Tiểu Luận Một số câu hỏi về kinh tế vùng cao Việt Nam

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Một số câu hỏi về kinh tế vùng cao Việt Nam​
    Information
    Câu 8: Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số Việt Nam.
    1. Đặc điểm về kinh tế của các dân tộc thiểu số Việt Nam:
    - Hoạt động kinh tế truyền thống các dân tộc Việt Nam có kinh tế sản xuất: hoạt động trong nông nghiệp, thủ công nghiệp, chăn nuôi, kinh tế tự nhiên gắn với săn bắn, hái lượm, đánh cá. Trong hoạt động kinh tế các dân tộc người Việt Nam chủ yếu là lấy kinh tế sản xuất mà nông nghiệp là loại hình kinh tế chủ đoạ.
    - Đối với loại hình kinh tế nông nghiệp của các dân tộc Việt Nam là: canh tác nương rẫu, và canh tác ruộng nước.
    + Canh tác nương rẫy (ở các cư dân miền núi - khô):
    Đây là phương pháp đốt rừng, gieo cấy: tiến hành chặt cây đốt rừng, canh tác trên mặt đất được chặt đốt đó. (người Thái gọi nương rẫy là hẫy). Theo kinh nghiệm của người Việt Nam thì một mảnh đất canh tác tối đa chỉ là 3 vụ.
    Năng suất của cây trồng trên nương rẫy thường không ổn định, vì nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đồng thời phụ thuộc và sức con người: người ta thống kê một chu kỳ trong 10 năm thì số năm đủ ăn là 3 năm, còn lại 3 năm thiếu ăn từ 1 đến 3 tháng, 3 năm thiếu ăn từ 3 tháng trở lên và 1 năm thiếu ăn trầm trọng.
    Cấu trúc của bản làng của các cư dân sống bằng nương rẫy là thường phân tán và di động (do năng suất không ổn định). Theo các chuyên gia nghiên cứu thì sống bằng canh tác nương rẫy chỉ có từ 4-5 nóc nhà thì sẽ đảm bảo được cuộc sống trong gia đình, nhưng trong thực tế thì hiện nay các dân tộc sống bằng nương rẫy có từ 20 - 30 nóc nhà, thiếu ăn trong gia đình.
    Phương thức canh tác này nó ảnh hưởng xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái. Ở Việt Nam, mỗi gia đình có từ 5 - 6 người, thì phải đốt 1,5 ha mới có nguồn lương thực nuôi sống gia đình. Như vậy, ở Việt Nam hay Đông Nam Á cần phải có từ 4 - 5 mảnh đất bỏ hoang để sau này chuyển sang canh tác tiếp theo (quay trở lại trong một thời gian bỏ hoang).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...