Tiến Sĩ Một số đặc điểm dịch tễ học hội chứng não cấp nghi ngờ do vi rút Banna tại một số địa phương ở Việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 19/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    [TABLE="class: cms_table"]
    [TR]
    [TH="align: center"]Nội dung
    [/TH]
    [TH="align: center"]Trang
    [/TH]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trang phụ bìa
    [/TD]
    [TD]ii
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lời cảm ơn
    [/TD]
    [TD]iii
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lời cam đoan
    [/TD]
    [TD]iv
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục lục
    [/TD]
    [TD]v
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục chữ viết tắt
    [/TD]
    [TD]viii
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục hình, bảng biểu
    [/TD]
    [TD]ix
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]ĐẶT VẤN ĐỀ
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG I – TỔNG QUAN[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1 Lịch sử hội chứng não cấp[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.1 Trên thế giới[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.2 Tại Việt Nam[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2 Dịch tễ học hội chứng não cấp do vi rút Banna[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.1 Ổ chứa vi rút[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.2 Véc tơ truyền vi rút Banna[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.3 Khối cảm thụ[/TD]
    [TD]12[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3 Đặc điểm hình thái, cấu trúc vi rút Banna[/TD]
    [TD]13[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.1 Đặc điểm hình thái[/TD]
    [TD]13[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.2 Đặc điểm cấu trúc của vi rút Banna[/TD]
    [TD]15[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.3 Cấu trúc genome của vi rút Banna[/TD]
    [TD]17[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.4 Cấu trúc và chức năng các protein của vi rút Banna[/TD]
    [TD]17[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.5 Phân loại và nguồn gốc vi rút Banna[/TD]
    [TD]19[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.6 Sự sao chép của vi rút[/TD]
    [TD]21[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4 Đặc điểm hội chứng não cấp ở người do vi rút Banna[/TD]
    [TD]22[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.1 Sinh bệnh học[/TD]
    [TD]22[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.2 Đặc điểm lâm sàng[/TD]
    [TD]23[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.3 Đáp ứng miễn dịch[/TD]
    [TD]24[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.4 Điều trị và dự phòng bệnh[/TD]
    [TD]24[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.5 Các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm[/TD]
    [TD]25[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.5.1 Phương pháp phát hiện nhanh vi rút[/TD]
    [TD]25[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.5.2 Phương pháp phân lập vi rút[/TD]
    [TD]26[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.5.3 Phương pháp chẩn đoán huyết thanh học[/TD]
    [TD]27
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG II - ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU[/TD]
    [TD]31[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu[/TD]
    [TD]31[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Đối tượng nghiên cứu[/TD]
    [TD]31[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Phương pháp nghiên cứu[/TD]
    [TD]33[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.1. Thiết kế nghiên cứu[/TD]
    [TD]33[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.2. Điều tra xác định các đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân HCNC[/TD]
    [TD]33[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4 Vật liệu và kỹ thuật xét nghiệm trong phòng thí nghiệm[/TD]
    [TD]35[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4.1 Phương pháp xét nghiệm kháng thể bằng kỹ thuật miễn dịch enzyme gián tiếp phát hiện IgM kháng vi rút Banna – IgM INDIRECT ELISA[/TD]
    [TD]35[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4.2 Phương pháp phân lập vi rút[/TD]
    [TD]37[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.5 Thống kê toán học và một số phần mềm tin sinh học sử dụng trong phân tích về đặc điểm phân tử của các chủng vi rút Banna[/TD]
    [TD]50[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.5.1 Thống kê toán học[/TD]
