Luận Văn Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI NÓI ĐẦU 4
    Chương I: Những cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO 6
    I. Tiến trình Trung Quốc gia nhập WTO 6
    1. Tiến trình đàm phán
    1.1 Đàm phán đa phương
    1.2 Đàm phán song phương
    1.3 Nhận xét về tiến trình Trung Quốc đám phán để gia nhập WTO

    2. Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO
    2.1 Đối với bản thân Trung Quốc
    2.2 Đối với quốc tế
    2.3 Đối với khu vực Châu á - ASEAN
    II. Cam kết của Trung Quốc trong quá trình gia nhập WTO
    1. Nhận xét chung
    2. Một số cam kết cụ thể
    2.1 Thương mại hàng hoá
    2.1.1 Ngành ô tô
    2.1.2 Ngành dệt may
    2.1.3 Lĩnh vực nông nghiệp
    2.1.4 Lĩnh vực năng lượng – dầu mỏ
    2.2 Thương mại dịch vụ
    2.2.1 Lĩnh vực viễn thông
    2.2.2 Chứng khoán
    2.2.3 Ngành ngân hàng
    2.2.4 Lĩnh vực bảo hiểm
    2.2.5 Phân phối – bán lẻ
    Chương II: MỘT SỐ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA TRUNG QUỐC SAU KHI GIA NHẬP WTO 28
    I. Nhận xét chung 28
    II. Một số cải cách thương mại cụ thể 31
    1. Một số cải cách thương mại cụ thể
    1.1 Cải cách liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
    1.2 Đưa quyền tự chủ sản xuất và kinh doanh ngoại thương xuống các địa phương
    1.3 Cơ cấu lại nền kinh tế
    1.4 Thay đổi các quy định phù hợp với thông lệ quốc tế
    1.5 Tập trung cho các ngành công nghiệp mũi nhọn
    1.6 Đủ ngũ cốc để nuôi sống 1,3 tỷ dân
    1.7 Giữ tốc độ tăng trưởng bình quân 7% trong năm năm tới
    1.8 Cơ chế quản lý 31

    2. Kết quả sau một năm gia nhập WTO
    2.1 Xuất nhập khẩu và nội tiêu
    2.2 Kết quả FDI
    2.3 Thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử
    2.4 Hội nhập kinh tế toàn cầu
    Chương III: Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 56
    I. Trung Quốc gia nhập WTO mang đến cơ hội cho Việt Nam 56
    1. Cơ hội cho việc tích cực cải cách để phát triển kinh tế
    2. Cơ hội cho việc hình thành môi trường kinh doanh ở châu Á
    3. C¬ héi ®Èy nhanh tiÕn tr×nh ®iÒu chØnh c¬ cÊu kinh tÕ
    4. C¬ héi thu hót FDI
    5. C¬ héi häc tËp kinh nghiÖm vÒ ®iÒu chØnh c¬ cÊu kinh tÕ
    II. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ quá trình đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc
    61
    1. Cần kiên trì “không nóng vội” và kiên định “bảo vệ lợi ích của mình”
    2. Bài học về công tác chuẩn bị tốt, đầy đủ trong quá trình đàm phán
    3. Bài học về sự điều hành hữu hiệu của Chính phủ
    4. Bài học về tạo ra điều kiện mở cửa bằng cách “Thí điểm trước - áp dụng rộng rãi sau”
    5. Bài học về sự chủ động phát triển thương mại quốc tế dựa vào lợi thế so sánh
    6. Những việc Việt Nam cần thực hiện để chuẩn bị cho tiến trình gia nhập WTO
    KẾT LUẬN 69
    PHỤ LỤC 71
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 76





    LỜI NÓI ĐẦU



    Tính cấp thiết của đề tài

    Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế hoá nền kinh tế hiện nay, hội nhập và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế không thể nào đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế của mình, và Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung này.
    Tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế (WTO) - tổ chức thương mại toàn cầu lớn nhất và quan trọng nhất, thu hút tới 144/ 200 1 nước thành viên Liên hiệp quốc và chi phối tới 95% tổng kim ngạch thương mại toàn thế giới, là đích hội tụ và mẫu số chung của các nước trong xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế.
    Việc tham gia WTO sẽ mang lại cho quốc gia thành viên nhiều cơ hội mới, lớn lao về mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu, tiếp nhận những hàng hoá, dịch vụ, công nghệ kỹ thuật và quản lý, được đối xử công bằng trên thị trường quốc tế, cải thiện các điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong nước. Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc tham gia “sân chơi quốc tế” này, Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm 2005. Để thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam cần tham khảo, xem xét, đánh giá và rút kinh nghiệm từ các nước đi trước trong quá trình đàm phán gia nhập và kết quả sau khi gia nhập WTO nhằm tìm ra được hướng đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện Việt Nam nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của WTO.
    Chính vì lý do này, em đã chọn vấn đề: “Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương của mình.
    1 Tính đến ngày 12/11/2001 Trung Quốc chính thức gia nhập WTO (Nguồn: www.wto.org/english/thewto-e)
    Mục đích nghiên cứu:
    - Phân tích vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc.
    - Phân tích kết quả sau một năm Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO cũng như một số cải cách chính sách thương mại.
    - Rút ra những bài học cho Việt Nam trong quá trình đàm phán để sớm gia nhập có hiệu quả vào WTO.
    Đối tượng của phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu của đề bài là những cam kết của Trung Quốc trong quá trình gia nhập WTO, một số cải cách của chính sách thương mại của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.
    - Do mức độ rộng lớn của vấn đề này trong phạm vi một khoá luận tốt nghiệp đại học, phạm vi nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp này chỉ phân tích những vấn đề liên quan đến một số chính sách cải cách về thương mại nói chung, không đi sâu vào chính sách thương mại từng lĩnh vực cụ thể.
    Phương pháp nghiên cứu:
    Để hoàn thành đề tài này, tác giả đã vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; và quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng. Đề bài này cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: thu thập, so sánh, phân tích và tổng hợp.
    Bố cục của khoá luận:
    Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, kết cấu đề tài được chia thành 3 chương:
    Chương 1: Những cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO.
    Chương 2: Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.
    Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
     
Đang tải...