Luận Văn Một số công tác để thực hiện tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số công tác để thực hiện tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 3
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
    1. Tổng quan về tình hình nghiện ma túy ở Việt Nam. 3
    1.1. Các khái niệm liên về ma túy. 3
    1.1.1. Ma túy 3
    1.1.2. Nghiện ma túy và đôi nét về lịch sử nghiện ma túy ở Việt Nam. 4
    1.2.3 Người nghiện ma túy. 9
    2. Công tác phòng chống ma túy ở nước ta. 9
    2.1.Về công tác giảm cung ma túy. 10
    2.2. Công tác giảm cầu ma túy. 11
    2.3. Công tác giảm hại ma túy. 17
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ, DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 18
    1. Sự cần thiết tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện. 18
    1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. 18
    1.1.1. Đặc điểm kinh tế: 18
    1.1.2. Đặc điểm xã hội: 19
    1.2. Thực trạng về tình hình nghiện ma túy và công tác cai nghiện tại thành phố Hồ Chí Minh. 20
    1.2.1. Tình hình nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố. 20
    1.2.2. Hạn chế công tác cai nghiện phục hồi đến năm 2002. 21
    2. Cơ sở pháp lý của công tác tổ chức, quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. 22
    2.1. Sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các bộ ngành trong việc thực hiện NQ16 23
    2.2. Sự quan tâm, kiểm tra giám sát thực hiện của Ủy ban nhân dân Thành phố. 25

    3. Một số kết quả về công tác tổ chức quản lý, dạy nghề và đào tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại TP.HCM 26
    3.1. Tại các Trung tâm chữa bệnh giáo dục- lao động xã hội 26
    3.1.1. Tiếp nhận và Tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện 27
    3.1.2. Công tác dạy nghề 28
    3.2.3. Tổ chức việc làm cho người sau cai nghiện 30
    3.1.3. Công tác dạy văn hóa 33
    3.1.4. Một số hoạt động bổ sung việc tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện. 35
    3.2. Tại các doanh nghiệp sử dụng lao động sau cai nghiện 41
    3.2.1. Tình trạng việc làm 41
    3.2.2Về tiền lương và thu nhập 42
    3.2.3.Hợp đồng lao động 44
    3.2.4. Một số yếu tố khác ảnh hưởng quá trình làm việc của người lao động 45
    3.2.5. Về phía các doanh nghiệp sử dụng lao động sau cai nghiện 47
    4. Nhận xét đánh giá và bài học kinh nghiệm. 48
    4.1 Những mặt làm được 48
    4.2. Khó khăn, vướng mắc: 49
    4.3. Đánh giá chung. 49
    4.4. Bài học kinh nghiệm. 52
    CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 54
    1. Phương hướng, nhiệm vụ. 54
    1.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động 54
    1.2. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm. 55
    2. Mục tiêu 56
    3. Kiến nghị 56
    KẾT LUẬN 58
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 60
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


    HĐLĐ : Hợp đồng lao động
    UBND : Uỷ ban nhân dân
    NQ16 : Nghị quyết 16
    DN : Doanh nghiệp
    TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
    BHYT, BHXH : Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
    TT : Trung tâm.

    LỜI MỞ ĐẦU

    Nghiện ma tuý và tội phạm ma túy đã và đang hoành hành ở mọi nơi trên khắp thế giới, bất kể thành phố hay nông thôn, ở vùng núi hay đồng bằng, ở các nước tư bản giàu có hay các nước chậm phát triển. Trong vòng 15 năm qua, mặc dù đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội góp phần tạo nên những thay đối đáng kể trong đời sống vật chất và tinh thần cũng như tạo cho con người nhiều nếp sống hiện đại, nhưng rất đông những người còn lại, đặc biệt là giới trẻ, còn thiếu việc làm, lười lao động, đã rơi vào tình cảnh bế tắc và tìm đến với ma túy. Bên cạnh đó, không ít gia đình giàu có sẵn sàng cung cấp tiền bạc cho các cô cậu ấm mà không biết tiền đó tiêu vào việc gì và chính những đối tượng này đã trở thành con mồi cho bọn buôn bán ma túy.
    Tệ nạn ma túy đã trở thành quốc nạn với nhiều nước, gây cản trở lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội; gây ra tác hại to lớn đối với mọi mặt của cuộc sống, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục của dân tộc và cần được lên án, loại bỏ. Trong đó, nghiện ma túy là mối đe dọa đến hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình. Với những tác hại vô cùng to lớn mà ma túy đem lại
    Thành phố Hồ Chí Minh, một trọng điểm kinh tế - xã hội ở phía Nam không chỉ có những thành tựu vượt bậc về mặt kinh tế mà còn phải đối mặt giải quyết với nhiều tệ nạn xã hội, trong đó có nghiện ma túy. Số lượng 30.000 con nghiện ma túy hiện nay đang tập trung trong các trường, trung tâm cai nghiện của thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM )đã nói rõ sự thật trớ trêu ấy. Việc đấu tranh chống hiểm họa ma túy và giúp người cai nghiện có hiệu quả để tái hòa nhập cộng đồng là một nhiệm vụ cấp bách nặng nề không chỉ của riêng TP. HCM. Sau một thời gian tổ chức cai nghiện tập trung 2 năm cho hàng vạn người nghiện, tỷ lệ tái nghiện còn rất cao (90%), TP.HCM đã đưa ra sáng kiến và được Quốc hội ra Nghị quyết thực hiện đề án sau cai nghiện, kéo dài từ 2-3 năm, giúp họ có đủ điều kiện đoạn tuyệt với ma túy, hòan thiện nhân cách, có nghề nghiệp để hòa nhập cộng đồng. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong cả nước về việc tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy được Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp thứ 3, khóa 11 tháng 11/2003.
    Là sinh viên thực tập tại Phòng chính sách 06 (Phòng chính sách cai nghiện và phục hồi ), Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, thuộc Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, em xin nêu “ Một số công tác để thực hiện tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh”. Đề tài của em sẽ là phần tham khảo, đóng góp ý kiến giúp các nhà quản lý xã hội và các nhà hoạch định chính sách tìm ra các giải pháp khả thi để giải quyết tình trạng người sau cai nghiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các địa phương trên cả nước.
    Báo cáo gồm ba phần chính:
    Chương I: Cơ sở lý luận.
    Chương II: Thực trạng về công tác tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    Chương III: Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp kiến nghị .
    Để hoàn thành báo cáo này, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu :
    - Phương pháp thu thập, thống kê, đánh giá tài liệu.
    - Phương pháp so sánh.
    - Phương pháp phân tích tổng hợp.
    Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, góp ý nhiệt tình của cô giáo Hồ Thị Bích Vân cũng như sự hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện của các chú, các cô và anh chị, toàn thể cán bộ, công chức của Phòng chính sách 06, Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã giúp em hoàn thành báo cáo này!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...