    [TD]50[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.5.2 Sử dụng các phần mềm tin sinh học[/TD]
    [TD]50[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.6 Chấp thuận về đạo đức trong nghiên cứu y sinh[/TD]
    [TD]51[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.7 Hạn chế khi thiết kế nghiên cứu[/TD]
    [TD]52[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    CHƯƠNG III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    [/TD]
    [TD]53[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1 Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng của bệnh nhân hội chứng não cấp nghi ngờ do vi rút Banna ở một số địa phương củaViệt Nam, 2002-2012[/TD]
    [TD]53[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.1 Mô tả tỷ lệ số mắc của bệnh nhân hội chứng não cấp do vi rút Banna[/TD]
    [TD]53[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.2 Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân hội chứng não cấp do vi rút Banna[/TD]
    [TD]58[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2 Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút Banna trong quần thể muỗi thu thập ở một số địa phương ở Việt Nam[/TD]
    [TD]64[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.1 Kết quả thu thập muỗi trong các năm 2001-2011[/TD]
    [TD]64[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.2 Kết quả phân lập vi rút Banna từ các mẫu muỗi thu thập[/TD]
    [TD]68[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3 Một số đặc điểm sinh học phân tử của vi rút Banna phân lập được ở Việt Nam[/TD]
    [TD]75[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.1 Phân bố vi rút Banna ở Việt Nam[/TD]
    [TD]75[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.2 Đặc điểm dịch tễ học vi rút Banna ở Việt Nam[/TD]
    [TD]77[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.3 Kết quả giải trình tự nucleotide của vùng gen mã hóa số 12[/TD]
    [TD]82[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.4 Đặc điểm các acid amin thay thế của vùng gen mã hóa số 12[/TD]
    [TD]84
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG IV – BÀN LUẬN[/TD]
    [TD]86[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1 Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng hội chứng não cấp nghi ngờ do vi rút Banna ở một số địa phương của Việt Nam, 2002 - 2012[/TD]
    [TD]86[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2 Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút Banna trong quần thể muỗi thu thập ở một số địa phương ở Việt Nam[/TD]
    [TD]97[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3 Xác định một số đặc điểm sinh học phân tử của vi rút Banna phân lập được ở Việt Nam[/TD]
    [TD]102[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]108[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KIẾN NGHỊ[/TD]
    [TD]111[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ[/TD]
    [TD]112[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD]114[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHỤ LỤC[/TD]
    [TD]129[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hội chứng não cấp (HCNC) do rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó vi rút là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây HCNC bao gồm các nhóm vi rút lây truyền trực tiếp như vi rút Nipah, vi rút đường ruột ., nhóm vi rút do côn trùng truyền như vi rút viêm não Nhật Bản (VNNB), vi rút viêm não Nga xuân hạ, vi rút viêm não ngựa miền Đông . và nhóm vi rút tiềm ẩn là một số type vi rút Herpes simplex [6],[12],[17] [29],[66],[94]. HCNC do vi rút không có thuốc điều trị đặc hiệu (trừ vi rút Herpes simplex), nên bệnh thường có tỷ lệ tử vong cao và di chứng thần kinh nặng nề. Biện pháp phòng chống có hiệu quả hiện nay là sử dụng vắc xin hoặc cắt đường truyền dịch tễ như diệt véc tơ, loại trừ yếu tố tiếp xúc trực tiếp với vi rút [3],[31],[43],[49],[57],[65],[89],[97]. Hiện nay đã xác định được khoảng 100 loại vi rút khác nhau gây HCNC, trong số này vi rút Banna là tác nhân vi rút mới phát hiện được cho là nguyên nhân gây HCNC ở một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc [26],[27],[29],[32],[33],[72],[74],[ 99].
    Vi rút Banna thuộc chi Seadornavirus, họ Reoviridae, là vi rút có vật liệu di truyền là ARN sợi kép gồm có 12 phân đoạn. Chủng vi rút Banna đầu tiên phân lập được từ dịch não tủy của bệnh nhân có HCNC và từ máu bệnh nhân sốt không rõ nguyên nhân viêm não ở tỉnh Yunnan, Trung Quốc sau đó cũng phân lập được ở các vùng khác nhau từ bệnh nhân, từ muỗi ở Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam . [19],[44],[47],[50],[83].
