Tiểu Luận Một số công cụ bù đắp bội chi ngân sách tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I.Mục đích:
    Bội chi ngân sách nhà nước là một căn bệnh tác hại đến sự phát triển kinh tế nếu xử lý bội chi ngân sách nhà nước không đúng đắn, cho dù bội chi ngân sách nhà nước từ nguyên nhân nào đi chăng nữa. Nó mang tính phổ biến tồn tại khắp các quốc gia trên thế giới, từ những nước đang phát triển , chậm phát triển cho đến những nước có nền kinh tế phát triển. Đó là nhu cầu chi tiêu và thực tế của nhà nước không thể cắt giảm được mà ngày càng tăng lên, trong khi đó việc tăng thu ngân sách nhà nước từ công cụ thuế sẽ dẫn đến sự phản hồi từ phía dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội, và hậu quả nhận được là kìm hãm tốc độ tích lũy vốn cho sản xuất, hạn chế tiêu dùng dẫn đến nguy cơ suy thoái nền kinh tế cao. Còn đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước nghèo thì bội chi ngân sách nhà nước là điều không thể tránh khỏi bởi tình trạng thu nhập bình quân đầu ngươi quá thấp không cho phép chính phủ tăng tỉ lệ động viên từ GDP vào ngân sách nhà nước, trong khi đó nhu cầu chi tiêu theo chức năng của chính phủ lại tăng lên, nhất là khi nhà nước thực hiện các chương trình đầu tư nhằm cải thiện cơ cấu kinh tế và hướng dẫn sự tăng trưởng. Do đó xử lý bội chi ngân sách nhà nước là vấn đề rất cần thiết.
    II.Cơ sở lý luận:
    a. Khái niệm ngân sách nhà nước:

    Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 1996 định nghĩa : Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của quốc gia trong dự toán đã được cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính phủ.
    b. Khái niệm thâm hụt ngân sách nhà nứơc:
    ã Thu ngân sách nhà nước:Chính phủ dùng quyền lực của mình để tập trung một bộ phận của tổng sản phẩm quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của quốc gia làm nguồn để thực hiện nhiệm vụ của mình.Các nguồn thu chính :
    ã thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước:Thu từ sản xuất, thu từ lưu thông-phân phối hàng hoá, thu từ hoạt động dịch vụ
    ã Thu từ nguồn thu ngoài nước: thu từ vay nợ và viện trợ của ngoại quốc.
    ã Thâm hụt ngân sách nhà nước(bội chi ngân sách nhà nước): là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu “không mang tính hoàn trả” của ngân sách nhà nước.
    c. Phân loại thâm hụt ngân sách nhà nước:
     Căn cứ vào nguồn gốc của thâm hụt:
    ã Thâm hụt cơ cấu
    ã Thâm hụt chu kỳ
     Các nhóm nguyên nhân:
     Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.
     Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu.
     Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn, .), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN.
     Dù ở những mức độ khác nhau nhưng bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới do số thu ngân sách có hạn trong khi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước lại không ngừng tăng lên, dẫn đến mất cân đối chi và thu, bội chi ngân sách xảy ra. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng, thì Chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận bội chi để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Vì vậy, bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Bội chi xảy ra trong thời gian dài, quy mô lớn và tốc độ cao được coi là nguyên nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát, đe dọa sự ổn định vĩ mô, do vậy khó duy trì tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế gây ảnh hưởng tới đời sống cùa dân cư, làm tăng thêm gánh nặng nợ nần cho quốc gia. Thêm vào đó, bội chi ngân sách trong thời gian còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ . Xử lý bội chi ngân sách nhà nước đang là bài toán nan giải.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...