước ta gặp phải, những 9
    điểm mạnh và điểm yếu trong nền kinh tế nước ta, đề tài hệ thống hóa lý luận
    và kinh nghiệm chống suy thoái kinh tế của thế giới, đánh giá cơ sở khoa học,
    tính hợp lý và hiệu quả của các chính sách, giải pháp chống suy thoái của chính
    phủ, dự báo tác động của những chính sách này và đề xuất chính sách, giải
    pháp. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi giới hạn chỉ nghiên cứu, đánh giá
    các chính sách chống suy thoái trong giai đoạn 2008 – 2010, tập trung vào hai
    công cụ chính sách chủ yếu là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Để thực
    hiện mục tiêu trên, đề tài đề ra các mục tiêu cụ thể cần phải hoàn thành như sau:
    Mục tiêu cụ thể:
    - Hệ thống hóa lý luận và kinh nghiệm về chống suy thoái kinh tế của thế
    giới.
    - Phân tích, đánh giá hiệu quả của các chính sách chống suy thoái của
    chính phủ, tập trung vào hai chính sách lớn là chính sách tiền tệ và chính sách
    tài khóa.
    - Dự báo tác động của những chính sách này đối với nền kinh tế, tăng
    trưởng kinh tế trong thời gian tới và đề xuất một số hướng giải pháp
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Để đánh giá tác động của chính sách, sẽ là lý tưởng nếu chúng ta có thể
    đo lường định lượng ảnh hưởng của chính sách lên các biến số kinh tế vĩ mô
    như tốc độ tăng trưởng GDP, xuất nhập khẩu, đầu tư, tiêu dùng Tuy nhiên, do
    điều kiện hạn chế về số liệu thống kê và khối lượng tính toán, đánh giá định
    lượng toàn bộ các tác động của chính sách là điều không khả thi. Chính vì thế,
    trong đề tài này, chúng tôi dự kiến sử dụng cách tiếp cận kết hợp cả định tính và
    định lượng.
    Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, bám sát
    chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời kết hợp
    với các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu kinh tế học hiện đại và dựa trên
    kinh nghiệm chống suy thoái của các nước trên thế giới. Với các phương pháp
    cụ thể, đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như hệ thống, phân tích, 10
    so sánh, tổng hợp, mô hình hoá, lấy ý kiến chuyên gia . Trong đó, đề tài chú ý
    kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu
    định lượng, kết hợp giữa phân tích định tính các chính sách trên cơ sở các lý
    thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại với so sánh, phân tích định lượng với các mô hình
    toán và kinh tế lượng, đặc biệt là sử dụng mô hình phương trình kinh tế vĩ mô
    tuyến tính, các mô hình chuỗi thời gian như vector tự tương quan để đo lường
    tác động của chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác. Cụ
    thể, đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    4. Kết cấu báo cáo
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, báo cáo tổng kết đề tài bao
    gồm 4 chương.
    11
    Chương 1
    CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ NHỮNG TÁC
    ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ NƯỚC TA

    1.1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
    Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu bắt nguồn từ sự sụp đổ của
    bong bóng nhà đất ở Mỹ, khi giá nhà đất, sau nhiều năm leo thang đã bắt đầu
    chững lại và rơi tự do và tác động lên các tổ chức tài chính nắm giữ các tài sản
    tài chính liên quan đến bất động sản. Cuộc khủng hoảng có thể được coi là bắt
    đầu từ tháng 2 năm 2007, khi ngân hàng lớn nhất thế giới vào năm 2008, HSBC,
    báo cáo khoản lỗ 10,5 tỷ đô la từ việc nắm giữ các chứng khoán nhà đất dưới
    chuẩn. Tháng 6/2007, Bear Stearns, ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 ở Mỹ thông báo
    hai quĩ đầu tư của nó ngừng trả tiền. Đến tháng 8, thị trường tín dụng toàn cầu
    bắt đầu thu hẹp do người ta phát hiện ra các chứng khoán cho vay thế chấp dưới
    chuẩn nằm trong danh mục đầu tư của nhiều ngân hàng và quĩ đầu tư toàn cầu.
    Nhiều tổ chức ngừng cho vay mua nhà. Cho đến hết năm 2007, ít nhất 100 công
    ty cho vay thế chấp nhà đất, hoặc là phải đóng cửa, dừng hoạt động hoặc bị bán.
    Giám đốc điều hành của Merill Lynch và Citigroup phải từ chức vào cuối năm
    2007.
    Sang năm 2008, thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu lao dốc. Sự sụp đổ
    của thị trường nhà đất và mức độ thiệt hại lớn gây ra cho các tổ chức tài chính
    đã tạo ra sự hoảng loạn trên thị trường và thúc đẩy các nhà đầu tư nhanh chóng
    bán tháo các chứng khoán thế chấp nhà đất và các cổ phiếu rủi ro để đổ tiền vào
    thị trường hàng hóa, gây ra cuộc khủng hoảng giá lương thực và giá dầu mỏ.
    Tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ tại New York đã phải bơm
    vốn khẩn cấp cho Bear Stearns để tránh cho ngân hàng đầu tư đứng thứ 5 nước
    Mỹ khỏi sụp đổ. Tuy nhiên, nỗ lực này cũng không cứu nổi ngân hàng và buộc
    Fed phải dàn sếp vụ bán Bear Stearns cho ngân hàng J.P Morgan Chase. Cho
    đến tháng 8 năm 2008, các tổ chức tài chính toàn cầu đã phải báo cáo khoản lỗ 12
    liên quan đến các chứng khoán gắn với cho vay nhà đất dưới chuẩn lên tới 500
    tỷ đô la Mỹ. Đến tháng 11, khoản lỗ tăng lên 750 tỷ đô la và IMF ước tính rằng
    các tổ chức tài chính toàn cầu cuối cùng sẽ mất tổng cộng khoảng 1,5 nghìn tỷ
    đô la cho các chứng khoán này. Hàng loạt ngân hàng đầu tư và tổ chức tài chính
    đứng trước nguy cơ phá sản.
    Vào tháng 9 năm 2008, chính phủ Mỹ trực tiếp quốc hữu hóa hai tổ chức
    tài chính hỗ trợ mua nhà đất do chính phủ bảo trợ là Fannie Mae và Freddie
    Mac. Merrill Lynch, ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ được giàn xếp bán cho
    Bank of America. Golman Sachs và Morgan Stanley, hai ngân hàng đầu tư đứng
    thứ 2 và thứ 3 nước Mỹ được chính phủ bơm tiền. Sau khi Cục dự trữ liên bang
    Mỹ từ chối cứu giúp, Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư đứng thứ 4 tại phố
    Wall, đã phải đệ đơn phá sản, đẩy cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ lên đến
    mức cực điểm. Trong vòng 2 ngày, 150 tỷ đô la đã bị rút khỏi các quĩ tiền tệ ở
    Mỹ. Thị trường tiền tệ đứng trước nguy cơ khủng hoảng thanh khoản. Thu hẹp
    thanh khoản trên thị trường tiền tệ của Mỹ, vốn là nơi các ngân hàng và tổ chức
    tài chính vay tiền, đẩy hệ thống tài chính toàn cầu đến bờ vực. Cục dữ trữ liên
    bang Mỹ và các ngân hàng trung ương các nước phải hành động ngay lập tức.
    Trong quí 4 năm 2008, khoảng 2,5 nghìn tỷ đô la đã được bơm vào thị trường
    thông qua việc mua lại các tài sản có giá của ngân hàng, đồng thời nâng vốn của
    hệ thống ngân hàng thêm 1,5 nghìn tỷ thông qua việc mua cổ phiếu ưu đãi mới
    phát hành. Chính phủ Mỹ và các nước đã phải tiến hành trợ giúp các ngân hàng
    lớn có nguy cơ phá sản.
    Bất chấp những nỗ lực, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã nhanh
    chóng lan ra khắp toàn cầu. Hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính ở châu
    Âu, châu Á bị thua lỗ và đứng trước nguy cơ đóng cửa. Ở Anh, ngân hàng
    Northern Rock đã phải xin cứu trợ từ Ngân hàng trung ương Anh và điều này
    kéo theo sự hoảng loạn của nhà đầu tư, khiến ngân hàng này phải đóng cửa vào
    tháng 9 năm 2007. Ở Đức, chính phủ phải bơm 11,1 tỷ đô la để giữ cho IKB
    Deutsche Industriebank khỏi phá sản do những thua lỗ liên quan đến các khoản
    đầu tư vào chứng khoán thế chấp nhà đất. Ở Pháp, ngân hàng BNP Paribas 13
    tuyên bố ngừng trả 2,2 tỷ đô la từ các quĩ đầu tư. Cuộc khủng hoảng cũng làm
    đất nước Iceland rơi vào phá sản.
    Cuộc khủng hoảng tài chính nhanh chóng biến thành cuộc khủng hoảng
    kinh tế do hệ thống tài chính chính là mạch máu kinh tế toàn cầu. Khi các ngân
    hàng hạn chế cho vay, toàn bộ nền kinh tế bị ảnh hưởng. Kinh tế toàn cầu rơi
    vào suy thoái, hàng triệu việc làm bị mất. GDP của Mỹ giảm khoảng 6% trong
    năm 2009. Kinh tế Anh chịu sự giảm sút mạnh nhất trong 2 thập niên qua, số
    người thất nghiệp có thể lên 3 triệu trong năm 2010. Kinh tế Italia rơi vào cuộc
    suy thoái mạnh nhất kể từ năm 1992. Kinh tế Nhật rơi vào suy thoái lần đầu tiên
    kể từ năm 2001. Tất cả các nước ở tất cả các châu lục đều bị ảnh hưởng. Có thể
    nói đây là cuộc đại khủng hoảng lớn nhất kể từ những năm 1930 của thế kỉ
    trước. Vậy nguyên nhân của cuộc khủng hoảng do đâu?
