Tiến Sĩ Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại h

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ


    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Tình hình bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp
    1.1.1. Tình hình mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp trên Thế giới
    1.1.2. Tình hình mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại Việt Nam
    1.2. Căn nguyên và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp 6
    1.2.1. Trên Thế giới
    1.2.2. Tại Việt Nam
    1.3. Một số giải pháp can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp được
    thực hiện trên Thế giới và Việt Nam
    1.3.1. Tình hình trên Thế giới.14
    1.3.2. Tình hình tại Việt Nam 17

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    21
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 21
    2.1.1. Nghiên cứu mô tả . 21
    2.1.2. Nghiên cứu can thiệp 21
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
    2.2.1. Địa điểm nghiên cứu . 21
    2.2.2. Thời gian nghiên cứu . 21
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 22
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 22
    2.3.2. Phương pháp chọn mẫu 24
    2.3.3. Chỉ số nghiên cứu 27
    2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu
    2.4. Nội dung can thiệp 32
    2.4.1. Chuẩn bị cộng đồng 32
    2.4.2. Triển khai truyền thông - giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng 33
    2.4.3. Triển khai theo dõi dọc tình hình mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ tại cộng đồng . 33
    2.4.4. Can thiệp dự phòng bằng uống thuốc tăng cường miễn dịch (Broncho - Vaxom) .34
    2.4.5. Triển khai theo dõi dọc trẻ mắc NKHHC đến trạm y tế xã 34
    2.4.6. Giám sát các hoạt động can thiệp
    2.4.7. Đánh giá sau can thiệp 35
    2.5. Phương pháp xử lý số liệu . 36
    2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 36
    2.7. Phương pháp xử lý hạn chế sai số 37

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. Thông tin chung về địa điểm nghiên cứu 40
    3.2. Một sốđặc điểm dịch tễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại địa điểm nghiên cứu . 42
    3.3. Căn nguyên và yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp . 47
    3.3.1. Kết quả cấy dịch tỵ hầu ở trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại khu vực nghiên cứu 47
    3.3.2. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp . 48
    3.4. Hiệu quả can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ 51
    3.4.1. Kết quả thực hiện hoạt động can thiệp tại cộng đồng 51
    3.4.2. Hiệu quả của biện pháp can thiệp . 52


    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN . 77
    4.1. Thực trạng NKHHC trẻ em dưới 5 tuổi tại Chợ Mới, Bắc Kạn . 77
    4.1.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp chung 77
    4.1.2. Thực trạng vi khí hậu tại Chợ Mới, Bắc Kạn 79
    4.1.3. Thực trạng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp . 81
    4.2. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp 82
    4.3. Hiệu quả của can thiệp cộng đồng phòng chống NKHHC ở trẻ em . 87
    4.3.1. Mô hình can thiệp phòng chống NKHHC ở trẻ em 87
    4.3.2. Hiệu quả của can thiệp phòng chống NKHHC 95

    KẾT LUẬN 105
    1. Một số đặc điểm dịch tễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn trước can thiệp . 105
    2. Yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp 105
    3. Hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại cộng đồng . 105



    KHUYẾN NGHỊ

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    ANH MỤC CÁC BẢNG



    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là bệnh phổ biến có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển [38], [44], [48], [61], [143]. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi trẻ trung bình trong 1 năm mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp từ 4 - 9 lần, ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỷ lượt trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó khoảng 40 triệu lượt là viêm phổi [32], [26].

    Tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 8 triệu trẻ dưới 5 tuổi. Như vậy ước tính mỗi năm sẽ có từ 32 đến 40 triệu lượt trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp và từ 22 đến 24 nghìn trẻ tử vong do viêm phổi [67]. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em tại cộng đồng hiện nay chiếm khoảng 39,7 %, bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp có thể mắc nhiều lần trong 1 năm, vì vậy nó còn là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến ngày công lao động của các bà mẹ [68]. Ở Những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa viêm phổi vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ em, khoảng
    90 % trường hợp tử vong do viêm phổi là ở nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi [32]. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp có thểđược phân loại theo các cách khác nhau và biểu hiện bệnh cũng ở các mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ, chăm sóc trẻ tại nhà, nếu nặng cần phải được điều trị tại cơ sở y tế, nếu không đưa trẻđến cơ sở y tế kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong [61]. Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở các nước đang phát triển cao gấp 10 lần so với các nước công nghiệp phát triển.

    Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp nói chung và viêm phổi nói riêng ở nước ta cũng như các nước đang phát triển chủ yếu do virus, vi khuẩn, lao phổi trẻ em, nấm. [17], [54], [67]. Ngoài ra do tác động của các yếu tố nguy cơ như ô nhiễm môi trường, nhà ở chật trội, khói bếp, khói thuốc lá, trẻđẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, tiêu chảy, thay đổi khí hậu đều làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nặng của bệnh. Cán bộ y tế chưa thực hiện đúng cách xử trí khi trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo phác đồ quy định, đặc biệt là sử dụng thuốc kháng sinh. Hiểu biết về các dấu hiệu, cách chăm sóc nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em của cộng đồng nói chung và bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi nói riêng còn hạn chế, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.
    Vì vậy, thực hiện tốt phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em sẽ giảm được tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, từđó sẽ giảm kinh phí chi trả về thuốc, dịch vụ y tế, giảm sự quá tải vào điều trị tại các bệnh viện. Đồng thời, kết quả phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp sẽ góp phần làm giảm thời gian bà mẹ phải nghỉ việc để chăm sóc trẻ ốm. Xuất phát từ những vấn đề trên, Thế giới cũng như Việt Nam đã xem xét, đề xuất các giải pháp can thiệp. Để tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp đòi hỏi nhiều ngành, nhiều cấp phối hợp với ngành y tế cùng với sự tham gia tích cực của nhân dân tại các cơ sở cộng đồng. Nâng cao khả năng xử trí trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo phác đồ của cán bộ y tế tuyến cơ sở và sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý cho các trường hợp trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Nâng cao sự hiểu biết của các bà mẹ và người chăm sóc trẻđối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em thông qua cán bộ y tế xã và nhân viên y tế thôn bản, đồng thời phát hiện được các yếu tố nguy cơ gây bệnh để có biện pháp phòng bệnh hữu hiệu đối với căn bệnh này.Thực hiện tốt phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em sẽ góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân nói chung và cho trẻ em nói riêng, tham gia tích cực vào việc thực hiện luật Bảo vệ sức khoẻ trẻ em [31], [15], [61].
    Vấn đề đặt ra hiện nay, tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em ở khu vực miền núi, vùng cao, dân tộc thiểu số là bao nhiêu? Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp là gì? Giải pháp nào phù hợp với cộng đồng dân tộc miền núi để giảm thiểu vấn đềđó? Còn ít nghiên cứu đề cập đến. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn” nhằm 3 mục tiêu sau:
    1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
    2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp.
    3. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại cộng đồng.
     
Đang tải...