Luận Văn Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm- Trường Đại học Tây Nguyên

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu . 2
    4. Giả thuyết khoa học 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phạm vi nghiên cứu . 3
    7. Phương pháp nghiên cứu . 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 51.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
    1.1.1. Vấn đề giao tiếp trong tâm lý học nước ngoài . 5
    1.1.2. Nghiên cứu giao tiếp ở Việt Nam 6
    1.2. Một số vấn đề về giao tiếp . 7
    1.3. Nhu cầu và nhu cầu giao tiếp . 15
    1.3.1. Một số vấn đề về nhu cầu . 15
    1.3.1.1. Khái niệm nhu cầu . 15
    1.3.1.2. Đặc điểm của nhu cầu 16
    1.3.1.3. Các loại nhu cầu . 18
    1.3.1.4. Các mức độ của nhu cầu 20
    1.3.2. Nhu cầu giao tiếp 22
    1.3.2.1. Khái niệm nhu cầu giao tiếp . 22
    1.3.2.2. Đặc điểm của nhu cầu giao tiếp 22
    1.3.2.3. Mức độ của nhu cầu giao tiếp 24
    1.3.2.4. Vai trò của nhu cầu giao tiếp . 24
    1.3.2.5. Sự hình thành nhu cầu giao tiếp . 25
    1.4. Kỹ năng . 27
    1.4.1. Khái niệm về kỹ năng và kỹ năng giao tiếp 27
    1.4.2. Các nhóm kỹ năng giao tiếp 28
    1.4.3. Con đường hình thành kỹ năng giao tiếp 30
    1.5. Đặc điểm nghề thầy giáo 32
    1.6. Một số đặc điểm tâm lí của sinh viên . 33
    1.6.1 Khái niệm sinh viên . 33
    1.6.2. Khái niệm sinh viên sư phạm 33
    1.6.3. Những đặc điểm tâm lý của sinh viên 34
    1.7. Đặc điểm giao tiếp của sinh viên 35
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
    2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu . 38
    2.2. Tiến trình nghiên cứu . 38
    2.3. Các phương pháp nghiên cứu . 38
    2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu . 38
    2.3.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra 39
    2.3.2.1. Phương pháp trắc nghiệm nhu cầu giao tiếp 39
    2.3.2.2. Phương pháp trắc nghiệm khả năng giao tiếp 40
    2.3.3. Phương pháp quan sát 43
    2.3.4. Phương pháp phỏng vấn . 44
    2.3.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 47
    Chương 3. THỰC TRẠNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP
    CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM– TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN 49
    3.1. Thực trạng một số đặc điểm giao tiếp của SV khoa SP – Trường ĐHTN 49
    3.1.1. Mức độ nhu cầu giao tiếp của sinh viên khoa Sp -Trường ĐHTN 49
    3.1.2. Nội dung giao tiếp của SV khoa SP - Trường ĐHTN . 55
    3.1.3. Kỹ năng giao tiếp của SV khoa SP-Trường ĐHTN . 58
    3.1.3.1. Mức độ kỹ năng giao tiếp của SV khoa SP - Trường Đại học Tây Nguyên 58.
    3.1.3.2. Mức độ của từng kỹ năng giao tiếp 62
    3.2 Nguyên nhân dẫn đến đặc điểm giao tiếp của SVSP trường ĐHTN 66
    3.3. Các giải pháp đề xuất 76
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
    1. Kết luận chung 78
    2. Kiến nghị . 79
    2.1. Đối với sinh viên 79
    2.2. Đối với nhà trường sư phạm 81

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Giao tiếp là mặt đặc trưng nhất trong hành vi của con người, nó không những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách mà còn đảm bảo cho con người đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động.