    1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
    Có nhiều nguyên nhân được cho là đã gây ra cuộc khủng khoảng tài
    chính – kinh tế tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng những năm 1930, như sự đổ
    vỡ của bong bóng nhà đất, chính sách lãi suất thấp, khủng hoảng nợ dưới chuẩn,
    những phát triển của hệ thống tài chính tạo ra hệ thống ngân hàng song song
    (shadow banking system) hay sự thiếu kiểm soát tài chính. Có người cho
    nguyên nhân là thâm hụt kép ngày càng lớn ở Mỹ. Có người lại cho đó là khủng
    hoảng tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Trong phần này, chúng tôi đề cập đến một
    số nguyên nhân chính, dưới các góc nhìn khác nhau.
    1.2.1 Sự đổ vỡ của bong bóng nhà đất và khủng hoảng nợ dưới chuẩn
    Cho đến gần đây, rất ít người ngoài giới kinh doanh địa ốc biết về các
    khoản cho vay dưới chuẩn. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đã khiến
    cho công cụ tài chính này trở thành trọng tâm chú ý, do những hậu quả của nó
    đối với nền kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu. Điều này thật dễ hiểu bởi cho vay
    thế chấp nhà đất dưới chuẩn vốn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thế giới tài
    chính trong phần lớn lịch sử một phần tư thế kỉ của nó. Vậy cho vay dưới chuẩn
    là gì? 14
    Hiểu một cách đơn giản, cho vay dưới chuẩn là khoản cho vay đối với
    các cá nhân có tiền sử tín dụng yếu kém hoặc có vấn đề. Thông thường, muốn
    vay nợ ngân hàng để trả góp mua nhà, người đi vay cần phải có một số vốn để
    trả trước một phần, đồng thời phải chứng minh được khả năng tài chính để trả
    nợ đều đặn trong suốt quá trình đi vay. Ngân hàng sẽ xem xét các yếu tố này
    cùng với tiền sử vay nợ của khách hàng. Người nào có tiền sử tín dụng kém,
    nghĩa là hay trả nợ trễ hạn hoặc từng không có khả năng trả nợ, sẽ có điểm tín
    dụng thấp. Điểm tín dụng được sử dụng để phân biệt nợ chuẩn và nợ dưới
    chuẩn. Người có điểm tín dụng dưới chuẩn sẽ khó được cho vay.
    Công cụ nợ dưới chuẩn nở rộ vào khoảng thời gian sau sự sụp đổ của thị
    trường cổ phiếu công nghệ dotcom theo sau vụ tấn công 11/9 và việc Mỹ xâm
    lược Irắc và Afghanistan. Trước sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và tình
    trạng hoảng loạn sau vụ tấn công trung tâm thương mại thế giới, Cục dự trữ liên
    bang Mỹ (FED) phải giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế. Cho tới mùa hè
    năm 2003, lãi suất dự trữ liên bang Mỹ đã xuống mức thấp kỉ lục. Theo sau sự
    điều chỉnh lãi suất của FED, các ngân hàng trung ương khác cũng hạ lãi suất để
    tránh nền kinh tế nước họ rơi vào trì trệ.
    Thông thường, lãi suất giảm sẽ kéo lạm phát đi lên. Tuy nhiên, vào thời
    điểm đó, giá cả hàng hóa lại giảm ở hầu hết các nền kinh tế phát triển. Lý do là
    việc Trung Quốc gia nhập WTO đã biến nước này trở thành trung tâm sản xuất
    sản phẩm giá rẻ của toàn cầu và sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc tràn ngập các
    nền kinh tế phát triển. Thậm chí, nhiều nước còn phải lo ngại tình trạng giảm
    phát.
    Tăng trưởng kinh tế bùng nổ của Trung Quốc cũng làm tăng nhu cầu đối
    với dầu mỏ và các nguyên liệu khác, đẩy giá các mặt hàng này tăng lên. Kéo
    theo đó, thâm hụt thương mại của Mỹ tăng nhanh với hàng tỷ đô la đổ vào
    Trung quốc, Trung Đông, Nga và các nước xuất khẩu nguyên liệu khác. Một
    phần đáng kể số tiền này lại quay trở lại Mỹ đầu tư khi các nhà đầu tư châu Á
    và Trung Đông có thừa tiền mặt. Họ mua trái phiếu kho bạc Mỹ và các tài sản tài chính có độ rủi ro cao hơn khác bao gồm cả các trái phiếu gắn với các khoản
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...