Thạc Sĩ Một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H Mông đang học ở Trường Cao đẳng Sư

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông đang học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 3
    4. Giả thuyết khoa học. 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3
    6. Phạm vi nghiên cứu. 4
    7. Phương pháp nghiên cứu. 4
    8. Cấu trúc của luận văn. 5
    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH, TÍNH CÁCH DÂN TỘC 6
    1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề. 6
    1.1.1.Nghiên cứu về tính cách ở nước ngoài 6
    1.1.2. Những công trình nghiên cứu về tính cách dân tộc ở trong nước 8
    1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản của đề tài nghiên cứu. 11
    1.2.1. Một số vấn đề lý luận về nhân cách. 11
    1.2.1.1. Khái niệm nhân cách và đặc điểm nhân cách. 11
    1.2.1.2. Một số lý thuyết về đặc điểm nhân cách. 14
    1.2.2. Một số vấn đề lý luận về đặc điểm tính cách, tính cách dân tộc ít người 16
    1.2.2.1. Khái niệm tính cách. 16
    1.2.2.2. Đặc điểm tính cách. 19
    1.2.2.3. Nội dung và hình thức biểu hiện của tính cách. 21
    1.2.2.4. Sự hình thành và phát triển tính cách. 24
    1.2.3. Một số vấn đề lý luận về tính cách dân tộc. 26
    1.2.3.1. Khái niệm dân tộc. 26
    1.2.3.2. Tính cách dân tộc. 27
    1.2.3.3. Một số đặc điểm văn hóa bản làng truyền thống các dân tộc Thái và dân tộc H’Mông của Việt Nam. 30
    1.2.4. Đặc điểm tính cách sinh viên dân tộc ít người 33
    1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm tính cách sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông. 39
    Tiểu kết chương 1. 44
    Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
    2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu. 45
    2.1.1. Vài nét về địa bàn tỉnh Điện Biên. 45
    2.1.2. Vài nét về Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên. 45
    2.2. Tổ chức nghiên cứu. 46
    2.2.1. Tiến trình nghiên cứu. 46
    2.2.2. Tổ chức nghiên cứu tài liệu, văn bản. 47
    2.2.3. Tổ chức nghiên cứu thực trạng. 47
    2.2.4. Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm tác động. 48
    2.3. Các phương pháp nghiên cứu. 49
    2.3.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản. 49
    2.3.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 49
    2.3.2.1. Phương pháp trắc nghiệm 49
    2.3.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 52
    2.3.2.3. Phương pháp giải bài tập tình huống. 53
    2.3.2.4. Phương pháp quan sát 54
    2.3.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu. 54
    2.3.2.6. Phương pháp phân tích chân dung tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông có tính đại diện. 55
    2.3.2.7. Phương pháp thực nghiệm tác động. 56
    2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học với sự trợ giúp của SPSS 58
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Tiểu kết chương 2. 59
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ THỰC NGHIỆM 60
    3.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng một số đặc điểm nhân cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông theo trắc nghiệm của R.B.Cattell 60
    3.1.1. Kết quả nghiên cứu trên mẫu nghiệm thể chung. 60
    3.1.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm nhân cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông theo dân tộc. 65
    3.1.3. Mối tương quan giữa các yếu tố của một số đặc điểm nhân cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông. 70
    3.1.4. Đánh giá chung về một số đặc điểm nhân cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông theo trắc nghiệm của R.B.Cattcell 76
    3.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng các kiểu tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông theo trắc nghiệm của Long Tử Dân (Trung Quốc) 77
    3.2.1. Kết quả nghiên cứu các kiểu tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông trên mẫu chung. 77
    3.2.2. Kết quả nghiên cứu các kiểu tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông theo các lát cắt khác nhau. 80
    3.2.2.1. Kết quả nghiên cứu các kiểu tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông theo dân tộc. 80
    3.2.2.2. Kết quả nghiên cứu các kiểu tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông theo năm đào tạo. 84
    3.2.2.3. Kết quả nghiên cứu các kiểu tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông theo giới tính. 86
    3.2.2.4. Kết quả nghiên cứu các kiểu tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông theo kết quả học tập. 88
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    3.2.2.4. Kết quả nghiên cứu các kiểu tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông theo địa bàn cư trú. 90
    3.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông theo phiếu trưng cầu ý kiến. 93
    3.4. Kết quả nghiên cứu thực trạng về đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông qua bài tập tình huống. 96
