Luận Văn Một số cuộc cải cách tư sản ở Châu Á nữa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc phương Tây ráo riết xâm chiếm thuộc địa trên phạm vi toàn thế giới, tình hình đó đã đặt các nước Châu Á đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn đó là: mở cửa, canh tân đất nước để hội nhập với thế giới hiện đại, đồng thời đối phó với nguy cơ bành trướng xâm lược của các nước thực dân phương Tây, bảo vệ thành công độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mình. Trước những thách thức và cơ hội ấy, nhiều nước Châu Á đã biến thành thuộc địa và phụ thuộc. Nhưng cũng có những nước đã tiến hành cải cách thành công, không những bảo vệ vững chắc được độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ mà còn vươn lên trở thành cường quốc. Trước thực tế ấy, nghiên cứu đề tài “ Một số cuộc cải cách ở Châu Á nửa sau thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”, nhằm dựng lại bức tranh toàn cảnh với những nét cơ bản nhất về một số cuộc cải cách ở Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam đặt trong bối cảnh lịch sử thế giới và khu vực nửa sau thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Qua đó đối sánh giữa các cuộc cải cách về những vấn đề cơ bản: kết quả, những nhân tố tác động đến sự thành bại của các cuộc cải cách. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm của những cuộc cải cách.
    1
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN TÓM TẮT 1
    MỤC LỤC 2
    PHẦN MỞ ĐẦU 3
    PHẦN NỘI DUNG 6
    CHƯƠNG I. Các quốc gia Châu Á nửa sau thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
    những cơ hội và thách thức to lớn” 6
    1.1. Khái quát quá trình xâm lược của các nước thực dân phương Tây ở
    Châu Á .6
    1.2. Những thách thức và cơ hội .11
    CHƯƠNG II. Các cuộc cải cách tư sản ở Châu Á nửa sau thế kỉ XIX đầu
    thế kỉ XX .16
    2.1. Cải cách của Khang Hữu Vi ở Trung Quốc (1898) 16
    2.2. Cải cách ở Nhật Bản (1868 – 1912) 21
    2.3. Cải cách ở Xiêm (1851 – 1910) 27
    2.4. Cải cách ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 31
    CHƯƠNG III. Một số vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu các cuộc cải cách
    tư sản ở Châu Á nửa sau thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 38
    3.1. Kết quả của các cuộc cải cách .38
    3.2. Những nhân tố tác động đến thành bại của các cuộc cải cách .39
    3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc cải cách ở Châu Á
    nửa sau thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX .44
    PHẦN KẾT LUẬN .48
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .50
    2
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.
    Lý do chọn đề tài
    Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, Châu Âu và Bắc Mỹ đã tiến hành thành công các cuộc Cách mạng tư sản, Cách mạng công nghiệp không ngừng được triển khai, thúc đẩy Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh đạt đến trình độ tiên tiến của thế giới lúc bấy giờ. Đồng thời với sự lớn mạnh đó, các nước tư bản Âu – Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược để chiếm đoạt thị trường và thuộc địa. Trong khi đó, ở Châu Á và nhiều nơi khác trên thế giới vẫn nằm dưới ách thống trị của chế độ phong kiến và ở trong tình trạng lạc hậu, trì trệ. Làn sóng văn minh công nghiệp và họa xâm lăng của các nước tư bản Âu – Mĩ đã đặt các nước Châu Á phải đối mặt với những cơ hội và thách thức:
    Mở cửa giao lưu hội nhập với thế giới hiện đại, canh tân đất nước để tự cường và phát triển.
    Đối phó với nguy cơ bành trướng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây, bảo vệ thắng lợi độc lập chủ quyền, an ninh toàn vẹn lãnh thổ của mình.
    Trước những thách thức và cơ hội ấy, nhiều dân tộc ở Châu Á đã lần lượt bị biến thành thuộc địa, phụ thuộc như: Miến- điện, Mã- lai, In -đô –nê- xia, Phi- lip- pin, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia nhưng cũng có những dân tộc mạnh lên, thoát ra một cách ngoạn mục khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa thực dân, đó là trường hợp của Nhật Bản và Thái Lan. Ở các nước này chính quyền đương thời đã tiến hành một cuộc canh tân toàn diện, đã tạo ra một thực lực nhất định góp phần vào việc bảo vệ độc lập chủ quyền. Tuy nhiên có một thực tế là ở một số nước khác, cũng có những dự án cải cách tương tự nhưng không thành công như ở Việt Nam hay Trung Quốc. Đó cũng là vấn đề đang đặt ra và câu trả lời hiện nay cũng chưa ngả ngũ. Vào thời điểm nửa sau thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cải cách cũng được xem như là một giải pháp để giải quyết vấn đề hội nhập có hiệu quả của một số quốc gia Châu Á trong quá trình hội nhập vào xu thế quốc tế hóa của chủ nghĩa tư bản.
    Hiện nay các quốc gia Châu Á đang đứng trước xu thế toàn cầu hóa, thì những bài học về quá trình hội nhập trong thời kì cận đại tuy là của quá khứ nhưng nếu được chứng nghiệm là xác đáng thì vẫn có giá trị nhất định đối với quá trình đổi mới để hội nhập, trong đó có Việt Nam.
    Nghiên cứu một số cuộc cải cách ở Châu Á còn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lâu nay vẫn còn đang tranh cãi về sự thất bại của những dự án cải cách ở Việt Nam trong thời kì cận đại. Từ đó, đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của giáo viên và sinh viên cũng như tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này.
