Tiến Sĩ Một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Giải phẫu, sinh lý cơ quan thính giác . 3
    1.1.1. Sơ lược giải phẫu tai [90] 3
    1.1.2. Sinh lý nghe [24] 5
    1.2. Các nghiệm pháp thăm dò thính giác . 6
    1.2.1. Thăm khám tai 6
    1.2.2. Các xét nghiệm thính học . 6
    1.2.3. Các nghiệm pháp thăm dò thính giác được sử dụng ở Việt Nam . 13
    1.3. Phân loại và mức độ nghe kém . 15
    1.3.1. Phân loại nghe kém . 15
    1.3.2. Mức độ nghe kém . 16
    1.4.Tình hình nghe kém 18
    1.4.1. Tình hình nghe kém trên thế giới 18
    1.4.2. Tình hình nghe kém ở Việt Nam . 21
    1.5. Các yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ 23
    1.5.1. Các yếu tố bẩm sinh 23
    1.5.2. Các nguyên nhân mắc phải . 27
    1.6. Các ảnh hưởng của nghe kém . 30
    1.7. Các biện pháp can thiệp nghe kém . 31
    1.7.1. Thiết bị trợ thính . 31
    1.7.2. Các phương pháp phục hồi ngôn ngữ 32
    CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. . 33
    2.1 Đối tượng nghiên cứu . 33
    2.2 Địa điểm nghiên cứu . 33
    2.3Thời gian nghiên cứu 34
    2.4Thiết kế nghiên cứu 34
    2.5Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 34
    2.6Phương pháp thu thập số liệu 36
    2.7 Công cụ thu thập số liệu . 38
    2.8Các chỉ số và các biến số nghiên cứu 40
    2.9 Khắc phục sai số . 44
    2.10 Quản lý và xử lý số liệu 44
    2.11 Đạo đức trong nghiên cứu . 45
    2.12 Một số hạn chế và khu trú của nghiên cứu 45

    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ . 47
    3.1. Đặc điểm nghe kém ở trẻ mẫu giáo từ 2 tuổi đến 5 tuổi 47
    3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 47
    3.1.2 Kết quả đo âm ốc tai (OAE) lần 1 tại cộng đồng 48
    3.1.3 Đặc điểm nghe kém của trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội qua đo ABR
    hoặc đơn âm . 51
    3.2 Phân tích các yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ từ 2 tuổi đến 5
    tuổi . 62
    3.2.1 Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 62
    3.2.2 Xác định các yếu tố nguy cơ của nghe kém . 63

    CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN . 70
    4.1.Đặc điểm nghe kém ở trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội 70
    4.1.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 70
    4.1.2 Tỷ lệ nghe kém qua sàng lọc bằng phương pháp OAE . 71
    4.1.3 Tỷ lệ nghe kém qua đo OAE theo tuổi . 75
    4.1.4 Tỷ lệ nghe kém qua đo OAE theo giới tính 76
    4.1.5 Nghe kém theo vị trí tai . 77
    4.1.6 Mức độ nghe kém ở trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội . 77
    4.1.7 Hình thức nghe kém ở trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội . 79
    4.2.Các yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ mẫu giáo từ 2-5 tuổi nội
    thành Hà Nội . 80
    4.2.1. Các yếu tố trước sinh 80
    4.2.2.Các yếu tố trong khi sinh 82
    4.2.3.Các yếu tố sau sinh . 87
    KẾT LUẬN . 91
    1. Đặc điểm nghe kém ở trẻ mẫu giáo tại các trường mẫu giáo công lập
    nội thành Hà Nội năm 2011 – 2012 91
    2. Một số yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 tuổi đến 5 tuổi
    khu vực nội thành Hà Nội 91
    KHUYẾN NGHỊ . 92
    CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nghe kém là hiện tượng giảm một phần hay toàn bộ khả năng cảm nhận
    về âm thanh [8], [24]. Nghe kém có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có thể do nhiều
    nguyên nhân gây ra. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), có
    khoảng 5% dân số, tương đương với 360 triệu người trên toàn thế giới bị nghe
    kém, trong đó có 32 triệu trẻ em bị vấn đề này. Phần lớn số người này sống ở
    các nước có thu nhập thấp và trung bình [128].
    Ảnh hưởng của nghe kém phụ thuộc rất lớn vào lứa tuổi mắc bệnh [24].
    Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ bị nghe kém sẽ không giao
    tiếp được, không học được từ những âm thanh xung quanh, kết quả là trẻ chậm
    phát triển ngôn ngữ, trí tuệ và gặp khó khăn trong cuộc sống. Trầm trọng hơn,
    trẻ sẽ trở thành tàn tật vĩnh viễn [8], [19], [128]. Do đó, việc phát hiện và can
    thiệp kịp thời sẽ mang lại cho trẻ cơ hội lớn trong việc hồi phục khả năng nghe,
    phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giúp trẻ học tập, hòa nhập cộng đồng và giảm
    gánh nặng cho bản thân trẻ, gia đình và xã hội [86], [128].
    Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các thiết bị hỗ trợ khám và
    điều trị nghe kém không ngừng phát triển, sàng lọc nghe kém và triển khai các
    chương trình can thiệp đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và đã trở
    thành chương trình y tế quốc gia ở nhiều nước, đặc biệt ở những nước phát triển
    [52], [78].
    Ở Việt Nam, theo ước tính của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tính
    đến năm 2003 cả nước có khoảng 662.000 trẻ từ 0-18 tuổi bị khuyết tật. Trong
    đó, rối loạn thần kinh và khiếm thính là loại khuyết tật phổ biến thứ hai, chiếm
    17.0%, sau khuyết tật vận động (29.0%). Qua đây cho thấy khuyết tật liên quan
    đến nghe kém, điếc là vấn đề sức khỏe cần được quan tâm nghiên cứu và hỗ trợ
    [7]. Ở nước ta đã có một số nghiên cứu về tình hình nghe kém ở trẻ em. Tỷ lệ
    trẻ em bị nghe kém ở học sinh tiểu học được ước tính là 1,13% [39]. Số trẻ bị khiếm thính còn tăng lên do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau
    [15], [19].
    Trẻ em trong lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo từ 2 tuổi đến 5 tuổi là một trong
    những nhóm đối tượng cần được quan tâm nghiên cứu, bởi ở lứa tuổi này trẻ bắt
    đầu phát triển mạnh mẽ những kỹ năng giao tiếp cộng đồng thông qua việc học
    tập ở lớp học và tiếp xúc với thế giới xung quanh. Lứa tuổi này cũng là lứa tuổi
    chuẩn bị đi học nên việc phát hiện sớm trẻ nghe kém kết hợp với các biện pháp
    can thiệp sẽ giúp trẻ có khả năng trở lại cộng đồng, hòa nhập với xã hội.
    Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, toàn thành phố có 840 trường mầm
    non, trong đó 85,0% là công lập chiếm hơn 90,0% tổng số học sinh mầm non
    [29]. Cũng như các địa phương khác, việc nghiên cứu các đặc điểm và các yếu
    tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ trong độ tuổi nói trên là hết sức cần thiết đối với
    thành phố Hà Nội để xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao khả năng nghe
    cũng như phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ.
    Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Một số đặc điểm và yếu
    tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo nội
    thành Hà Nội” với hai mục tiêu sau:
    1. Mô tả một số đặc điểm của nghe kém ở trẻ em từ 2 tuổi đến 5 tuổi tại các
    trường mẫu giáo nội thành Hà Nội, 2011 - 2012.
    2. Xác định một số yếu tố nguy cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi khu
    vực nội thành Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...