    3.5. Kết quả phân tích chân dung một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông có tính đại diện. 100
    3.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông. 105
    3.7. Đánh giá chung về thực trạng và lí giải nguyên nhân thực trạng một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên. 109
    3.8. Một số biện pháp nhằm nâng cao đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên. 112
    3.8.1. Cơ sở đề xuất biện pháp. 112
    3.8.2. Một số biện pháp cụ thể. 113
    3.8.3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp. 115
    3.8.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp. 116
    3.9. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 116
    3.9.1 Kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm 116
    3.9.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 118
    Tiểu kết chương 3. 122
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122
    I. Kết luận. 122
    II. Kiến nghị 122
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    1.1. Về mặt lý luận
    Nhân cách là phạm trù quan trọng nhưng phức tạp, là cơ sở để làm sáng tỏ những vấn đề khác trong tâm lý học. Mọi lĩnh vực liên quan đến yếu tố con người từ công tác chính trị, kinh tế, quản lý, tổ chức giáo dục, y tế đều nghiên cứu nhân cách. Nhân cách là một phạm trù phức tạp thể hiện ở việc khó tìm thấy sự đồng nhất về khái niệm và các thành phần tạo nên nhân cách. Tính phức tạp của nhân cách gây khó khăn không ít cho việc tìm hiểu nhân cách của con người cũng như việc tác động nhằm hình thành và phát triển nhân cách. Chính vì vậy, nghiên cứu về nhân cách và những thành phần trong cấu trúc nhân cách là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ về mặt lý thuyết mà còn cả về mặt thực tiễn.
    Sự hiểu biết về nhân cách con người là tiền đề để điều khiển hoạt động của họ một cách có hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và điều kiện "Nhân tố con người" trở nên cấp bách như Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII đã xác định: Một trong những nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ CNH - HĐH đất nước là phát triển nguồn nhân lực con người, thực hiện công bằng xã hội, xây dựng những thế hệ người Việt Nam có đủ bản lĩnh, phẩm chất và năng lực đảm đương sứ mạng lịch sử ngày nay. Muốn vậy, hình thành và phát triển nhân cách là nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo.
    Tính cách của một con người là mặt quan trọng hàng đầu có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ nhân cách con người. Nghiên cứu tính cách của sinh viên dân tộc ít người là một nội dung trong tâm lý học dân tộc, tâm lý học tộc người- một lĩnh vực còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam.
    Nghiên cứu các biểu hiện đặc trưng về nhân cách và tính cách của sinh viên dân tộc ít người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho việc làm bộc lộ bản sắc tính cách dân tộc của sinh viên, giúp họ tiếp tục hoàn thiện và phát huy các đặc điểm nhân cách và tính cách tốt khắc phục những nét nhân cách và tính cách còn hạn chế.
    1.2. Về mặt thực tiễn
    Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề nhân cách con người, nhiều chương trình, đề tài khoa học các cấp về nhân cách đã và đang triển khai như: Đề tài KX 07.11, đề tài KX.07.04, chương trình KX.05, chương trình KX.07 kết quả những công trình nghiên cứu nói trên đã mang lại nhiều hiểu biết, song cũng nhiều vấn đề đang đặt ra và tiếp tục nghiên cứu.
    Ở Việt Nam trong thời gian qua có nhiều công trình nghiên cứu nhân cách nhưng số công trình nghiên cứu một cách độc lập về tính cách của con người vẫn còn rất mỏng, đặc biệt là nghiên cứu về đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông thì hầu như chưa có.
    Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên mang nét đặc trưng riêng của vùng miền núi phía Tây Bắc của tổ quốc, sinh viên chủ yếu là sinh viên dân tộc ít người, họ có phong tục tập quán và tính cách riêng của đồng bào dân tộc ít người. Vì vậy, sự hiểu biết nhân cách, tính cách của sinh viên dân tộc ít người là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
    Xuất phát từ những nội dung trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài "Một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông đang học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên".
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu lí luận và thực trạng một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông, đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tâm lý sư phạm nhằm góp phần rèn luyện đặc điểm tính cách trên cho sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên có kết quả.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Một số biểu hiện đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    - Khách thể chính: 150 sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông đang học các năm: Thứ nhất, thứ hai và thứ ba tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.
