Thạc Sĩ Một số đặc trưng sinh học và sản xuất kháng huyết thanh virus khảm đốm gân lá ớt (chilli veinal mott

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 26/11/13
    Last edited by a moderator: 26/11/13
    Luận văn dài 125 trang:
    1. MỞ ĐẦU

    1.1 Đặt vấn đề
    Rau là loại thực phẩm rất cần thiết cho đời sống hàng ngày và không thể thay thế được vì rau có vị trí quan trọng đối với sức khoẻ con người.
    Rau cung cấp cho cơ thể những chất quan trọng như protein, lipid, v.v . Rau có ưu thế hơn một số cây trồng khác về vitamin và chất khoáng.
    Rau là loại hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao. Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 140 triệu USD, tăng 170% so với năm 1985 và chiếm 1,6% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước. Rau vừa là cây lương thực, vừa là nguyên liệu sử dụng trong công nghiệp chế biến (dẫn theo [4]).
    Về mặt y học, một số cây rau được sử dụng như những cây dược liệu quý. Về mặt xã hội, ngành sản xuất rau phát triển sẽ góp phần tăng thu nhập cho người lao động, sắp xếp lao động hợp lý, mở rộng ngành nghề, giải quyết việc làm cho nông dân trong những lúc nông nhàn, hỗ trợ các ngành khác trong nông nghiệp phát triển như cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, v.v .
    Cây ớt (Capsicum spp.) thuộc chi Capsicum, họ Cà Solanaceae. Có hai loài phổ biến là ớt cay (Capsicum frutescens L.) và ớt ngọt (Capsicum annuum L.) được trồng rộng khắp trên thế giới.
    Trong những loại rau - gia vị thì ớt là cây được trồng ở nước ta từ lâu và là phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta, tiềm năng phát triển cây ớt ở nước ta là rất to lớn. Những năm gần đây, nhiều nơi đã trồng ớt ngọt cung cấp cho các nhu cầu đang phát triển của dân cư thành phố. Sản phẩm ớt ngọt được xem là loại rau đắt giá và hiệu quả gieo trồng cao.
    Có nhiều giống ớt khác nhau, có tên gọi cũng rất khác nhau tuỳ hình dạng hay đặc tính như ớt cay, ớt ngọt, ớt chỉ thiên, ớt hạt tiêu, ớt cà, v.v .
    Ớt được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm rau, làm thuốc, làm gia vị, làm cây cảnh. Sản phẩm ớt được sử dụng dưới nhiều dạng như lá, quả ớt tươi, ớt khô, ớt bột, muối mặn, vừa để đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Theo Nguyễn Văn Luật (2008)[12], trong quả ớt có các chất nitơ (15%), tinh dầu (1,12%), dầu cố định (12,5%), các chất không có nitơ (35%), tro (15%), chất thơm, vitamin C (0,05%). Về hàm lượng dinh dưỡng, trong 100 g rau ớt có năng lượng là 29 Calo; 1,3 mg protein; 5,5 mg caroten và 250 mg vitamin C.
    Trong y học cổ truyền, ớt có vị cay xé, dẫn hoả, tính rất nóng có tác dụng làm ấm bụng, sát trùng, lợi tiểu, kích thích dạ dầy. Lá ớt có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Trong quả ớt cay có chứa capsaicin
    (8 - methyl - N - vanilly - 6 - noneamide: C18H27NO3) và nhiều hợp chất khác gọi chung là nhóm capsaicinoid có vị cay, nóng, kích thích tiêu hoá, tạo cảm giác ngon miệng, giảm đau, v.v .
    Trong những năm gần đây, năng suất, sản lượng ớt ngày càng tăng cao, đồng thời ớt là cây cho thu hoạch nhiều lứa trong một năm, với những lợi thế như vậy kết hợp với việc giá cả ngày một tăng chính là động lực thúc đẩy cho người nông dân phát triển sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế cây ớt bị rất nhiều sâu bệnh phá hại, ví dụ như bệnh nấm, bệnh virus, héo xanh vi khuẩn, v.v . làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng ớt, nhiều khi không cho thu hoạch. Bệnh do virus gây ra không những làm giảm năng suất, chất lượng ớt, mà đồng thời gây thoái hoá giống. Thành phần virus hại ớt bao gồm nhiều virus khác nhau thể hiện nhiều dạng triệu chứng khác nhau trên cây ớt
    sản xuất ngoài đồng ruộng. Cho đến nay những nghiên cứu về virus hại ớt còn rất hạn chế, rất ít tài liệu viết về virus hại ớt tại Việt Nam.
    Virus khảm đốm gân lá ớt (chilli veinal mottle virus - ChiVMoV) được coi là loài virus phổ biến nhất, làm giảm sút nghiêm trọng năng suất và
    sản lượng ớt ở các vùng trồng thuộc Châu Á. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về các đặc trưng sinh học, đặc trưng hoá lý, hình thái học, huyết thanh học và
    sản xuất kháng huyết thanh ChiVMoV trong nước vẫn chưa được thực hiện.
    Do đó, nghiên cứu virus khảm đốm gân lá ớt (ChiVMoV) nói riêng, các loại virus hại ớt nói chung là vấn đề quan trọng để từng bước góp phần định hướng phòng chống bệnh virus hại ớt phục vụ sản xuất.
    Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Vũ Triệu Mân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài: “Một số đặc trưng sinh học và sản xuất kháng huyết thanh virus khảm đốm gân lá ớt (chilli veinal mottle virus - ChiVMoV) năm 2008 - 2009”.
    1.2 Mục đích và yêu cầu
    1.2.1 Mục đích
    - Xác định một số đặc trưng sinh học của virus khảm đốm gân lá ớt (chilli veinal mottle virus - ChiVMoV).
    - Thử nghiệm sản xuất kháng huyết thanh ChiVMoV.
    1.2.2 Yêu cầu
    - Điều tra tình hình bệnh virus hại ớt tại một số vùng thuộc Hà Nội
    và phụ cận vụ đông xuân 2008 - 2009.
    - Mô tả triệu chứng bệnh trên ớt do virus khảm đốm gân lá ớt (ChiVMoV) gây ra.
    - Xác định đặc điểm lan truyền của ChiVMoV qua tiếp xúc cơ học,
    qua côn trùng môi giới, qua ghép cây và qua hạt giống.
    - Làm sạch và thử nghiệm kháng huyết thanh ChiVMoV sản xuất.



    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    2.1 Lược sử nguồn gốc, vị trí phân loại, tình hình sản xuất ớt trên
    thế giới và tại Việt Nam
    2.1.1 Lược sử cây ớt
    Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7.500 năm trước Công nguyên và có lẽ còn sớm hơn.
    Theo Wikipedia (2006)[74], ớt được trồng khắp nơi trên thế giới sau thời Christopher Columbus. Chanca D.A. trong chuyến đi thứ hai của Columbus C. vào năm 1493 đã mang những hạt ớt đầu tiên về Tây Ban Nha và đã lần đầu viết các tác dụng dược lý của ớt vào năm 1494. Từ Mexico, ớt đã nhanh chóng được chuyển qua Philippines, sau đó là Trung Quốc,
    Triều Tiên, Nhật Bản. Một con đường khác mà ớt di chuyển là do người Bồ Đào Nha lấy từ Tây Ban Nha sau đó đưa qua Ấn Độ, qua Trung Á và Thổ Nhĩ Kỳ, đến Hungary nơi ớt trở thành một gia vị quốc gia dưới dạng paprika.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...