    Ở Việt Nam, chủng vi rút đầu tiên phân lập được từ bệnh nhân ở miền Bắc (tỉnh Thanh Hóa) năm 2003 và Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai) năm 2005. Nghiên cứu hồi cứu xác định vi rút Banna đã được phân lập từ muỗi Culex tại hai tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) và tỉnh Quảng Bình năm 2002 [19],[21],[83]. Việc ghi nhận vi rút Banna được phát hiện trên muỗi Culex đồng thời cũng là loại véc tơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở Việt Nam cho thấy việc nghiên cứu sâu về một số đặc điểm lâm sàng, dịch tễ sinh học phân tử, huyết thanh học và véc tơ truyền bệnh của vi rút Banna là rất cần thiết. Để góp phần vào việc giám sát, chẩn đoán, điều trị và dự phòng HCNC nghi ngờ do vi rút Banna gây ra, nghiên cứu đề tài “Một số đặc điểm dịch tễ học hội chứng não cấp nghi ngờ do vi rút Banna tại một số địa phương ở Việt Nam” được thực hiện với ba mục tiêu cụ thể như sau:
    1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng hội chứng não cấp nghi ngờ do vi rút Banna ở một số địa phương của Việt Nam, 2002 – 2012.
    2. Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút Banna trong quần thể muỗi thu thập ở một số địa phương Việt Nam.
    3. Xác định một số đặc điểm sinh học phân tử của vi rút Banna phân lập được ở Việt Nam.

    TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
    1. Xét nghiệm 717 mẫu dịch não tủy của bệnh nhân Hội chứng não cấp (HCNC) nghi ngờ do vi rút (đã loại trừ căn nguyên vi rút VNNB, ECHO 30 và herpes simplex type 1 và type 4 trong số 1.285 mẫu dịch não tủy), tỷ lệ dương tính với kháng nguyên vi rút Banna là 13,83% – 35,83 % tùy từng tỉnh/thành phố. Các trường hợp bị HCNC nghi ngờ do vi rút Banna tập trung chủ yếu trong các tháng 5, 6, 7 và 8; Tỷ lệ dương tính với kháng nguyên vi rút Banna khác nhau theo các nhóm tuổi, thấp nhất là nhóm < 1 tuổi (5,98 %), cao nhất là nhóm ≥ 15 tuổi (28,26%) và ở nam cao hơn ở nữ.
    2. Điều tra hồi cứu bệnh án của các trường hợp HCNC được xác định nguyên nhân, kết quả cho thấy triệu chứng thóp phồng, cứng gáy và dấu hiệu Kernig là đặc điểm lâm sàng có thể phân biệt với bệnh nhân HCNC do vi rút ECHO30 và vi rút VNNB. Đặc biệt triệu chứng thóp phồng chỉ có chủ yếu ở bệnh nhân HCNC do Banna vi rút gây ra (23,3%). Thời gian điều trị trung bình của HCNC do vi rút Banna là 13,5 ngày. Tỷ lệ tử vong HCNC do vi rút Banna là 14,6%.
    3. Có 46 chủng vi rút Banna được phân lập từ 1.091 mẫu muỗi, xác định 8/21 loài muỗi thu thập được đã phân lập được vi rút Banna, tỷ lệ phân lập được vi rút Banna từ muỗi là 4,22% (46/1.091), dao động trong khoảng 1,61% - 16,67% giữa các khu vực (miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên).
    4. Có 5 chủng vi rút Banna phân lập từ người, từ muỗi và từ lợn được giải trình tự vùng gen mã hóa phân đoạn số 12 để đăng ký trong ngân hàng gen quốc tế và đã được cấp mã số là AB773281, AB773282, AB773283, AB773284 và AB773285.
    5. Phân tích đặc điểm sinh học phân tử các chủng vi rút Banna phân lập từ người, từ lợn và muỗi ở Việt Nam 2002 - 2005 dựa trên trình tự nucleotide vùng gen số 12, xác định chúng là các chủng vi rút nội địa, không phải là các chủng vi rút xâm nhập.
     
Đang tải...