    - Khách thể hỗ trợ:
    + 75 sinh viên dân tộc Kinh
    + Cha mẹ một số sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông
    + Cán bộ quản lí các khoa, một số giảng viên của trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
    4. Giả thuyết khoa học
    Chúng tôi cho rằng, sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông có một số đặc điểm tính cách chung của sinh viên và có nét tính cách đặc trưng riêng của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông. Nếu nắm được thực trạng biểu hiện đặc điểm tính cách của họ có thể đề ra được biện pháp tác động tâm lý sư phạm nhằm góp phần rèn luyện, phát triển một số nét tính cách tích cực và khắc phục những nét tính cách còn hạn chế của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nhân cách, tính cách, biểu hiện đặc điểm tính cách dân tộc của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông, các yếu tố ảnh hưởng.
    5.2. Khảo sát thực trạng một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, lý giải nguyên nhân của thực trạng.
    5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tác động sư phạm nhằm góp phần rèn luyện tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
    Đề tài khảo sát một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.
    6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu
    Chúng tôi tập trung tìm hiểu một số đặc điểm tính cách của 150 sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H'Mông đang học năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, có so sánh đối chiếu với đặc điểm tính cách của 75 sinh viên dân tộc Kinh.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
    Phương pháp này nhằm tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.1. Phương pháp trắc nghiệm
    7.2.2. Phương pháp chuyên gia
    7.2.3. Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi
    7.2.4. Phương pháp giải bài tập tình huống
    7.2.5. Phương pháp quan sát
    7.2.6. Phương pháp phỏng vấn sâu
    7.2.7. Phương pháp phân tích chân dung tính cách của một số sinh viên dân tộc Thái và dân tộc H’Mông có tính đại diện
    7.2.8. Phương pháp thực nghiệm tác động
    7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
    8. Cấu trúc của luận văn
    MỞ ĐẦU
    Chương 1. Một số vấn đề lý luận về đặc điểm tính cách, tính cách dân tộc
    Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
    Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    Chương 1
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH,
    TÍNH CÁCH DÂN TỘC
    1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề
    1.1.1. Nghiên cứu vấn đề tính cách ở nước ngoài
    Tính cách dân tộc luôn luôn phản ánh những nét đặc trưng, tiêu biểu của một dân tộc nên vấn đề này từ rất sớm đã được các nhà nghiên cứu quan tâm khi tìm hiểu về tâm lý dân tộc.
    Herodot (480-425 TCN) đã nghiên cứu về tính cách dân tộc và những đặc trưng văn hóa của dân tộc trong mối quan hệ với môi trường xung quanh. Ông đã miêu tả về những nét tính cách của dân tộc XKif như: Nghiêm khắc, kiêu kỳ, độc ác và ông giải thích những nét tính cách này qua yếu tố môi trường xung quanh [Dẫn theo 8; 212].
    Vào thế kỷ XVIII, tính cách dân tộc cũng được một số nhà nghiên cứu quan tâm khi tìm hiểu về tâm lý dân tộc. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng lý giải tính cách dân tộc, cũng như các đặc điểm tâm lý dân tộc khác bằng điều kiện địa lý, tự nhiên và khí hậu.
    Vào những năm từ 1941 - 1947 nhà dân tộc học nổi tiếng người Mỹ là M. Mead đã khởi xướng một Trường phái hiện đại nghiên cứu về tính cách dân tộc trong thời gian xung đột và thậm chí cả những năm chiến tranh [Dẫn theo 8; 213]. Trong thời gian này dưới sự bảo trợ của Cục tình báo chiến tranh của Hoa Kỳ, bà đã lãnh đạo một chương trình nghiên cứu về những mối liên hệ giữa các dân tộc, đặc biệt là tính cách dân tộc. Năm 1954, Mead được bổ nhiệm làm giáo sư dân tộc học tại Trường Đại học Columbia. Đây là trung tâm của Trường phái hiện sinh về tính cách dân tộc.
    M. Mead là người đầu tiên áp dụng “lý thuyết duy văn hóa về nhân cách” vào xã hội hiện đại, mở đầu cho những nghiên cứu duy văn hóa về tính cách dân tộc. Năm 1942, Mead công bố một công trình nghiên cứu về tính cách dân tộc Mỹ. Năm 1944 công bố nghiên cứu về tính cách dân tộc Anh qua phân tích mối quan hệ giữa nhóm quân đội Mỹ với người dân Anh. Năm 1946, bà công bố tiếp nghiên cứu của mình về xã hội Nhật Bản.
