Tiến Sĩ Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T1

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
    2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 3
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3
    4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3
    5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 3
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẮN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
    1.1.1. Bảo tồn và khai thác nguồn gen vật nuôi 5
    1.1.2. Các tính trạng khả năng sản xuất của vịt 7
    1.1.2.1. Hình dáng cơ thể 8
    1.1.2.2. Khối lượng cơ thể, tốc độ mọc lông và kích thước các chiều đo 9
    1.1.2.3. Các tính trạng sinh sản 10
    1.1.2.4. Các tính trạng cho thịt và chất lượng thịt 17
    1.1.2.5. Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu 21
    1.1.3. Lai và ưu thế lai 22
    1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 26
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 26
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 28
    1.2.2.1. Các nghiên cứu về vịt nhập nội 28
    1.2.2.2. Các nghiên cứu về vịt nội 31
    CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 34
    2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
    2.2.1. Nội dung nghiên cứu 36
    2.2.2.1. Nội dung 1: Một số đặc điểm sinh học của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 36
    2.2.2.2. Nội dung 2: Khả năng sinh sản của vịt Đốm và vịt PT đã chọn lọc 39
    2.2.2.3. Nội dung 3: Đánh giá khả năng cho thịt và chất lượng thịt của vịt Đốm, con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 và vịt T14 41
    2.2.2.4. Nội dung 4: Xây dựng đàn vịt Đốm hạt nhân và phát triển vịt PT đã chọn lọc ra sản xuất 42
    2.2.2.5. Xử lý số liệu 43
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 45
    3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VỊT ĐỐM VÀ CON LAI GIỮA VỊT ĐỐM VỚI VỊT T14 45
    3.1.1. Một số đặc điểm ngoại hình 45
    3.1.2. Kích thước các chiều đo cơ thể 47
    3.1.3. Khảo sát khối lượng vịt nuôi thịt bằng các hàm sinh trưởng 49
    3.1.3.1. Khối lượng vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 49
    3.1.3.2. Các hàm sinh trưởng 53
    3.1.4. Một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu của vịt 60
    3.2. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA VỊT ĐỐM VÀ VỊT PT ĐÃ CHỌN LỌC 63
    3.2.1. Khả năng sinh sản của vịt Đốm 63
    3.2.1.1. Khối lượng vịt mái qua các giai đoạn 63
    3.2.1.2. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn 65
    3.2.1.3. Chất lượng trứng và các chỉ tiêu ấp nở 76
    3.2.2. Khả năng sinh sản của vịt PT đã chọn lọc 80
    3.2.2.1. Khối lượng vịt mái qua các giai đoạn 80
    3.2.2.2. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn 82
    3.2.2.3. Chất lượng trứng và các chỉ tiêu ấp nở 92
    3.3. NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT THỊT CỦA VỊT ĐỐM, VỊT LAI PT, TP VÀ VỊT T14 95
    3.3.1. Khả năng sinh trưởng của vịt nuôi thịt 95
    3.3.2. Tiêu tốn thức ăn của vịt nuôi thịt 104
    3.3.3. Khả năng cho thịt và chất lượng thịt của vịt nuôi thịt 106
    3.4. XÂY DỰNG ĐÀN VỊT ĐỐM HẠT NHÂN VÀ PHÁT TRIỂN VỊT PT ĐÃ CHỌN LỌC RA SẢN XUẤT 112
    3.4.1. Xây dựng đàn vịt Đốm hạt nhân 112
    3.4.2. Phát triển vịt PT đã chọn lọc ra sản xuất 114
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 117
    1. KẾT LUẬN 117
    2. ĐỀ NGHỊ 119
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
    1. TIẾNG VIỆT 120
    2. TIẾNG NƯỚC NGOÀI 127



