Thạc Sĩ Một số đặc điểm hình thái noãn và kết quả thụ tinh trong ống nghiệm

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
    Chuyên ngành: Sinh lý Động vật
    LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
    TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011

    MỤC LỤC ( Luận văn dài 91 trang có File WORD)

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC BẢNG . ii
    DANH MỤC HÌNH . iii

    MỞ ĐẦU 1

    Chương 1 - TNG QUAN

    1.1. Sự hình thành và phát triển của noãn người in vivo 3
    1.2. Sự trưởng thành của noãn 4
    1.3. Thụ tinh trong ng nghi m in vitro fertilization) .7
    1.4. Đánh giá chất lượng noãn trong thụ tinh ống nghiệm .16

    Chương 2 - VT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

    2.1. Vật liệu 29
    2.2. Phương pháp .33

    Chương 3 - KT QUVÀ BIN LUN

    3.1. Ảnh hưởng của hình thái màng trong suốt ZP) đến kết quả ICSI .43
    3.2 Ảnh hưởng của hình thái thể cực thứ nhất đến kết quả ICSI 46
    3.3 Ảnh hưởng của hình thái khoang quanh noãn đến kết quả ICSI 49
    3.4 Ảnh hưởng của hình thái bào tương noãn đến kết quả ICSI 51
    3.5 Tương quan giữa chất lượng chung của noãn và kết quả ICSI 64
    3.6 Tương quan giữa chất lượng chung của noãn và kết quả thai .66

    Chương 4 - KT LUẬN VÀ ĐỀ NGH

    4.1. KẾT LUẬN 69
    4.2. ĐỀ NGHỊ .71

    TÀI LIU THAM KHO 72

    PHLC .77



    MỞ ĐẦU

    Thụ tinh trong ống nghiệm trên người đã phát triển mạnh mẽ và rộng rãi trong hơn hai thập kỷ qua. Cùng với tiến trình phát triển, có nhiều phác đồ kích thích buồng trứng hiệu quả hơn, cải thiện tỷ lệ thụ tinh cũng như kỹ thuật nuôi cấy phôi. Nhờ đó, bệnh nhân có được nhiều phôi chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ làm tổ của từng phôi đơn lẻ vẫn còn thấp nên bệnh nhân thường được chuyển nhiều hơn một phôi trong các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm. Nhằm nâng cao tỷ lệ thai và hạn chế đa thai thì cần giảm số lượng phôi chuyển mà vẫn đảm bảo phôi chuyển có khả năng làm tổ. Do đó, việc chọn phôi tiềm năng để chuyển trở thành một trong những thách thức góp phần quan trọng vào kết quả của chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm.

    Cho đến gần đây, tại hầu hết các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm thì việc chọn phôi chuyển vẫn dựa trên yếu tố hình thái phôi vào ngày chuyển phôi. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã mở rộng phạm vi đánh giá nhằm chọn phôi có chất lượng tốt hơn. Các nghiên cứu tập trung vào việc tìm mối tương quan giữa chất lượng phôi và hình thái hợp tử cũng như noãn, kết quả là vẫn còn nhiều tranh cãi. Riêng tại Việt Nam, nghiên cứu về hình thái noãn, hợp tử và mối liên hệ của chúng với chất lượng phôi trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản vẫn còn hạn chế. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “KHẢO SÁT MỐI LIÊN HỆ GIỮA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI NOÃN VÀ KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM”

    MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
    Xác định ảnh hưởng của đặc điểm hình thái thể cực, khoang quanh noãn, màng trong suốt và các yếu tố trong tế bào chất đến kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm.
    v NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    Khảo sát tá động của các yếu tố hình thái noãn đến:
    · Tỷ lệ thụ tinh.
    · Tỷ lệ tạo hợp tử tốt.
    · Tỷ lệ phân chia tạo phôi.
    · Tỷ lệ tạo phôi tốt.
    · Kết quả thai sau chuyển phôi tươi.

    Chúng tôi hy vọng kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp dữ liệu cho việc chọn phôi chuyển trong các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm hiệu quả hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...