Thạc Sĩ Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương giao thoa ánh sáng trong chương trình Vật lý đại cương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương giao thoa ánh sáng trong chương trình Vật lý đại cương
    Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trần Văn Tấn
    SVTH : Lê Nguyễn Bảo Thư
    PHẦN MỞ ĐẦU
    I) Lí do chọn đề tài:
    Trong thời đại ngày nay, nhân tố con người đóng một vai trò hết sức quan
    trọng đối với sự phát triển của một đất nước. Muốn có được những con người
    tốt thì nền giáo dục phải phát triển theo kịp những chuyển biến của thời đại.
    Nền giáo dục Việt Nam chưa đáp ứng tốt những yêu cầu này. Do đó, một trong
    những vấn đề được xã hội quan tâm nhất hiện nay là xây dựng một nền giáo
    dục với chất lượng ngày càng cao để không chỉ góp phần nâng cao dân trí mà
    còn tăng cường chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đạt được mục tiêu này chúng ta đang
    tiến hành nhiều phương thức để đổi mới giáo dục. Và một trong những đổi mới
    được dư luận thường nhắc đến là đổi mới trong hình thức kiểm tra đánh giá:
    chuyển dần từ hình thức kiểm tra tự luận sang hình thức kiểm tra trắc nghiệm
    khách quan. Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau về ưu nhược điểm
    của hình thức trắc nghiệm khách quan, nhưng hình thức này cũng đã chứng tỏ
    được một số ưu điểm nổi bật của nó so với hình thức kiểm tra tự luận như : có
    thể kiểm tra kiến thức ở mức độ bao quát; tránh nạn học vẹt, học tủ; hạn chế
    những tiêu cực trong công tác kiểm tra, đánh giá
    Ơû bậc đại học, việc áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan có
    rất nhiều ưu điểm. Nó có thể giúp giảng viên thường xuyên kiểm tra sinh viên
    hơn vì kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm không tốn nhiều thời gian, nhờ đó
    cải tiến việc dạy học tốt hơn. Ngoài ra nó còn có thể giúp giảng viên nghiên
    cứu thêm khoa học giáo dục, có thể cải tiến phương pháp lượng hóa học tập.
    Đối với các trường sư phạm, nó còn có ý nghĩa giúp sinh viên làm quen với
    hình thức kiểm tra trắc nghiệm, để khi về trường phổ thông dễ dàng hơn trong
    việc sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan để đánh giá học sinh.
    Ơû trường ĐH Sư Phạm TpHCM, mức độ phổ biến của hình thức kiểm tra này
    còn tùy theo khoa. Đối với khoa Vật Lý, hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách
    quan đã được áp dụng ở một số bộ môn, riêng đối với bộ môn Quang học thì
    vẫn chưa nhiều. Trong môn Quang học, chương “Giao thoa ánh sáng” là một
    chương khá hay, có nhiều kiến thức trọng tâm mà các kiến thức này lại tương
    đối độc lập với các chương khác, thích hợp để soạn một bài trắc nghiệm độc
    lập. Chính vì vậy, với mong muốn có thể thúc đẩy việc áp dụng hình thức kiểm
    tra trắc nghiệm khách quan ở bộ môn Quang học trong chương trình Vật lý đại
    cương, em xin chọn đề tài: “ Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan - chương
    “Giao thoa ánh sáng” trong chương trình Vật lý đại cương”. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trần Văn Tấn
    SVTH : Lê Nguyễn Bảo Thư
    2) Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    -Nghiên cứu các kỹ thuật xây dựng một bài trắc nghiệm khách quan
    nhiều lựa chọn và phân tích nội dung các kiến thức, các mục tiêu cần đạt được
    trong chương “ Giao thoa ánh sáng” để từ đó xây dựng hệ thống gồm khoảng
    50-55 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương này.
    -Thực nghiệm sư phạm nhằm đưa ra những đánh giá sơ bộ ban đầu về
    trình độ kiến thức, các quan niệm, cách hiểu chưa đúng của sinh viên năm 2 về
    các vấn đề có trong chương “ Giao thoa ánh sáng” được thể hiện qua bài trắc
    nghiệm.
    3) Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    -Hệ thống các câu trắc nghiệm trong chương “ Giao thoa ánh sáng”
    dành để khảo sát sinh viên năm 2 khoa Vật Lý Trường Đại Học Sư Phạm Tp
    Hồ Chí Minh.
    4) Giới hạn nghiên cứu
    -Các câu hỏi trắc nghiệm được soạn thảo chủ yếu dựa trên nội dung
    giảng dạy chương “ Giao thoa ánh sáng” của tổ Vật Lý Đại Cương, khoa Vật
    Lý, trường Đại Học Sư Phạm tp Hồ Chí Minh.
    5) Phương pháp nghiên cứu
    -Nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo và tổng hợp các kiến thức liên quan
    để soạn thảo ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phù hợp với nội dung, mục tiêu
    của chương “ Giao thoa ánh sáng”
    -Thực nghiệm sư phạm, thu hồi những số liệu khảo sát và cho ra những
    nhận xét, đánh giá sơ bộ. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trần Văn Tấn
    SVTH : Lê Nguyễn Bảo Thư
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BẰNG
    TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
    I)Nhu cầu về đo lường, đánh giá trong giáo dục
    Trong mọi hoạt động hằng ngày con người luôn muốn biết kết quả sàn
    phẩm do mình làm ra là tốt hay xấu, có đạt yêu cầu hay chưa, phải điều chỉnh
    như thế nào cho có hiệu quả tốt hơn .Vì thế lúc nào con người cũng có nhu cầu
    đánh giá. Đặc biệt trong giáo dục thì nhu cầu đánh giá là không thể thiếu cho
    cả giáo viên lẫn học viên. Việc đánh giá giúp giáo viên hiểu về những khả
    năng cũng như những khuyết điểm, sai lầm trong kiến thức của học viên, từ đó
    điều chình phương pháp và mục tiêu giảng dạy của mình cho phù hợp.
    Muốn đánh giá chính xác thì phải đo lường. Chúng ta không thể đánh
    giá chính xác điều gì mà không cần đo, đong, đếm. Chính vì thế mà đo lường
    và đánh giá không thể tách rời nhau.
    Do thẩm định và đo lường đóng vai trò quan trọng nên nó sớm được
    nghiên cứu vào đầu thế kỉ 19, ngày nay trong phương pháp đo lường người ta
    chú trọng về mặt định tính lẫn định lượng. Nhờ phương pháp định lượng phát
    triển nhiều tiến bộ quan trọng trong giáo dục và trong khoa học xã hội đã được
    thực hiện trong thế kỉ qua. Với những kĩ thuật đo lường và những bài trắc
    nghiệm tương ứng, chúng ta rút ra được những kết luận chính xác trong các
    nghiên cứu thực nghiệm về giáo dục và tâm lý.
    II) Các dụng cụ đo lường
    Trong giáo dục, dụng cụ đo lường chính là các hình thức kiểm tra đánh
    giá, có thể chia làm 2 loại:
    1. Phương pháp trắc nghiệm
    2. Phương pháp quan sát hành vi có được trong học tập
    Trong các trường phổ thông cũng như các trường đại học, cao đẳng,
    hiện nay hình thức kiểm tra phổ biến là kiểm tra viết với 2 dạng: luận
    đề và trắc nghiệm khách quan. Mỗi hình thức đều có những ưu khuyết
    điểm riêng của nó.
    Sơ đồ các phương pháp kiểm tra trong giáo dục:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...