    PHỤ LỤC 134
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Các giống vật nuôi bản địa là một bộ phận quan trọng của đa dạng sinh học và có khả năng tiềm tàng đối với các hướng sử dụng trong tương lai. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, các giống vật nuôi bản địa của nước ta đã thích nghi tốt với điều kiện sinh thái kinh tế của địa phương, có sức chống bệnh cao, cho được các sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời gắn liền với văn hoá vùng miền, tạo thành những hệ sinh thái bền vững. Tuy nhiêu, trước những đòi hỏi của một xã hội đang trên đà tăng trưởng, không chịu đựng được áp lực cạnh tranh của các giống ngoại cũng như các con lai có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn, nhiều giống vật nuôi bản địa đang dần dần bị mai một. Trước nguy cơ đó, Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó nhiều đề tài liên quan đến bảo tồn nguồn gen vật nuôi đã được triển khai. Các đề tài này đã có những đóng góp tích cực về khoa học và kinh tế cho sản xuất, cung cấp được một nguồn thực phẩm quý cho xã hội.
    Nằm trong chương trình bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm do Viện Chăn nuôi chủ trì, vịt Đốm - còn được gọi là Pất Lài hoặc vịt Nàng - là giống vịt có nguồn gốc từ Lạng Sơn đã được công nhận là một trong 59 giống vật nuôi được bảo tồn và phát triển. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của vịt Đốm, Nguyễn Đức Trọng và cs. (2006) cho rằng: vịt Đốm và vịt Bầu thương phẩm có khối lượng cơ thể vừa phải, tỷ lệ thịt xẻ cao, tỷ lệ mỡ bụng thấp, da mỏng, thịt rất thơm ngon, các chỉ tiêu về khả năng cho thịt thấp hơn vịt siêu thịt nhưng cao hơn vịt Cỏ. Vịt Đốm được nuôi giữ nguồn gen tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên cho năng suất trứng 160 - 170 quả/mái/năm, tỷ lệ đẻ bình quân 48 - 52%, tỷ lệ trứng có phôi trên 90% và tỷ lệ nở trên 85% đối với trứng có phôi (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011h). Doãn Văn Xuân và cs. (2011) đã mô tả đặc điểm ngoại hình và theo dõi khối lượng từ mới nở tới lúc vào đẻ cũng như khả năng đẻ trứng của các đàn vịt Đốm nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên từ 2006 tới 2008. Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011g) đánh giá: vịt Đốm là một giống vịt kiêm dụng trứng thịt, có khả năng tự kiếm mồi rất tốt, vịt có sức sống cao, có khối lượng vừa phải, thịt ăn rất thơm ngon, vịt có nhiều đặc điểm quý cần phải lưu giữ và phát triển. Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011i) đã chọn lọc vịt Đốm PL2, đánh giá sau 3 thế hệ về các chỉ tiêu: tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi và vào đẻ, tỷ lệ đẻ, chất lượng trứng, khả năng ấp nở và một số chỉ tiêu mổ khảo sát thịt.
    Nguyễn Đức Trọng (2011k) đã nghiên cứu lai giữa vịt Đốm với vịt Super M tạo con lai PT có tỷ lệ nuôi sống 96 - 97%, nuôi thịt đạt 2225g/con lúc 10 tuần tuổi, chất lượng thịt thơm ngon, nuôi lấy trứng đạt 247 - 249 quả/mái/năm. Nghiên cứu lai thuận nghịch giữa vịt Đốm và vịt SM cho thấy: con lai PT (trống Đốm, mái SM) và TP (trống SM, mái Đốm) muôi sinh sản có tỷ lệ đẻ: 67,8 và 68,3%, năng suất trứng 52 tuần đẻ: 246,9 và 248,6 quả, tỷ lệ ấp nở/trứng ấp: 78,62 và 79,87%; con lai nuôi thịt lúc 10 tuần tuổi đạt khối lượng: 2690,9 và 2749,4g, tỷ lệ thịt xẻ: 70,9 và 71,2% (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011k).
    Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên còn chưa mô tả các đặc điểm chi tiết về màu sắc lông, sự phát triển về khối lượng và các chiều đo qua các tuần tuổi; chưa xác định các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu; chưa đánh giá phân tích về khả năng sinh trưởng, cho thịt cũng như chất lượng thịt; chưa theo dõi chi tiết về khả năng sinh sản của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14. Nghiên cứu lai giữa vịt Đốm với vịt T14 mới mang tính chất thăm dò, chưa định hướng cho việc khai thác sử dụng con lai PT để sản xuất trứng.
    Để bảo tồn và khai thác nguồn gen vịt Đốm nhằm xây dựng phương hướng phát triển vịt Đốm theo hướng chọn lọc nhân giống thuần chủng và lai với vịt Super M, cần có những nghiên cứu bổ sung thêm về các đặc điểm sinh học, các nghiên cứu đánh giá khả năng sinh sản qua một số thế hệ, cũng như các nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của con lai giữa vịt Đốm với vịt T14.
    Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3)”.

    2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
    Đề tài được thực hiện nhằm bổ sung thêm một số đặc điểm sinh học, đánh giá khả năng sản xuất trứng, khả năng cho thịt, phẩm chất thịt của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14, góp phần khai thác hợp lý nguồn gen vịt Đốm trong sản xuất chăn nuôi.

    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
    - Bổ sung thêm các kết quả về đánh giá ngoại hình, hàm sinh trưởng, các chỉ tiêu sinh lý – sinh hóa máu, chất lượng thịt của vịt Đốm, làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu về các giống vịt nội địa của Việt Nam;
    - Các kết quả thu được về tính năng sản xuất của vịt Đốm, khả năng lai tạo là căn cứ khoa học cho các hướng nghiên cứu tiếp theo và là nguồn tư liệu phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu về chăn nuôi.

    4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    Góp phần bảo tồn vịt Đốm trên cơ sở phát triển và lai với các giống khác để có hiệu quả kinh tế. Công tác bảo tồn sẽ có ý nghĩa khi phát triển được vịt lai trong sản xuất.

    5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
    - Lần đầu tiên đánh giá đầy đủ về ngoại hình, tính năng sản xuất của vịt Đốm trong điều kiện nuôi nhốt và chuyển vị (ex-situ);
    - Xác định được các chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa máu, các tham số của hàm sinh trưởng đối với vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14;
    - Đánh giá được khả năng sản xuất của con lai giữa vịt Đốm với vịt T14;
    - Đánh giá được chất lượng thịt của vịt Đốm và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...