Tiểu Luận Một số đặc điểm giao tiếp của người cán bộ quản lý

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: MỞ ĐẦU​


    Trong Tâm lý học quản lý, con người được coi là yếu tố trung tâm xuyên suốt quá trình quản lý. Con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng, vừa là quan hệ quản lý sự tiếp xúc tâm lý giữa người cán bộ quản lý (chủ thể giao tiếp) với đối tượng quản lý - cá nhân và tập thể (khách thể giao tiếp) trong quản lý là giao tiếp trong quản lý - nội dung cơ bản của công tác quản lý, vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về đặc điểm giao tiếp trong quản lý của người cán bộ quản lý có ý nghĩa rất quan trọng.

    Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII đặt ra việc xây dựng và thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở. Thiết chế dân chủ ở cơ sở chỉ thực sự được đảm bảo khi người cán bộ quản lý cơ sở có đặc điểm giao tiếp trong quản lý.

    Hiện nay, trước yêu cầu đổi mới của công tác quản lý, người cán bộ quản lý cẩn phải được đào tạo cơ bản, phải được bồi dưỡng thường xuyên về lý luận và nghiệp vụ quản lý để tiêu chuẩn hoá về mọi mặt, đặc biệt là đặc điểm giao tiếp trong quản lý.

    Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Một số đặc điểm giao tiếp của người cán bộ quản lý”, nhằm mục đích làm rõ hơn lý luận về giao tiếp, đặc điểm giao tiếp trong quản lý của người cán bộ quản lý. Đồng thời, để làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu thì nhiệm vụ cần giải quyết cụ thể là: hệ thống hoá khái niệm giao tiếp và đặc điểm giao tiếp trong hoạt động, hệ thống hoá lý luận về đặc điểm giao tiếp trong quản lý của người cán bộ quản lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...