    Giao tiếp giúp cho con người tiếp thu kinh nghiệm của người khác, áp dụng cho chính mình, mở mang hiểu biết Trong quá trình giao tiếp chúng ta học được cách đánh giá hành vi và thái độ, lĩnh hội những tiêu chuẩn từ cuộc sống, kiểm tra và vận dụng các tiểu chuẩn đó vào thực tiễn. Qua đó, phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, giúp cho mỗi người ngày càng phát triển. Sự đánh giá của người khác như tấm gương soi sáng phản ánh khuôn mặt bản thân.
    Đối với nghề dạy học, giao tiếp không những có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách người giáo viên mà còn là một bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên. Giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục. Do đó, vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ đào tạo nghề sư phạm là mỗi sinh viên phải được chuẩn bị và chủ động tự chuẩn bị cho mình về năng lực giao tiếp sư phạm, để khi bước vào nghề họ nhanh chóng thích ứng với công việc, sẵn sàng giải quyết ngay được những tình huống trong giao tiếp sư phạm. Nhà trường sư phạm là nơi thực hiện nhiệm vụ này. Muốn đạt kết quả tốt trong việc chuẩn bị năng lực giao tiếp sư phạm cho sinh viên sau khi ra trường, trước tiên phải có sự đánh giá về đặc điểm giao tiếp của họ ở góc độ tâm lí học để làm cơ sở cho việc xác định chương trình, kế hoạch đào tạo một cách phù hợp.
    Đại học Tây Nguyên là một trường đào tạo đa ngành nghề, trong đó có nghề sư phạm. Số lượng sinh viên của trường đông, trong đó có những sinh viên thuộc các dân tộc ít người, với đặc điểm văn hóa khác nhau, phong cách sinh hoạt, giao tiếp khác nhau. Để nhà trường có được kế hoạch đào tạo phù hợp với từng loại hình nghề nghiệp và từng loại sinh viên, nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp nghề nghiệp cho họ, nhất là sinh viên sư phạm, phải có những khảo sát về đặc điểm giao tiếp hiện có của sinh viên ở góc độ tâm lý học.
    Qua kết quả tiếp xúc sơ bộ cho thấy, nhiều sinh viên của trường còn e dè, thiếu chủ động, thiếu mạnh dạn trong học tập và các hoạt động khác. Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều và một trong các nguyên nhân. phải kể tới đó là năng lực giao tiếp còn hạn chế của sinh viên. Muốn nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên sư phạm thì phải nắm được đặc điểm giao tiếp của họ. Đó là lý do, khiến tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm- Trường Đại học Tây Nguyên” nhằm góp phần đưa ra cơ sở khoa học để có giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường đối với ngành sư phạm.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa Sư phạm - trường đại học Tây Nguyên
    Trên cơ sở đó khuyến nghị các biện pháp giúp nhà trường tiến hành những hoạt động nâng cao khả năng giao tiếp nghề nghiệp của sinh viên sư phạm.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa Sư phạm – Trường Đại học Tây Nguyên.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Sinh viên khoa Sư phạm - trường Đại học Tây Nguyên
    3.3. Đối tượng khảo sát
    300 sinh viên khoa Sư phạm- trường Đại học Tây Nguyên
    4. Giả thuyết khoa học
    Sinh viên khoa Sư phạm - trường Đại học Tây Nguyên có nhu cầu và kỹ năng giao tiếp ở mức độ chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do sinh viên chưa tích cực rèn luyện và nhà trường chưa tổ chức tốt các hoạt động nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
    - Khảo sát thực trạng một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa Sư phạm- trường Đại học Tây Nguyên.
    - Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng đưa ra một số khuyến nghị để nhà trường tố chức các hoạt động nhằm nâng cao năng lực giao tiếp của sinh viên sư phạm
    Trong 3 nhiệm vụ trên đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu ở nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    - Do điều kiện hạn chế, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu nhu cầu giao tiếp, kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm thứ 1, năm thứ 2, năm thứ 3 và năm 4 của một số ngành khoa Sư phạm - trường Đại học Tây Nguyên.
    - Thời gian: Học kì II – năm học 2009 - 2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...