    Với tất cả những ý nghĩa trên, tôi đã chọn vấn đề: “ Một số cuộc cải cách tư sản ở Châu Á nửa sau thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX” để làm đề tài nghiên cứu.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Nghiên cứu về các cuộc cải cách ở Châu Á từ trước đến nay đã được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, tuy nhiên những công trình chuyên khảo
    3
    về đề tài này vẫn còn thiếu vắng, có thể dẫn ra đây một số công trình liên quan đến đề tài ở những mức độ khác nhau mà chúng tôi đã có điều kiện tiếp xúc như sau:
    Trần Thị Mỹ Dung (1980). “Công cuộc Duy Tân đất nước của vương quốc Xiêm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”. Viện nghiên cứu Đông Nam Á. Hà Nội. Trong công trình này, tác giả đã trình bày khái quát về các chính sách cải cách ở Xiêm từ 1851 – 1910, nhưng chưa lý giải cụ thể về những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của quá trình cải cách và chưa có sự đối sánh với các cuộc cải cách khác trong khu vực.
    Nguyễn Văn Hồng. 2001. “Một trăm năm Duy Tân Mậu Tuất”. Hà Nội: Nhà xuất bản văn hóa dân tộc. Trong công trình này, tác giả đã dựng lại bức tranh toàn cảnh về cuộc cải cách của Khang Hữu Vi ở Trung Quốc.
    Vĩnh Sính. 2000. “Nhật Bản Cận Đại”. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cuốn thông sử về lịch sử Nhật bản trong đó tác giả đề cập về cuộc cải cách khá đầy đủ.
    Vương Hiễu Thu. 2001. “Về nguyên nhân thành bại của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản và chính biến Mậu Tuất ở Trung Quốc”. Trong công trình này, tác giả đã đối sánh rất cụ thể về nguyên nhân thành bại của hai cuộc cải cách với nhau.
    Đỗ Bang (chủ biên). 1999. “Tư tưởng Canh Tân đất nước dưới triều Nguyễn”. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa. Trong công trình này, các tác giả đã giới thiệu khái quát những dự án canh tân đất nước dưới triều Nguyễn hồi nửa sau thế kỉ XIX và bước đầu lí giải vì sao các dự án canh tân đó thất bại.
    Nguyễn Văn Hồng. 2001. “ Phan Chu Trinh hệ luận phê phán đúng và con đường không tưởng”. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. Trong công trình này tác giả đã luận chứng khá sâu sắc về tư tưởng cải cách của Phan Chu Trinh.
    Đinh Xuân Lâm (chủ biên). 1999. “Đại cương lịch sử Việt Nam”. Nhà xuất bản giáo dục. Hà Nội. Trong công trình này, các tác giả đã dành thời lượng thích đáng để trình bày phong trào cải cách đầu thế kỉ XX ở Việt Nam.
    Ngoài ra, còn có một số công trình có liên quan đến đề tài ở góc độ này hay góc độ khác. Tuy nhiên, qua tất cả các công trình mà vừa nêu ở trên, chúng tôi nhận thấy xung quanh quá trình cải cách ở các nước Châu Á còn một số vấn đề còn bỏ ngỏ cần phải được tiếp tục nghiên cứu như sau:
    Kết quả, những nhân tố tác động đến sự thành bại của các cuộc cải cách trong sự đối sánh lẫn nhau. Bài học kinh nghiệm của các quá trình cải cách.
    Chúng tôi dựa vào các tài liệu nêu trên và những tài liệu mà chúng tôi thu thập được để cố gắng giải quyết những vấn đề còn bỏ ngỏ.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Vấn đề mà chúng tôi tập trung làm rõ trong công trình, chủ yếu tập trung vào những cải cách tiêu biểu ở Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Việt Nam. Nhưng ngay cả những phong trào này, chúng tôi cũng không trình bày lại toàn bộ quá trình cải cách mà chỉ dừng lại ở những nét tiêu biểu nhất. Hơn nữa nội dung mà chúng tôi cho rằng đó là phần đóng góp của chúng tôi chính là ở việc đối sánh giữa các
    4
    phong trào cải cách về những vấn đề cơ bản: kết quả, những nhân tố tác động đến sự thành bại của các cuộc cải cách và việc rút ra những bài học kinh nghiệm của các cuộc cải cách. Thời gian của vấn đề mà đề tài nghiên cứu là vào nửa sau thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
    4. Mục tiêu nghiên cứu.
    Đề tài tập trung làm rõ những cuộc cải cách tiêu biểu ở Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam đặt trong bối cảnh lịch sử thế giới và khu vực nửa sau thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Từ đó rút ra nguyên nhân thành, bại và những bài học kinh nghiệm của các quá trình cải cách ở Châu Á cuối thế kĩ XIX đầu thế kỉ XX
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Đề tài là một vấn đề thuộc chuyên ngành lịch sử, vì vậy chúng tôi tuyệt đối tuân thủ phương pháp nghiên cứu của bộ môn đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, trên cơ sở phương pháp luận sử học của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp lịch sử xem xét, nghiên cứu các cuộc cải cách trong tính đầy đủ, hiện thực, cố gắng dựng lại bức tranh toàn cảnh về các cuộc cải cách như đã từng diễn ra với những nét cơ bản nhất. Phương pháp lô gic nhằm làm rõ cái cốt lõi, bản chất của các quá trình cải cách
    Ngoài ra, để có thể lí giải sâu sắc các vấn đề xung quanh các cuộc cải cách, chúng tôi còn sử dụng phương pháp xử lí, phân tích các nguồn tư liệu, đối chiếu, so sánh giữa các cuộc cải cách để có cái nhìn toàn diện hơn.
    Phần kết luận sẽ khái quát lại những luận điểm chính và nêu ra một số vấn đề về hướng tiếp tục nghiên cứu nếu có thể.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...