    Cùng với hướng nghiên cứu tính cách dân tộc từ góc độ duy văn hóa còn có hướng tiếp cận khác về tính cách dân tộc trong thời gian này là hướng nghiên cứu tâm lý học về tính cách dân tộc. Trong giai đoạn từ 1940 - 1945 có ba công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Anh, Mỹ công bố được dư luận chú ý. Công trình thứ nhất là bài nói chuyện của các nhà tâm lý học người Anh Morris Ginberg (1941) trước Ban Tâm lý học xã hội thuộc Hội Tâm lý học Anh. Hai công trình nghiên cứu còn lại công bố năm 1942, 1944 của Gregoy Bateson và của Ott Klineberg. Ba công trình nghiên cứu này ủng hộ cho một khuynh hướng nghiên cứu tính cách dân tộc theo phương pháp luận của Tâm lý học xã hội hiện đại và thiết lập một khoa học về tính cách dân tộc [Dẫn theo 8; 214].
    Trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ II có một số nghiên cứu được người ta chú ý nhiều nhất là nghiên cứu của M. Mead (1942 - 1944) về tâm lý dân tộc của các nước đồng minh; nghiên cứu của E.H.Erikson (1942), R.Bricker (1943) về tâm lý dân tộc của các nước thù địch; nghiên cứu của R.H.Lovie (1945) về tâm lý dân tộc Đức; nghiên cứu của G.Gorer (1943), R.Benedict (1946) và D.G.Haring (1946) về tâm lý của dân tộc Nhật Bản [Dẫn theo 8; 214].
    Giai đoạn 1945 - 1955 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các nghiên cứu về tính cách dân tộc. Trong giai đoạn này do diễn biến của cuộc chiến tranh lạnh đã làm cho các nhà nghiên cứu phương Tây quan tâm nghiên cứu về tâm lý dân tộc Nga, các dân tộc ở Châu Âu. Đa số các công trình nghiên cứu về tính cách dân tộc đều được công bố trong giai đoạn này. Nhà nhân học người Anh Greoffrey Gorer đã công bố nhiều công trình về tính cách dân tộc lớn trên thế giới như: Tính cách dân tộc Nhật Bản (1946), Tính cách dân tộc Mỹ (1948), Tính cách đại Nga (1949), tính cách dân tộc Anh (1955).
    Cuối thập kỉ 50 của thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu bắt đầu đi sâu nghiên cứu về những vấn đề lý luận của tính cách dân tộc. Vào giai đoạn này có một sự kiện quan trọng là Đại hội Nhân học quốc tế vào tháng 6 năm 1952 tại NewYork, hội thảo về tính cách dân tộc của Hội tâm lý học Mỹ vào tháng 5 năm 1954 tại NewYork và Đại hội lần thứ tư về Xã hội học năm 1959 tại Milan.
    Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, ở Mỹ những công trình nghiên cứu về tính cách dân tộc của dân tộc Nhật đã cố gắng giải thích những nét tính cách như: Sự phụng sự và hiến dâng cho nhà vua, sự phục tùng và tinh thần tự tôn của quân đội Nhật bằng yếu tố giáo dục của xã hội và gia đình.
    Nhà nghiên cứu người Mỹ J. Schonberger vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX khi nghiên cứu về cách thức quản lý của người Nhật đã phân tích về một số nét tính cách cơ bản của người Nhật như: Tính kỷ luật cao, tinh thần hợp tác, tương trợ, trung thành, hòa thuận, tính cộng đồng trong việc ra quyết định, tinh thần phục thù
    1.1.2. Những công trình nghiên cứu về tính cách dân tộc ở trong nước
    Ở Việt Nam, Tâm lý học dân tộc hiện diện như một phân ngành tâm lý học độc lập thì mới chỉ cách đây không lâu, song nghiên cứu về tâm lý dân tộc, trong đó có tính cách dân tộc đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu.
    Tác giả Nguyễn Hồng Phong trong cuốn “Tìm hiểu tính cách dân tộc” đã đưa ra một hệ thống khái niệm chung về tâm lý, tính cách cộng đồng dân tộc trong đó tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những đặc điểm đặc trưng trong tính cách của dân tộc Việt Nam như: Tính cộng đồng tập thể, trọng đạo đức, cần kiệm, giản dị, thực tiễn, yêu nước bất khuất, yêu chuộng hòa bình [23].

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thành phố HCM.
    2. Hoàng Anh (2007), Hoạt động giao tiếp nhân cách, Nxb ĐHSP.
    3. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách- Một số vấn đề lý luận, Nxb Đại học Quốc gia, HN.
    4. Phan kế Bình (1900), Việt Nam phong tục, Nxb Đồng Tháp.
    5. Lê Thị Bừng (chủ biên), Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Đức Sơn (2008), Một số thuộc tính điển hình của nhân cách, Nxb ĐHSP Hà Nội.
