Báo Cáo Một số đặc điểm về kiểu bẫy ở các bồn trũng việt nam

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM
    Khái niệm về sự khép kín: người ta gọi mức chênh cao giữa đỉnh (top) bẫy và đường đồng mức thấp nhất khép kín xung quanh nó là sự khép kín lý thuyết. Đó là cái mà các nhà địa chất tìm cách nhận biết vì nó chỉ chiều cao ngầm tối đa của một tầng chứa.
    Sự khép kín thực tế hay hữu hiệu tương ứng với mức chênh tồn tại giữa đỉnh một bẫy và mặt phẳng nước – dầu hoặc nước – khí, nói chung nằm ngang. Nó chỉ thành thực tế đối với bẫy đã được thăm dò bằng các lỗ khoan có sản phẩm.
    Đó là những đới “khép kín” mà ta gọi là các bẫy (traps). Các nếp lồi là những bẫy phổ biến nhất và nói chung, đơn giản nhất.
    Các chất lưu đang dịch chuyển chịu những lực khác nhau, sẽ đi đến những vị trí cân bằng khi thế năng của chúng nhỏ nhất và khi nó bị bao quanh bởi những vùng có thế năng cao hơn. Nói riêng, các hạt phân tử dầu mỏ và khí sẽ dừng lại và tích tụ trong vị trí cân bằng tương đối khi chúng được bao bọc bởi những vùng có thế năng lớn hơn. Các chất lưu động và đặc biệt là các hydrocarbon di chuyển từ đới có thế năng cao về phía các đới có thế năng nhỏ hơn. Chúng dừng lại nếu chúng gặp trên đường di chuyển của chúng một vật chắn, tạo ra một đới có áp suất thấp.
    Như vậy, ta có thể định nghĩa bẫy là một đới trong lòng đất, tại đó thế năng của những chất lưu có thể có mặt ở đây sẽ nhỏ nhất so với các đới trực tiếp kề bên.
    [​IMG]
    Hình 1: Sơ đồ mô hình bẫy.
    Cơ chế các lớp đất đá, cấu trúc sắp xếp các lớp đất đá làm dầu khí đọng (tích tụ) lại gọi là bẫy. Tại nơi tích tụ này, nếu không có sự dịch chuyển của dầu khí gọi là ổ dầu. Khu vực có các lớp đất đá chứa dầu gọi là vỉa. Nếu các tích tụ này có thể khai thác công nghiệp được gọi là mỏ.
    CHƯƠNG II: CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁ HỦY BẪY
    Như vậy, ta thấy sự thành tạo các bẫy đòi hỏi có sự tồn tại của một đới khép kín cách nước, bị chỉ đạo bởi sự tồn tại của riêng một hoặc sự kết hợp của hai hay ba nhân tố sau:
    - Các nhân tố kiến trúc, vẽ nên những mặt cong chia cách các loạt thấm nước với đới không thấm nước.
    - Các nhân tố địa tầng hoặc nhân tố trầm tích, có thể uốn cong các đường cong đẳng thế bằng những biến đổi tướng của trầm tích.
    - Các nhân tố thuỷ động lực, có thể tạo ra những gradient có thể làm thay đổi hình dạng của mặt đẳng thế.

    MỤC LỤC:
    CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM------------------------------------------------------------------------ 1
    CHƯƠNG II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁ HỦY BẪY 2
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...