    6. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, Nxb KHXH
    7. Vũ Dũng (2008) (chủ nhiệm đề tài), Những đặc điểm tâm lý cơ bản của các dân tộc thiểu số Tây Bắc và ảnh hưởng của chúng đến sự ổn định và phát triển của khu vực này, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Nhà Nước.
    8. Vũ Dũng (2009), Tâm lý học dân tộc, Nxb Từ điển bách khoa
    9. Lê Sĩ Giáo (1997), Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, HN.
    10. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Tâm lý học, tập 1, Nxb GDHN
    11. Phạm Minh Hạc (2001), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Giáo dục, HN.
    12. Phạm Minh Hạc (2004), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, Nxb Chính tri Quốc gia.
    13. Vũ Hạnh (A.Pazzi) (1965), Người Việt cao quý, Nxb Lạc Việt Sài Gòn.
    14. Học viện chính trị quân sự (1984), Tâm lý học quân sự, Nxb Quân đội nhân dân.
    15. Phạm Bích Hợp (1993), Tâm lý dân tộc, tính cách và bản sắc, Nxb T.P Hồ Chí Minh.
    16. Bùi Văn Huệ (1999), Tâm lý học tiểu học, NXBĐHQGHN.
    17. Phan Thị Mai Hương (2002), Tìm hiểu đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội của thanh niên nghiện ma túy và mối tương quan giữa chúng, Luận án tiến sỹ tâm lý học xã hội, Viện Tâm lý học, HN.
    18. Nguyễn Công Khanh (2003), "Vấn đề đo lường các nét nhân cách", Tạp chí Tâm lý học, số 7.
    19. Đỗ Long, Trần Hiệp (1993), Tâm lý cộng đồng làng và di sản, Nxb KHXH.
    20. Sơn Nam (1969), Người Việt có tính dân tộc không, Nxb An Tiêm Sài Gòn.
    21. Đào Thị Oanh (chủ biên) (2007), Vấn đề nhân cách trong tâm lí học ngày nay, Nxb Giáo dục.
    22. Hoàng Phê (1996), Từ điển tiếng việt, Nxb Từ điển tiếng việt
    23. Nguyễn Hồng Phong (1963), Tìm hiểu tính cách dân tộc, Nxb Khoa Học, Hà Nội.
    24. P.A.Ruđích (1980), Tâm lý học thể thao, Nxb TDTTHN.
    25. Vương Duy Quang (2005), Văn hóa tâm linh của người H’Mông ở Việt Nam – truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa thông tin.
    26. Chu Thái Sơn (chủ biên) (2005), Người H’Mông, Nxb TPHCM.
    27. Trần Hữu Sơn (chủ biên) (1996), Văn hóa H’Mông, Nxb Văn hóa dân tộc.
    28. Đoàn Quốc Sỹ (1996), Người việt đáng yêu, Nxb Sáng tạo, Sài Gòn.
    29. Cao Văn Thanh (chủ biên) (2004), Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của người Thái vùng Bắc Trung Bộ hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia.
    30. Nguyễn Thạc (chủ biên) (2008), Tâm lý học sư phạm đại học, Nxb ĐHHSP.
    31. Trần Văn Thành (2001), Văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên tỉnh Lai Châu. Luận văn thạc sĩ.
    32. Dương Tân (2005), Sức mạnh tính cách, Nxb HN.
    33. Tô Ngọc Thắng (chủ biên) (2002), Văn hóa bản làng truyền thống các dân tộc Thái, Mông vùng Tây Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.
    34. Trần Trọng Thủy (1997), Khoa học chẩn đoán tâm lý, Nxb Giáo Dục.
    35. Trần Trọng Thủy (chủ nhiệm) (2000), Mô hình nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, Báo cáo đề tài KHCN 04 - 04, HN.
    36. Từ điển tiếng việt (1998), Nxb Đà Nẵng
    37. Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1,1995, Hà Nội.
    38. Cẩm Trọng (2005), Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia HN.
    39. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ nhiệm đề tài KX - 07 - 04) (1991 - 1995), Đặc trưng và xu thế phát triển nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH.
    40. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang (1995), Giá trị, định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX - 07, Đề tài KX - 07 - 04
    41. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2004), Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHSP Hà Nội.
    42. Nguyễn Khắc Viện (1995), Từ điển Tâm lý, Nxb Thế giới, HN.
    43. Viện thông tin khoa học xã hội (1987), Một số vấn đề tâm lý học dân tộc - chuyên đề, HN
    44. Cư Hòa Vần (chủ biên) (1994), Dân tộc H’Mông ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.
    45. Vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...